6. Kết cấu của luận văn
1.2. KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc kiểm tra thuế
Khái niệm
Theo từ điển Tiếng Việt thì “kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét”[11]. Chủ thể tiến hành kiểm tra có thể là nhà nước hoặc cũng có thể là một chủ thể phi nhà nước; chẳng hạn như hoạt động kiểm tra của một tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội.
Kiểm tra thuế là một trong những chức năng cơ bản của Quản lý thuế theo mơ hình chức năng. Bên cạnh việc tơn trọng kết quả tự tính, tự khai, tự
nộp thuế của Người nộp thuế, Cơ quan thuế thực hiện các biện pháp giám sát hiệu quả vừa đảm bảo khuyến khích sự tuân thủ tự nguyện, vừa đảm bảo phát hiện ngăn ngừa các trường hợp vi phạm pháp luật thuế. Kiểm tra thuế là một biện pháp hữu hiệu nhằm phát hiện ngăn ngừa vi phạm, giúp Người nộp thuế nhận thấy ln có một hệ thống giám sát hiệu quả tồn tại và kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm của họ.
Kiểm tra thuế là hoạt động của cơ quan thuế trong việc xem xét tình hình thực tế của đối tượng kiểm tra từ đó đối chiếu với chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu đặt ra đối với đối tượng kiểm tra để có những nhận xét, đánh giá về tình hình chấp hành nghĩa vụ thuế của đối tượng kiểm tra. [6, tr110]
Đặc điểm của kiểm tra thuế
Kiểm tra thuế là một hoạt động đặc thù với các đặc điểm cơ bản sau:
- Kiểm tra thuế có phạm vi rộng vì đối tượng kiểm tra là các tổ chức, cá nhân trong xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của các luật thuế.
- Kiểm tra thuế là cơng tác rất khó khăn, phức tạp vì nó đụng chạm trực tiếp đến lợi ích kinh tế của đối tượng nộp thuế. Các đối tượng nộp thuế thường tìm mọi biện pháp cản trở, gây khó khăn cho cơng tác kiểm tra của cơ quan thuế để che dấu hành vi trốn thuế nhằm bảo vệ lợi ích vật chất của mình.
- Kiểm tra thuế là cơng việc địi hỏi rất cao về năng lực chun môn và phẩm chất đạo đức của người cán bộ làm việc trong lĩnh vực này. Để xác định đúng đắn nghĩa vụ thuế của đối tượng kiểm tra, đòi hỏi người cán bộ thuế không chỉ nắm chắc các luật thuế mà còn phải nắm bắt được bản chất của hoạt động kinh tế của đối tượng kiểm tra. Đồng thời, người cán bộ kiểm tra thuế phải có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh vững vàng vì thường xuyên phải làm việc trong mơi trường có sự cám dỗ về vật chất.
hoạt động kiểm tra thuế được hiểu là việc xây dựng và chuẩn hóa trình tự thực hiện các bước công việc trong hoạt động kiểm tra thuế và trách nhiệm thực hiện các bước cơng việc đó của từng bộ phận, từng cán bộ tham gia quy trình. Quy trình hóa hoạt động kiểm tra là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu của cơ quan thuế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra đáp ứng những yêu cầu trong điều kiện thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp nói riêng và thực hiện đổi mới quản lý thuế nói chung.
Nguyên tắc kiểm tra thuế
Nguyên tắc kiểm tra là tập hợp các quy tắc chỉ đạo, tiêu chuẩn hành động mà chủ thể kiểm tra thuế phải tuân thủ trong quá trình hoạt động kiểm tra thuế.
Mục đích của kiểm tra thuế là đánh giá mức độ chấp hành pháp luật về thuế của người nộp thuế nhằm phát hiện, ngăn ngừa, xử lý các sai phạm gây tổn thất tới lợi ích của đất nước, của nhân dân, của doanh nghiệp, góp phần hồn thiện chính sách thuế, tăng cường pháp chế XHCN.
Để đạt được mục đích đó, cơng tác kiểm tra thuế phải tuân thủ những nguyên tắc sau:
Thứ nhất, nguyên tắc tuân thủ pháp luật
Để đạt được mục đích hướng tới của hoạt động kiểm tra thuế - đó là nhằm phát huy nhân tố tích cực, ngăn ngừa, xử lý những sai phạm gây tổn thất tới lợi ích của Nhà nước, của nhân dân, của các doanh nghiệp, góp phần hồn thiện chính sách thuế, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, thì việc tuân thủ theo pháp luật là điều kiện tiên quyết. Đây chính là nguyên tắc cần thiết để đề cao trách nhiệm của chủ thể kiểm tra, nâng cao hiệu lực của công tác kiểm tra thuế, ngăn ngừa tình trạng làm trái pháp luật, vơ hiệu hóa hoạt động kiểm tra. Thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi các cơ quan và công chức kiểm tra thuế phải thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
mà pháp luật quy định, xem xét đúng sai của đối tượng kiểm tra phải căn cứ vào quy định của pháp luật mà không tuân theo ý kiến tác động của bất cứ một cơ quan hoặc một cá nhân nào. Kết luận kiểm tra theo đúng quy định cua pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Thứ hai, nguyên tắc trung thực, chính xác, khách quan
Đảm bảo tính trung thực, chính xác, khách quan là vấn đề có tính ngun tắc cao trong hoạt động kiểm tra.
Ngun tắc chính xác địi hỏi chủ thể kiểm tra phải nhận thức rõ vấn đề, nội dung kiểm tra; xác định chính xác bản chất sự việc, đánh giá đúng thực trạng của đối tượng để kết luận, xử lý đúng người, đúng việc, đúng pháp luật.
Nguyên tắc khách quan địi hỏi trong hoạt động kiểm tra phải tơn trọng sự thật, đánh giá sự vật, hiện tượng đúng như nó vốn có, khơng suy diễn hay quy chụp một cách tùy tiện chủ quan.
Tính khách quan và chính xác trong kiểm tra thuế có quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau. Có thái độ khách quan, khơng thiên vị mới đảm bảo tính chính xác trong đánh giá, kết luận vấn đề và ngược lại có chính xác mới thể hiện được việc làm khách quan.
Nguyên tắc trung thực đòi hỏi trong hoạt động kiểm tra phải phản ánh và đánh giá đúng bản chất của sự vật, hiện tượng ; vô tư, khơng thiên lệch, khơng vì quyền lợi cá nhân; phải tỉ mỉ, cẩn thận và phải có kiến thức chun mơn vững vàng, hiểu biết sâu rộng và sâu sát thực tiễn.
Thứ ba, nguyên tắc công khai, dân chủ và kịp thời
Công khai trong hoạt động kiểm tra thuế tức là DN được biết, làm và kiểm tra để thu hút sự tham gia, đồng tình ủng hộ của các DN. Việc công khai thể hiện như: công bố công khai kết luận kiểm tra, công khai trong các hoạt động thuộc quy trình kiểm tra,...
gốc. Phải lôi cuốn được DN tham gia hoạt động kiểm tra, đấu tranh, ngăn ngừa, đẩy lùi tiêu cực, phát huy các nhân tố tích cực. Đồng thời cũng chính DN là lực lượng thúc đẩy các quyết định, ý kiến của mọi đối tượng có liên quan, tạo điều kiện cho DN được kiểm tra trình bày ý kiến của mình, nhất là khi xem xét giải quyết khiếu nại, tố cáo của DN, cần tránh mọi biểu hiện tự mãn, áp đặt chủ quan, bất chấp ý kiến.
Kịp thời cũng là nguyên tắc quan trọng trong kiểm tra nhằm nhanh chóng khắc phục những yếu kém, bất cập trong quản lý của Nhà nước. Để đảm bảo tính kịp thời trong kiểm tra, cần quy định cụ thể thời gian đối với từng vụ việc kiểm tra, tùy theo quy mơ, tính chất phức tạp của vụ việc, tùy theo số lượng và chất lượng của đội ngũ công chức làm công tác kiểm tra.
Thứ tư, nguyên tắc bảo vệ bí mật
Đây là nguyên tắc cần quán triệt trong quản lý thuế nói chung và hoạt động kiểm tra thuế nói riêng. Cán bộ thuế là người tiếp cận với rất nhiều vấn đề, tài liệu liên quan đến bí mật quốc gia, bí quyết kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy để khơng ảnh hưởng đến lợi ích doanh nghiệp, lợi ích của nhà nước thì bảo vệ bí mật là ngun tắc cần phải tuân thủ. Cán bộ làm công tác kiểm tra thuế chỉ cần báo cáo cho những người có thẩm quyền được biết. Quán triệt nguyên tắc này không hề mâu thuẫn với nguyên tắc cơng khai, vì việc công khai được thực hiện với những vấn đề được phép công khai, nên công khai và phải cơng khai. Những vấn đề bí mật thì cần được bí mật.
Thứ năm, nguyên tắc hiệu quả
Nguyên tắc hiệu quả đòi hỏi hoạt động kiểm tra thuế phải có tác dụng đề phịng và ngăn ngừa những thiếu sót, vi phạm. Mục đích hướng đến của nguyên tắc này chính là giúp các doanh nghiệp tuân thủ và thực hiện đúng chính sách thuế. Thực hiện đầy đủ các nguyên tắc trên đây chính là các điều kiện để thực hiện đúng mục đích, yêu cầu, chức năng, nhiệm vụ của kiểm tra
một cách có hiệu quả cao nhất, góp phần phát huy dân chủ XHCN và tăng cường hiệu lực quản lí của Nhà nước. [10, tr.256]