CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 47 - 51)

6. Kết cấu của luận văn

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚ

VỚI DOANH NGHIỆP

1.3.1. Các yếu tố khách quan

Hệ thống chính sách pháp luật của nhà nước

Xu thế hội nhập, liên kết kinh tế trong khu vực tiến tới tồn cầu hố kinh tế là tất yếu khách quan. Theo đó hội nhập quốc tế về thuế ngày càng sâu rộng, nhằm khuyến khích đầu tư, tự do hố thương mại trong khu vực và trên toàn thế giới. Sự phát triển đa dạng của kinh tế toàn cầu đặt ra yêu cầu trong từng giai đoạn, hệ phống pháp luật về thuế phải đáp ứng được đòi hỏi của sư vận động này.

Trước tiên, các quy định, chính sách của Nhà nước về quản lý kinh tế xã hội tạo cơ sở cho quản lý thuế đối với doanh nghiệp, hoạt động kiểm tra thuế với các doanh nghiệp.

Tiếp sau, hệ thống pháp luật thuế đồng bộ, hoàn thiện là cơ sở pháp lý quan trọng để hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế đi vào khn khổ, đồng thời nó cũng giúp cho người nộp thuế hiểu và nghiêm túc thực hiện theo quy định của pháp luật.

Hệ thống luật pháp hoàn thiện tức là phải xây dựng được hệ thống chính sách thuế tương thích, cải cách và hiện đại hố cơng tác quản lý thuế theo các chuẩn mực quản lý thuế quốc tế.

Sự phát triển kinh tế xã hội và trình độ dân trí

Kinh tế ngày càng phát triển, các hình thức tội phạm kinh tế ngày càng tinh vi và hoạt động một cách có tổ chức, điều đó cũng gây khơng ít khó khăn cho hoạt động kiểm tra. Một số doanh nghiệp cố ý, tìm mọi thủ đoạn, dưới

mọi hình thức gian lận các khoản tiền thuế phải nộp. Các doanh nghiệp này không những khơng nộp thuế mà cịn tìm cách chiếm đoạt tiền từ ngân sách nhà nước thông qua việc kê khai khống giá mua hàng, nhất là hàng xuất khẩu để được hồn thuế. Tình trạng trốn, lậu thuế ngày càng tinh vi và khá phổ biến ở nhiều khoản thu, ở nhiều địa bàn khác nhau, vừa làm thất thu cho NSNN, vừa không bảo đảm công bằng xã hội và gây ảnh hưởng đến công tác kiểm tra thuế. Các doanh nghiệp hình thành ngày càng nhiều đòi hỏi sự mở rộng của lực lượng quản lý thuế với kỹ thuật hiện đại mới có thể đáp ứng được.

Trình độ dân trí phản ánh khả năng nhận thức của các chủ thể trong nền kinh tế. Nhận thức càng cao thì khả năng hiểu và tuân thủ pháp luật cũng tăng lên. Vì vậy, nếu các DN thực sự hiểu biết pháp luật về thuế, ý thức tự giác chấp hành nghĩa vụ nộp thuế sẽ cao. Ngược lại, các DN sẽ khơng có thái độ rõ ràng trước các hành vi trốn thuế, gian lận về thuế, thậm chí cịn thờ ơ, khuyến khích, đồng tình.

Theo đó, các DN phải hiểu sâu sắc về nghĩa vụ thuế và quyền thụ hưởng lợi ích từ khoản tiền thuế mà mình đóng góp; hiểu rõ về nội dung chính sách và nghiệp vụ tính thuế, kê khai và nộp thuế; nhận thức đúng trách nhiệm pháp luật về nghĩa vụ phải kê khai nộp thuế của mình. Từ đó tính tuân thủ, tự nguyện sẽ cao trong việc kê khai, tính thuế và nộp thuế.

Sự phối hợp của các cơ quan nhà nước có liên quan

Hoạt động kiểm tra thuế là một hoạt động khó khăn, phức tạp cần sự phối hợp của rất nhiều cơ quan khác nhau như: công an, quản lý thị trường, kho bạc, ngân hàng... Nếu sự phối hợp tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra thuế, giúp cán bộ kiểm tra có được các chứng cứ về hành vi vi phạm của người nộp thuế một cách nhanh chóng, ngược lại nếu sự phối hợp này không kịp thời hiệu quả thì khó có thể phát hiện được sai phạm. Chính vì

vậy có thể nói sự phối hợp của các cơ quan nhà nước tác động rất lớn đến hiệu quả của công tác kiểm tra thuế.

1.3.2. Các yếu tố chủ quan

Khơng chỉ có các yếu tố khách quan mà hoạt động kiểm tra thuế còn bị tác động bởi các yếu tố chủ quan như:

Cơ chế quản lý thuế

Từ khi áp dụng cơ chế tự khai tự nộp, trong hoạt động kiểm tra thuế đã có những bước thay đổi.

Tự kê khai, tự nộp thuế là cơ chế quản lý thuế trong đó người nộp thuế tự giác tuân thủ thực hiện các nghĩa vụ thuế: người nộp thuế căn cứ các quy định tại các Luật thuế để xác định nghĩa vụ thuế của mình, kê khai chính xác, nộp tờ khai thuế và nộp thuế đúng thời hạn. Cơ quan thuế không can thiệp vào việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế nếu NNT tự giác tuân thủ nghĩa vụ. Cơ quan thuế có trách nhiệm tuyên truyền, hỗ trợ, hướng dẫn để người nộp thuế hiểu rõ và tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế, đồng thời giám sát chặt chẽ việc tuân thủ nghĩa vụ thuế của NNT và thông qua công tác kiểm tra, thanh tra để phát hiện, xử lý kịp thời, đúng đắn những hành vi gian lận, trốn thuế của NNT.

Trong cơ chế tự khai tự nộp thuế, ĐTNT phải hiểu biết đầy đủ về các quyền và nghĩa vụ của mình, tự kê khai, tự tính số thuế phải nộp và nộp tờ khai thuế cho cơ quan thuế trên cơ sở kết quả sản xuất kinh doanh của mình và chính sách chế độ về thuế mà không cần sự xác nhận trực tiếp của cơ quan thuế. Trên cơ sở số thuế đã kê khai, cơ sở kinh doanh chủ động nộp tiền thuế vào NSNN. Đồng thời, ĐTNT được áp dụng các thủ tục kê khai, nộp thuế đơn giản, thuận lợi và được hướng dẫn, được cung cấp các dịch vụ hỗ trợ chất lượng cao nhằm tạo thuận lợi cho họ tự giác tuân thủ đúng nghĩa vụ thuế theo qui định.

tăng cường hơn so với trước đây từ đó cũng nâng cao tính khó khăn, phức tạp của hoạt động kiểm tra thuế.

Lực lượng cán bộ kiểm tra thuế

Lực lượng cán bộ kiểm tra thuế đòi hỏi phải có trình độ chun mơn, nghiệp vụ cao, có đủ cả về chất và về lượng.

Cán bộ kiểm tra thuế phải được đào tạo nâng cao kỹ năng phân tích, đánh giá rủi ro để lựa chọn đúng DN đưa vào kế hoạch kiểm tra. Điều này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra hạn chế được sự lãng phí về thời gian và nguồn lực của cơng tác kiểm tra. Ngồi ra, cán bộ thuế cần phải có những kỹ năng cơ bản về sử dụng máy tính để có thể khai thác và sử dụng được thông tin từ hệ thống cơ sở dữ liệu người nộp thuế và nâng cao hiệu quả công việc. Cán bộ thuế cịn phải có đủ về lượng mới đảm bảo được hoạt động kiểm tra một cách có hiệu quả.

Mặt khác, cán bộ kiểm tra thuế phải cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư trong hoạt động thực thi công vụ. Người làm công tác kiểm tra thuế có phẩm chất tốt thì cơng tác và kết quả kiểm tra sẽ khách quan, chính xác. Ngược lại, cán bộ thuế phẩm chất chính trị, đạo đức kém, cấu kết với NNT gian lận, trốn thuế thì cơng tác kiểm tra thuế không thể đạt được mục đích hướng tới của nó.

Trang thiết bị phục vụ cơng tác kiểm tra thuế

Trang thiết bị làm việc và việc hiện đại hóa các trang thiết bị này cũng ảnh hưởng đến công tác kiểm tra thuế, phương tiện làm việc có tốt thì hiệu quả làm việc mới cao được. Trang thiết bị liên tục được đổi mới và nâng cao sẽ giúp nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý thuế nói chung và cơng tác kiểm tra thuế nói riêng, nhất là việc ứng dụng công nghệ thông tin. Trong hoạt động kiểm tra, việc có được một hệ thống thơng tin đầy đủ về người nộp thuế có tác động rất lớn bởi thông tin là cơ sở để lựa chọn đúng đối tượng kiểm tra;

là cơ sở để lựa chọn phương pháp và phạm vi, trọng tâm tiến hành kiểm tra; là cơ sở để xác định có hay khơng hành vi vi phạm pháp luật thuế của đối tượng kiểm tra. Cơ sở dữ liệu thông tin càng đầy đủ, chính xác và kịp thời thì hiệu quả kiểm tra thuế càng cao. Thông tin được tổng hợp xử lý tốt hay không phụ thuộc vào việc ứng dụng công nghệ thông tin vào kiểm tra thuế. Bởi vậy, cơ sở dữ liệu thông tin về DN và trình độ ứng dụng cơng nghệ thơng tin có ý nghĩa rất quan trọng trong kiểm tra thuế.

1.4. KINH NGHIỆM KIỂM TRA THUẾ CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO CHI CỤC THUẾ HUYỆN BA VÌ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)