Nội dung công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 39 - 42)

6. Kết cấu của luận văn

1.2. KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

1.2.4. Nội dung công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp

Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp là nội dung cơ bản và quan trọng của cơng tác kiểm tra, nội dung đó tuỳ thuộc vào quy định của pháp luật, vào mục đích quản lý của cơ quan nhà nước và cơ quan thuế. Cùng với việc sử dụng các phương pháp kiểm tra thuế, việc kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp thường có các nội dung chủ yếu sau đây:

Kiểm tra việc đăng ký thuế

Đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế là quyền lợi và nghĩa vụ của đối tượng kinh doanh. Thông qua việc đăng ký Nhà nước quản lý mọi hoạt động

sản xuất kinh doanh của cơ sở ngay từ khi bắt đầu hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi cho cơng tác kế hoạch hố nguồn thu NSNN.

Kiểm tra đăng ký thuế là xem xét trên từng địa bàn, trong từng loại ngành nghề có bao nhiêu doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh; số lượng đơn vị đã đăng ký và chưa đăng ký thuế.

Đối với mỗi tổ chức, kiểm tra cần đi sâu xem xét tính pháp lý của đăng ký thuế, kiểm tra tính trung thực của các tài liệu, số liệu kê khai trong đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế về vốn, địa điểm, ngành nghề kinh doanh, mặt hàng kinh doanh, thời gian thực tế kinh doanh, hình thức kế tốn áp dụng, tài khoản giao dịch... nhằm phát hiện và xử lý các hiện tượng gian lận trong kê khai đăng ký thuế.

Thông qua kiểm tra nội dung đăng ký kinh doanh để kiểm tra đăng ký thuế xem những mặt hàng đăng ký kinh doanh có phù hợp với đăng ký thuế hay không? Nguyên nhân của những mặt hàng đăng ký kinh doanh nhưng chưa đăng ký nộp thuế và ngược lại, những mặt hàng có SXKD, có đăng ký nộp thuế nhưng chưa có giấy phép kinh doanh, từ đó yêu cầu đăng ký kinh doanh bổ sung hay xác định mức thuế cho phù hợp.

Như vậy, việc kiểm tra đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế là nội dung đầu tiên nhằm đảm bảo khơng bỏ sót đối tượng nộp thuế và đối tượng chịu thuế, khơng bỏ sót nguồn thu, giúp xác minh tính trung thực của tài liệu.

Kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán, ghi chép chứng từ, hoá đơn, sổ kế toán

Theo quy định của pháp luật Việt Nam (Luật Doanh Nghiệp, Luật Kế toán...) tất cả các đơn vị thuộc mọi thành phần kinh tế, các tổ chức cơ quan đoàn thể làm kinh tế đều phải chấp hành chế độ kế toán, thống kê.

Việc thực hiện chế độ kế tốn, sổ sách, hố đơn, chứng từ có liên quan mật thiết đến việc tính thuế, nộp thuế cũng như hiệu quả công tác quản lý

kinh tế của Nhà nước. Do đó, sự chính xác hay khơng chính xác của số liệu kế tốn được phản ánh trên sổ sách kế toán quyết định tới tính chính xác của số thuế phải nộp nhưng trên thực tế thì q trình thực hiện hạch tốn kế tốn của ĐTNT do vơ tình hay hữu ý, hoặc do trình độ non kém mà dẫn tới vi phạm. Vì vậy, cần phải kiểm tra để sửa đổi, uốn nắn kịp thời và nội dung kiểm tra trong lĩnh vực này bao gồm những vấn đề cơ bản sau:

Thứ nhất, kiểm tra việc tổ chức thực hiện Luật Kế toán của các cơ sở kinh

doanh: Kiểm tra tính pháp lý của chứng từ kế tốn (chứng từ kế tốn có ghi đầy đủ các yếu tố khơng, có sử dụng mẫu biểu có đúng quy định khơng, có hiện tượng giả mạo chứng từ khơng...), kiểm tra việc mở sổ kế tốn, ghi chép, việc quản lý sử dụng các loại chứng từ, hoá đơn theo đúng chế độ quy định, hình thức hạch tốn kế tốn, chế độ ghi chép, cập nhật hố đơn, chứng từ có đúng với quy định của pháp luật hay khơng, số liệu có phù hợp giữa sổ tổng hợp và sổ chi tiết khơng, có phản ánh đúng kết quả SXKD hay khơng. Từ đó kiểm tra, đối chiếu số thuế phải nộp của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế.

Thứ hai, kiểm tra việc lập và sử dụng các loại hoá đơn, chứng từ có liên

quan đến việc khai thuế, tính thuế. Nội dung kiểm tra chứng từ, hoá đơn là xác định tính hợp pháp, hợp lý, tính trung thực của từng loại hố đơn, chứng từ có liên quan như hóa đơn GTGT, hố đơn bán hàng, phiếu xuất kho, phiếu thu, phiếu chi, giấy nộp tiền vào NSNN...

Thông qua kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán, sổ sách, chứng từ, hố đơn bảo đảm chính xác các căn cứ tính thuế, phát hiện và ngăn chặn kịp thời việc hạch tốn sai để trốn thuế, gian lận thuế. Cơng tác kiểm tra cần được tiến hành thường xuyên, liên tục để hạn chế tối đa những khoản thất thu cho NSNN.

Kiểm tra việc kê khai, tính thuế và nộp thuế

nhân kinh doanh đối với Nhà nước. Nội dung của công tác kiểm tra việc kê khai, tính thuế và nộp thuế bao gồm:

Thứ nhất, kiểm tra căn cứ tính thuế. Kiểm tra căn cứ tính thuế nhằm xác

định đúng số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế đã nộp, số thuế được miễn, số thuế được giảm, số thuế được hoàn của cơ sở kinh doanh trong kỳ tính thuế. Việc kiểm tra căn cứ tính thuế được thực hiện trên cơ sở kiểm tra sổ sách kế tốn, chứng từ hố đơn và các tài liệu có liên quan. Thơng qua việc kiểm tra, đối chiếu so sánh các số liệu trong hồ sơ thuế mà đơn vị đã kê khai với cơ quan thuế với số liệu trên sổ sách kế tốn và tình hình thực tế của cơ sở kinh doanh để phát hiện số thuế đơn vị kê khai thiếu, số thuế ẩn lậu...

Thứ hai, kiểm tra việc chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của các đơn vị. Yêu

cầu của nội dung này là xác định xem cơ sở kinh doanh có thực hiện nghiêm túc quy định về thời hạn nộp thuế của các luật thuế khơng, có dây dưa nộp chậm tiền thuế để chiếm dụng NSNN làm vốn kinh doanh khơng, có nợ đọng thuế không. Để đạt được yêu trên, cần đối chiếu thời hạn nộp thuế theo quy định của các luật thuế với thời gian nộp thuế của đơn vị qua các chứng từ nộp thuế như: Giấy nộp tiền vào NSNN, biên lai thuế...

Như vậy, việc kiểm tra đối tượng nộp thuế là cơng việc mang tính tống hợp cao, đòi hỏi cán bộ kiểm tra phải nắm vững các quy trình nghiệp vụ quản lý thuế, văn bản pháp luật thuế, phải thông thạo các nghiệp vụ kế tốn và đặc biệt có sự hiểu biết rộng về mọi lĩnh vực kinh tế- xã hội. [6, tr.278]

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)