6. Kết cấu của luận văn
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH
2.2.2. Thực trạng công tác kiểm tra thuế đối với các DN trên địa bàn huyện Ba
huyện Ba Vì
2.2.2.1. Thực trạng kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở Chi cục Thuế huyện Ba Vì
Cơ chế tự khai tự nộp, tự chịu trách nhiệm đã giúp giảm thiểu nhiều thủ tục hành chính, đơn giản, thuận tiện hơn cho NNT trong việc thực hiện nghĩa vụ tài chính với nhà nước. Đi kèm theo lợi ích cho NNT, trách nhiệm của cán bộ thuế trong công tác quản lý, thu thuế càng tăng lên, đặc biệt là các cán bộ kiểm tra thuế. Để đảm bảo khơng bị thất thốt thuế của nhà nước, việc kiểm tra tờ khai thuế để xác định nghĩa vụ thuế của NNT cần được thực hiện kịp thời, thường xuyên. Việc thực hiện quy trình kiểm tra thuế dù đã được sửa đổi, bổ sung trong thời gian qua nhưng vẫn cịn nhiều vướng mắc, trong khi đó số lượng NNT ở huyện Ba Vì ngày càng phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng đã tác động không nhỏ tới việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ
công tác thuế trên địa bàn. Để thấy rõ thực trạng công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở Chi cục Thuế huyện Ba Vì, cần xem xét cụ thể từng nội dung của công tác này, bao gồm: hoạt động xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở Chi cục Thuế.
Xây dựng kế hoạch kiểm tra
Công tác xây dựng kế hoạch có ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Một kế hoạch đúng đắn và hợp lý mới đảm bảo công tác kiểm tra luôn đi đúng hướng và đạt được hiệu quả mong muốn. Chính vì vậy, tại Chi cục Thuế huyện Ba Vì, cơng tác xây dựng kế hoạch kiểm tra, đặc biệt là kiểm tra tại cơ quan thuế luôn được chú trọng. Trong những năm gần đây, việc thực hiện công tác này ngày càng khoa học hơn, phù hợp với thực tiễn hơn. Việc đánh giá phân tích thơng tin liên quan đến tình hình SXKD của DN mang tính chuyên sâu đã nâng cao hiệu qủa công tác kiểm tra tại bàn. Trên cơ sở đó, Chi cục thuế cũng chú trọng đến việc phân bổ nguồn nhân lực một cách hợp lý để thực hiện có hiệu quả cơng tác kiểm tra.
Tại Chi cục Thuế huyện Ba Vì quá trình xây dựng kế hoạch kiểm tra tại bàn luôn được thực hiện theo đúng quy định. Kế hoạch kiểm tra hàng năm đã được xây dựng từ tháng 12 năm của năm trước. Từ đầu tháng 12 cho đến ngày 20/12 hàng năm, bộ phận kiểm tra thuế giải trình thủ trưởng cơ quan danh sách NNT phải kiểm tra hồ sơ khai thuế theo đánh giá rủi ro.
Việc phân tích, đánh giá, lựa chọn các cơ sở kinh doanh có rủi ro về thuế để lập danh sách phải kiểm tra hồ sơ thuế được tiến hành dựa vào việc theo dõi quá trình kê khai nộp thuế của NNT từ thời điểm hiện tại trở về trước. Một số tiêu thức để đánh giá rủi ro về thuế đối với NNT là:
- Có ý thức tuân thủ pháp luật về thuế thấp như: là những cơ sở nộp hồ sơ khai thuế thường không đầy đủ các tài liệu kèm theo hoặc nộp không đúng hạn các loại hồ sơ khai thuế; khai thuế hay sai sót khơng đúng với số thuế
thực tế phải nộp; phải điều chỉnh nhiều lần; cơ quan thuế đã nhắc nhở nhưng chậm khắc phục, vi phạm về hồ sơ khai thuế quý, tháng mà cơ quan thuế phải ra quyết định kiểm tra tại trụ sở cở sở kinh doanh; không nộp đầy đủ số thuế đã kê khai và nộp chậm kéo dài, thường xun có tình trạng nợ thuế.
- Có các dấu hiệu khơng bình thường về khai thuế so với tháng trước hoặc năm trước như: Có số thuế giá trị gia tăng (-) liên tục nhưng không xin hồn hoặc có xin hồn nhưng hồ sơ khai thuế khơng đầy đủ và cơ quan thuế đã có yêu cầu bổ sung hồn thiện nhưng khơng thực hiện được, có đột biến về doanh thu hoặc số thuế phải nộp tăng (+), giảm (-) trên 20%.
- Cơ sở kinh doanh có doanh thu năm trước hoặc số thuế phải nộp lớn. CQT sẽ có quy định cụ thể mức doanh thu và số tiền thuế phải nộp để xác định cơ sở kinh doanh có doanh thu hoặc số thuế phải nộp lớn.
Ngồi ra, cịn đưa vào kế hoạch kiểm tra một số cơ sở kinh doanh theo sự chỉ đạo của lãnh đạo Chi cục Thuế. Đội Kiểm tra của Chi cục Thuế huyện Ba Vì đã thực hiện nghiêm túc việc chuẩn bị để trình Chi cục trưởng Chi cục Thuế danh sách người nộp thuế phải kiểm tra hồ sơ khai thuế, đảm bảo đúng thời hạn quy định của Tổng cục Thuế (không chậm quá ngày 20/12). Căn cứ vào danh sách số lượng NNT phải kiểm tra hồ sơ khai thuế đã được thủ trưởng CQT duyệt, Đội trưởng Đội kiểm tra thuế giao cụ thể số lượng NNT phải kiểm tra hồ sơ thuế cho từng cán bộ kiểm tra thuế.
Tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở Chi cục Thuế huyện Ba Vì.
Kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan quản lý thuế được thực hiện thường xuyên đối với các hồ sơ thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế, sự tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế.
Hàng tháng đội kiểm tra của Chi cục tiến hành đôn đốc các doanh nghiệp nộp tờ khai thuế, kiểm tra tờ khai thuế của các doanh nghiệp; so sánh, đối chiếu, phân tích các thơng tin kê khai của người nộp thuế qua các kỳ với nhau và so sánh với các đơn vị cùng ngành nghề kinh doanh, cùng đặc điểm, quy mô để xác định mức độ ổn định và tuân thủ của người nộp thuế nhằm phát hiện sớm các điểm bất thường gây ảnh hưởng đến việc thực hiện nghĩa vụ thuế, yêu cầu người nộp thuế giải trình kịp thời.
Việc kiểm tra hồ sơ khai thuế được tiến hành thường xuyên dựa vào các thông tin trên tờ khai thuế, báo cáo tài chính, hồ sơ hồn thuế, các cơng văn liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ thuế và các thông tin thu thập được từ bên thứ ba, từ báo chí về các vấn đề kinh tế, tiền tệ, tin tố cáo...
Sau khi thu thập được thông tin các cán bộ kiểm tra thuế sẽ tiến hành phân tích thơng tin về người nộp thuế, chú trọng so sánh các tỷ suất thuế hiệu quả, kết quả sản xuất kinh doanh để xác định biến động phát sinh trong kỳ so với hình thái kinh doanh, chú trọng đến sự biến động của các chỉ tiêu làm giảm nghĩa vụ thuế phát sinh như doanh số mua vào, thuế GTGT đầu vào tăng bất thường, tốc độ tăng doanh số mua vào so với doanh số bán ra...
Ví dụ: phân tích tờ khai thuế GTGT tháng (trường hợp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) như sau:
+ Sử dụng tỷ suất Thuế GTGT phát sinh / Tổng doanh số HHDV bán ra Tính hiệu số tỷ suất của kỳ này so với tỷ suất cùng kỳ năm trước. Nếu hiệu số nhỏ hơn 0 thì cho điểm số là 2; nếu lớn hơn 0 thì điểm số là 0.
+ Tỷ lệ Doanh số HHDV bán ra không chịu thuế GTGT/ Tổng doanh số HHDV bán ra
Tính hiệu số tỷ suất của kỳ này so với tỷ suất cùng kỳ năm trước. Nếu hiệu số lớn hơn 0 thì cho điểm số là 1; nếu nhỏ hơn 0 thì điểm số là 0.
Đối với các hồ sơ khai thuế qua kết quả phân tích cho thấy biến động là phù hợp, đảm bảo tính hợp lý chính xác của các thơng tin, tài liệu; khơng có dấu hiệu vi phạm thì được đưa vào nhóm tiếp tục theo dõi qua phân tích thơng tin kê khai thuế kỳ tiếp theo.
Đối với những hồ sơ khai thuế qua kết quả phân tích cho thấy biến động là chưa phù hợp, cần doanh nghiệp giải trình thêm thì báo cáo Thủ trưởng cơ quan thuế ra quyết định bằng văn bản đề nghị doanh nghiệp giải trình hoặc bổ sung tài liệu. Nếu người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung thơng tin tài liệu chứng minh được số thuế khai là đúng thì được chấp nhận. Nếu người nộp thuế khơng giải trình hoặc khơng chứng minh được số thuế khai là đúng thì cơ quan thuế sẽ yêu cầu giải trình lần 2. Hết thời hạn giải trình lần 2 mà người nộp thuế vẫn khơng chứng minh được số thuế khai là đúng thì cơ quan thuế sẽ quyết định ấn định số thuế phải nộp hoặc quyết định kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế trong trường hợp không đủ căn cứ để ấn định số thuế phải nộp.
Kết quả đạt được.
Trong giai đoạn 2017 - 2019, hoạt động kiểm tra tại trụ sở cơ quan quản lý thuế của Chi cục Thuế huyện Ba Vì đã đạt được những kết quả sau:
Bảng 2.3. Kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế với DN giai đoạn 2017-2019 Năm Số hồ sơ kiểm tra Số hồ sơ chấp nhận Số hồ sơ phải điều chỉnh Tỉ trọng số hồ sơ chấp nhận (%) Đề nghị kiểm tra tại trụ sở Yêu cầu điều chỉnh Năm 2017 3.066 3.023 43 98,60 31 12 Năm 2018 3.862 3.809 53 98,63 48 5 Năm 2019 5.355 5.281 74 98,62 60 14
Bảng số liệu trên cho thấy số hồ sơ kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế qua các năm tại Chi cục Thuế huyện Ba Vì có sự biến động: năm 2017 số hồ sơ kiểm tra là 3.066 hồ sơ; đến năm 2018 số hồ sơ kiểm tra tăng lên thành 3.862 hồ sơ (tăng 25,96% so với năm trước; đến năm 2019 số hồ sơ tiếp tục tăng lên là 5.355 hồ sơ kiểm tra (tăng 38.6 % so với năm 2018). Số hồ sơ được chấp nhận năm 2017 là 98,60%; đến năm 2018 là 98,63 % và đến năm 2019 là 98,60 %. Có thể thấy số hồ sơ tuân thủ trong 3 năm đều trên 90%.
Một số sai phạm phổ biến thường phát hiện qua công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế
Qua công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế, một số sai phạm thường gặp như:
- Doanh nghiệp không kê khai và quyết toán một số khoản doanh thu thuộc diện chịu thuế; bỏ ngồi sổ sách kế tốn một số khoản thu về khuyến mại, hoa hồng đại lý, chiết khấu; hạch tốn chi phí khơng có hố đơn theo quy định; các doanh nghiệp có số lỗ nhiều năm, số thuế giá trị gia tăng âm kéo dài… qua kiểm tra đã phát hiện xử lý làm giảm lỗ, xoá được số thuế âm và đã có số thuế nộp ngân sách.
- Do NNT tự khai, tự nộp, nên trong hồ sơ khai thuế có rất nhiều sai sót cả về thiếu hồ sơ khai thuế và căn cứ tính thuế khơng đúng quy định. Vì thế, rất nhiều trường hợp phải yêu cầu NNT giải trình. Ví dụ, như ban hành thơng báo giải trình lần 1, 2 nhưng do hầu hết đối tượng nộp thuế là DN nhỏ, nên ý thức chấp hành chính sách pháp luật thuế còn hạn chế hoặc khi nhận được thông báo u cầu giải trình, NNT thường có văn bản đề nghị hỗn thời gian giải trình. Bởi vậy, cơng tác kiểm tra tại bàn cịn gặp rất nhiều khó khăn và hiệu quả chưa cao.
- Một số trường hợp DN nộp tờ khai không đúng hạn, nhiều trường hợp khi DN không kịp nộp tờ khai đúng hạn đã thực hiện nộp tờ khai trắng để
tránh trường hợp bị phạt, sau đó DN thực hiện khai bổ sung, điều này làm cho công tác kiểm tra tại bàn gặp nhiều khó khăn, do khơng có số liệu hay số liệu khơng chính xác khi phân tích các chỉ tiêu trên tờ khai của DN, dẫn đến kết quả phân tích hồ sơ khơng chính xác.
Qua việc kiểm tra hồ sơ của người nộp thuế, cán bộ thuế đã phát hiện ra những hồ sơ chưa chính xác làm ảnh hưởng đến số thuế phải nộp và tiến hành yêu cầu người nộp thuế khai bổ sung hoặc quyết định kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế. Từ đó, Chi cục thuế đã có những biện pháp xử lý phù hợp có tác dụng răn đe, bảo đảm nguồn thu cho ngân sách, đồng thời góp phần tạo lập sự cân bằng về nghĩa vụ thuế, thúc đẩy sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp.
Hạn chế
Việc kiểm tra thuế được thực hiện xuyên suốt từ khâu tiếp nhận hồ sơ khai thuế, kiểm tra từ thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đến kiểm tra phát hiện vi phạm về thuế. Trong giai đoạn vừa qua, các doanh nghiệp đã tuân thủ đúng thời hạn nộp hồ sơ thuế, tuy nhiên vẫn có một số doanh nghiệp nộp hồ sơ khai thuế muộn do bản thân NNT không tuân thủ hoặc không hiểu biết về luật thuế hay do lỗi từ phần mềm HTKK. Một số doanh nghiệp phải giải trình hồ sơ thì khơng giải trình kịp thời theo thời hạn ghi trong thông báo của Chi cục thuế làm ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động kiểm tra thuế.
2.2.2.2. Thực trạng kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế
Kiểm tra thuế tại trụ sở Người nộp thuế là nhiệm vụ quan trọng nhất của công tác kiểm tra thuế. Thông qua công tác kiểm tra nhằm đảm bảo tính tuân thủ pháp luật thuế của Người nộp thuế trong cơ chế tự khai tự nộp, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về thuế.
Xây dựng kế hoạch kiểm tra
huyện Ba Vì ln chú trọng quan tâm thực hiện theo đúng quy trình. Việc đánh giá phân tích thơng tin doanh nghiệp mang tính chun sâu đã nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra thuế. Việc phân tích, đánh giá, lựa chọn các cơ sở kinh doanh có rủi ro về thuế để lập kế hoạch kiểm tra tại trụ sở NNT được tiến hành dựa vào việc theo dõi quá trình kê khai, nộp thuế của NNT, từ thời điểm lập kế hoạch trở về trước.
Kế hoạch kiểm tra năm 2019 đã được Chi cục Thuế huyện Ba Vì đã xây dựng từ tháng 12 năm 2018. Từ đầu tháng cho đến ngày 20/12/2018, bộ phận kiểm tra thuế giải trình thủ trưởng cơ quan danh sách NNT phải kiểm tra thuế do nhận thấy có dấu hiệu vi phạm về thuế: có những doanh nghiệp chưa kiểm tra hay nợ đọng kéo dài thường xuyên rồi thuế GTGT âm liên tục hoặc thường xuyên nộp hồ sơ chậm nên cần được kiểm tra tại trụ sở NNT theo quy trình. Chậm nhất là ngày 30 tháng 12 hàng năm, Thủ trưởng cơ quan Thuế phải duyệt xong danh sách NNT phải kiểm tra thuế của từng bộ phận kiểm tra thuế. Căn cứ vào danh sách số lượng NNT phải kiểm tra tại trụ sở NNT đã được Thủ trưởng cơ quan Thuế duyệt, Đội trưởng kiểm tra thuế giao cụ thể số lượng NNT phải kiểm tra thuế cho từng trưởng đoàn kiểm tra thuế. Trưởng đồn kiểm tra thuế có trách nhiệm xây dưng kế hoạch cơng tác của mình và kiểm tra tất cả các đối tượng nộp thuế nằm trong diện phải kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế.
Trong đó, kế hoạch kiểm tra tập trung vào các doanh nghiệp có giao dịch liên kết; doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá; doanh nghiệp kinh doanh lỗ kéo dài, lỗ vượt quá vốn chủ sở hữu; doanh nghiệp có số thuế nợ lớn; doanh nghiệp có số thuế âm lớn chưa xin hoàn; doanh nghiệp nhiều năm chưa được thanh tra kiểm tra và doanh nghiệp được hưởng ưu đãi miễn giảm thuế.
Ngồi ra, cịn một vài trường hợp phát sinh ngoài kế hoạch như kiểm tra đột xuất, kiểm tra theo mức độ rủi ro, kiểm tra giải thể, hợp nhất, chia tách.
Triển khai nhiệm vụ kiểm tra thuế, Bộ phận Kiểm tra thuế tại các chi cục thuế đã tập trung toàn bộ nhân lực, tham mưu cho Lãnh đạo cụ thể hố nhiệm vụ và hồn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao cả về số lượng và chất lượng.
Tổ chức thực hiện kiểm tra tại trụ sở NNT.
Quy trình kiểm tra thuế tại trụ sở NNT được thực hiện theo quy trình ban