6. Kết cấu của luận văn
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
* Đối với Bộ Tài chính
Kiến nghị Bộ Tài chính:
Thứ nhất, tiếp tục thực hiện hoàn thiện nội dung hệ thống chính sách
thuế.
Trong việc hồn thiện nội dung chính sách thuế cần chú trọng đến vấn đề xây dựng yêu cầu động viên về thuế đối với từng đối tượng thông qua việc xây dựng các sắc thuế, các mức thuế phải tiến hành trên sự phân tích khoa học, tồn diện thận trọng, khách quan sao cho phù hợp tình hình thực tiễn và nhu cầu chi tiêu của NSNN, đảm bảo sự công bằng cho các đối tượng nộp thuế không phân biệt DN nhà nước, DN ngoài quốc doanh... Ban hành các thông tư, văn bản hướng dẫn thống nhất, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện để mọi đối tượng nộp thuế dễ thực hiện và kiểm sốt được nâng cao tính quần chúng trong cơng tác kiểm tra. Quan điểm đơn giản, rõ ràng ở đây có nghĩa là chính sách thuế khơng nên chi tiết, chi li quá về thuế suất hay quy định đối tượng chịu thuế từ đó gây khó khăn cho người thực hiện và người kiểm tra; mặt khác việc quy định phải mang tính ổn định lâu dài để đối tượng dễ nhớ, dễ áp dụng.
Thứ hai, cần xây dựng, bổ sung và hồn thiện luật pháp có liên quan đến
thuế một cách đầy đủ và đồng bộ.
Trong cơng tác kiểm tra thuế, ngồi việc vận dụng các văn bản pháp luật về thuế còn phải dựa vào văn bản pháp luật khác có liên quan. Nhờ các văn
bản này đã tạo điều kiện thuận lợi nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về thuế và xử lý những hành vi vi phạm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Để đáp ứng yêu cầu quản lý cũng như việc tăng cường hiệu lực cho cơng tác kiểm tra, thì việc hồn thiện, nghiên cứu và ban hành pháp luật về thuế nói chung về cơng tác kiểm tra nói riêng là hết sức cần thiết: trong các luật, văn bản phải quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn kiểm tra trong từng ngành, từng lĩnh vực, tránh sự chồng chéo, trùng lắp, gây phiền hà cho các đơn vị được kiểm tra.
Bên cạnh đó, cần tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các loại hình doanh nghiệp tạo điều kiện phát triển để dần từng bước xây dựng luật chung điều chỉnh toàn bộ hoạt động của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế theo từng ngành hàng, lĩnh vực kinh doanh...tạo sự cạnh tranh bình đẳng trước pháp luật trong nền kinh tế thị trường.
Thứ ba, tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và ban hành các quy trình quản lý
thuế và các chính sách thuế mới.
Các doanh nghiệp hình thành và phát triển khơng ngừng, cách thức hoạt động và lách luật cũng ngày một tinh vi. Việc xây dựng ban hành các quy trình quản lý rõ ràng, phù hợp với sự phát triển không ngừng của hoạt đông sản xuất kinh doanh, để từ đó phân loại được đối tượng nộp và có kế hoạch kiểm tra cho phù hợp với tình hình (thời gian kiểm tra, phương pháp kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo đúng quy định...) là rất cần thiết trong mọi giai đoạn.
* Đối với Tổng cục thuế
- Hướng dẫn chính sách thuế phải nhất quán, đồng bộ, rõ ràng; xây dựng các quy trình kiểm tra thuế theo chức năng không chồng chéo; thủ tục cưỡng chế nợ thuế còn phức tạp cần phải đơn giản, gọn nhẹ;
- Thực hiện công tác tuyển dụng hàng năm, tăng tỷ lệ người tốt nghiệp có trình độ chuyên môn đạt loại khá trở lên, tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế gắn với nhiệm vụ quản lý tài chính, thuế; Nâng dần điều kiện về ngoại ngữ, tin học để đảm bảo đáp ứng yêu cầu công việc trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế;
- Đối với công tác kiểm tra thuế cần phải:
+ Xây dựng và hồn thiện qui trình kiểm tra đối tượng nộp thuế; xây dựng mơ hình và qui trình kiểm tra trên máy tính;
+ Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá rủi ro kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin để đánh giá, phân loại tuân thủ nộp thuế của ĐTNT phục vụ lựa chọn đối tượng kiểm tra hàng năm; kiểm tra hoàn thuế; chuyên ngành...
+ Xây dựng và hoàn thiện sổ tay nghiệp vụ kiểm tra thuế theo sắc thuế, ngành...
+ Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá rủi ro, triển khai thực hiện qui trình kiểm tra giá chuyển nhượng và xây dựng sổ tay kiểm tra giá chuyển nhượng;
- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức thuế nhằm đáp ứng yêu cầu của công kiểm tra thuế trong xu thế hội nhập và hiện đại hóa ngành thuế;
- Đẩy mạnh việc hiện đại hóa công tác quản lý thu thuế, tập trung chủ yếu là tin học hóa các quy trình kiểm tra thuế nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý thuế trong xu thế hội nhập và phù hợp với các thông lệ quốc tế;
- Đẩy nhanh tiến độ cải cách thủ tục hành chính thuế theo hướng đơn giản nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp.
* Đối với chính quyền địa phương
- Ban hành các cơ chế ưu đãi khuyến khích đầu tư như ưu đãi, hỗ trợ về tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, tiền giải phóng mặt bằng… nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho người nộp thuế mở rộng đầu tư, đầu tư dự án mới để tăng nguồn thu cho NSNN;
- Chỉ đạo các ban, ngành liên quan như Sở Kế hoạch Đầu tư, Cục thống kê, Sở Công thương, Công an … phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế trong việc kiểm tra thuế và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn.
KẾT LUẬN
Kiểm tra thuế không những là công việc vô cùng cần thiết để hạn chế tình trạng thất thu NSNN mà cịn là một cơng cụ để đảm bảo công bằng xã hội. Mục đích của cơng tác kiểm tra thuế nhằm đánh giá việc chấp hành pháp luật thuế của Người nộp thuế, nhằm phát huy nhân tố tích cực, đấu tranh ngăn ngừa và xử lý những mặt tiêu cực; giúp Người nộp thuế và Cơ quan thuế thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản pháp luật về công tác quản lý thu NSNN đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của ngành; kiểm tra thuế nhằm hướng dẫn Người nộp thuế nắm được nghĩa vụ và quyền hạn của đơn vị khi thực hiện luật thuế, đồng thời nâng cao trách nhiệm của cán bộ ngành thuế khi thi hành công vụ.
Thông qua công tác kiểm tra thuế sẽ góp phần hồn thiện cơ chế chính sách pháp luật về thuế; là phương tiện phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm nảy sinh trong hoạt động Quản lý thuế; kiểm tra thuế có vai trò quan trọng trong việc cải cách thủ hành chính trong lĩnh vực thuế cả về quy chế và tổ chức thực hiện; kiểm tra thuế góp phần tăng nguồn thu cho NSNN, đảm bảo công bằng xã hội trong hoạt động SXKD của Người nộp thuế và nâng cao ý thức tự giác tuân thủ pháp luật thuế của Người nộp thuế.
Qua nghiên cứu thực trạng công tác kiểm tra thuế đối với các DN trên địa bàn huyện Ba Vì trong những năm qua cho thấy cơng tác kiểm tra thuế đã ngày càng được quan tâm hơn, chất lượng kiểm tra thuế ngày một được nâng cao, số thuế truy thu, phạt hàng năm qua công tác kiểm tra cũng tăng lên đã góp phần tăng nguồn thu cho NSNN.
Thời gian tìm hiểu cơng tác kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế huyện Ba Vì đã giúp em vận dụng được những vấn đề lý luận đã học ở trường vào thực tế, đồng thời hoàn thiện và bổ sung thêm những kiến thức thực tiễn cần thiết cho q trình cơng tác sau này.
hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn - PGS,TS. Lê Thị Kim Nhung để có thể hồn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Hồn thiện cơng tác
kiểm tra thuế đối vói doanh nghiệp trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội”.
Trong luận văn này, em đã trình bày thực trạng công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Ba Vì - TP Hà Nội. Từ đó, em cũng đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến chủ quan của bản thân nhằm góp phần tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra thuế tại địa bàn huyện.
Vì thời gian nghiên cứu ngắn và kiến thức thực tế còn nhiều hạn chế, luận văn không thể tránh khỏi những sai sót. Em mong muốn tiếp tục nhận được sự góp ý, chỉ dẫn của thầy cơ giáo, các anh chị và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chi cục Thuế huyện Ba Vì (2017) Báo cáo tổng kết cơng tác thuế năm 2017;
2. Chi cục Thuế huyện Ba Vì (2018) Báo cáo tổng kết cơng tác thuế năm 2018;
3. Chi cục Thuế huyện Ba Vì (2019) Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2019;
4. Đỗ Thị Bích Hạnh (2014), luận văn thạc sĩ: “Hồn thiện cơng tác kiểm tra
thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại huyện Quế Võ - Bắc Ninh”;
5. Văn Thị Kim Huệ (2018), luận văn thạc sĩ: “Kiểm tra thuế tại trụ sở
người nộp thuế ở Chi cục Thuế quận Nam Từ Liêm – Thành phố Hà Nội”;
6. Phan Ngọc Hưng ( 2018), luận văn thạc sĩ: “Hồn thiện cơng tác kiểm
tra thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình”;
7. Nguyễn Diệu Thủy (2013), luận văn thạc sĩ: “Hồn thiện cơng tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc”;
8. Lê Xuân Trường (2015), Giáo trình Quản lý thuế, Nhà xuất bản Tài
Chính;
9. Quốc hội nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XI (2006),
Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006;
10. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XIII (2011), Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012;
11. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XIII (2011), Luật Quản lý thuế số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014;
12. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XIII (2011), Luật Quản lý thuế số 106/2016/QH13 ngày 06/04/2016;
13. Tổng cục Thuế (2015), Quyết định số 746/QĐ-TCT ngày 20 tháng 4 năm 2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về việc ban hành quy trình kiểm tra thuế, Hà Nội ( thay thế Quyết định số 528/QĐ-TCT ngày 29/5/2008 của Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế về việc ban hành quy trình kiểm tra thuế);
14. Tổng cục Thuế (2019), Quyết định số 245/QĐ-TCT ngày 25/03/2019 của Tổng cục Thuế về việc quy định chức năng, nhiệm vụ của các Đội thuộc