6. Kết cấu của luận văn
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác kiểm tra thuế đối với DN trên địa bàn cũng đang cịn tồn tại một số khó khăn, hạn chế như sau:
Thứ nhất, cơng tác lập kế hoạch vẫn cịn tồn tại những hạn chế nhất định.
Việc lập kế hoạch và lựa chọn đối tượng để kiểm tra chủ yếu cịn mang tính hình thức, theo quy trình kiểm tra, các doanh nghiệp được lựa chọn đưa vào kế hoạch kiểm tra là các doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế. Việc nhận định những rủi ro này được dựa trên các dữ liệu về thơng tin kê khai, thơng tin tài chính và phi tài chính có được để phân tích. Tuy nhiên trên thực tế, khi tiến
hành phân tích một số cán bộ kiểm tra đã khơng dựa trên các tiêu chí trên để phân tích dựa vào cảm tính, chưa dựa trên phân tích rủi ro về thuế để lựa chọn nên dẫn đến lựa chọn đối tượng kiểm tra thuế chưa phù hợp. Tại Chi cục Thuế huyện Ba Vì cịn có tình trạng có rất nhiều cuộc kiểm tra khơng có số thuế phát sinh phải nộp (số thuế truy thu), có những doanh nghiệp qua kiểm tra chỉ truy thu số thuế rất nhỏ, điều này chứng tỏ việc đánh giá rủi ro về đối tượng kiểm tra này là chưa chính xác. Việc lập kế hoạch khơng chính xác đã gây lãng phí rất lớn về mặt thời gian, chi phí đồng thời ảnh hưởng tới các doanh nghiệp có ý thức tốt về nghĩa vụ thuế.
Thứ hai, công tác kiểm tra thuế
Kiểm tra tại trụ sở CQT
Kiểm tra hồ sơ khai thuế chưa sâu, chưa phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp kê khai trùng, kê khai sai thuế suất… dẫn đến việc kê khai trùng, kê khai sai còn xảy ra nhiều. Cịn có trường hợp chưa phát hiện sai sót kịp thời để khi kiểm tra tại doanh nghiệp hoặc kiểm tra đối chiếu với hồ sơ hoàn thuế mới được phát hiện xử lý. Việc kiểm tra tờ khai thuế GTGT của các doanh nghiệp, chủ yếu cán bộ kiểm tra thuế vẫn dựa theo số liệu kê khai của doanh nghiệp, vì vậy rủi ro thất thu là khá cao.
Công tác kiểm tra, đối chiếu, xác minh hóa đơn chưa được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục. Các đơn vị kê khai thuế âm nhiều tháng, đơn vị có doanh số lớn chưa gửi được nhiều phiếu đề nghị xác minh làm cơ sở đối chiếu với kê khai của doanh nghiệp.
Về công tác kiểm tra tại trụ sở NNT
Kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp là tương đối thấp, so với số lượng doanh nghiệp hiện nay.
- Hoạt động kiểm tra thuế chủ yếu vẫn theo các phương pháp thủ công, truyền thống, hàm lượng công nghệ tin học kết tinh vào hoạt động kiểm tra
chưa được cao, việc áp dụng công nghệ tin học vào hoạt động kiểm tra chủ yếu mang tính tự phát. Hệ thống chỉ tiêu phân tích, đánh giá mức độ rủi ro của doanh nghiệp chưa được xây dựng hoàn chỉnh, các tiêu chuẩn về đánh giá mức độ vi phạm, phân loại đối tượng để xác định phạm vi kiểm tra chưa rõ ràng, gây khó khăn cho việc chọn đối tượng để kiểm tra.
- Hầu hết các cuộc kiểm tra đều chấp hành đúng thời gian làm việc, tuy nhiên một số cuộc kiểm tra thời gian từ khi kết thúc kiểm tra tại đơn vị đến khi có biên bản chính thức làm căn cứ xử lý vi phạm cịn kéo dài, đến 31/12 năm dương lịch vẫn còn tồn một số quyết định kiểm tra chưa có kết quả xử lý.
- Việc đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện các quyết định xử lý ở một số đoàn kiểm tra còn chưa kiên quyết dẫn đến tiến độ nộp một số khoản thuế truy thu, tiền phạt cịn chậm, làm giảm tính tính nghiêm minh của pháp luật và ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách nhà nước.
- Việc nắm bắt và xử lý thông tin, xử lý vi phạm ở một số đơn vị có thay đổi về loại hình doanh nghiệp, trụ sở, tên giám đốc cịn chưa kịp thời. Doanh nghiệp kinh doanh lỗ nhiều năm, thuế GTGT âm liên tục kéo dài, song chưa có biện pháp để u cầu đơn vị giải trình làm rõ, xác định nguyên nhân, dấu hiệu vi phạm hoặc chưa có biện pháp cương quyết xử lý đối với đơn vị khơng có tài khoản ngân hàng trong hồ sơ đăng ký thuế, hồ sơ khai thuế, hoặc có tài khoản ngân hàng nhưng qua xác minh tại Ngân hàng thì trong tháng khơng phát sinh việc luân chuyển tiền hàng, song hàng tháng vẫn thực hiện khấu trừ đối với các hóa đơn có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên.
Thứ ba, cơng tác thực hiện quy trình kiểm tra
- Để nâng cao hiệu quả của quá trình kiểm tra thì ngồi việc xây dựng tốt kế hoạch kiểm tra thì nhân tố quan trọng khơng kém đó là cách thức tiến hành quá trình kiểm tra của cơ quan thuế.
quy trình kiểm tra thuế cịn chưa nghiêm; thời gian kiểm tra còn kéo dài quá thời gian quy định; công tác xử lý sau kiểm tra chậm, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận chức năng có liên quan nên số thực nộp vào NSNN sau kiểm tra đạt tỷ lệ thấp so với số thuế truy thu và xử phạt.
Nguyên nhân của hạn chế, tồn tại
Các hạn chế trong công tác kiểm tra thuế đối với DN trên địa bàn huyện xuất phát từ nguyên nhân chủ quan và khách quan.
Nguyên nhân chủ quan
Một là, công tác xây dựng kế hoạch hàng năm
Về công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra: Chưa đi sâu phân tích hồ sơ khai thuế của DN, chủ yếu căn cứ vào dữ liệu của doanh nghiệp báo cáo, dẫn đến kế hoạch kiểm tra chưa sát đúng với yêu cầu. Nguyên nhân là do chưa thu thập đầy đủ dữ liệu của NNT. Phân tích, đánh giá việc chấp hành pháp luật về thuế căn cứ trên cơ sở dữ liệu được quy định hay áp dụng quản lý rủi ro của cơ quan thuế khi xác định có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế.
Hai là, hiệu quả ở các khâu quản lý doanh thu và chi phí
Hiệu quả cơng tác quản lý thuế ở các khâu cũng ảnh hưởng lớn tới hiệu quả công tác kiểm tra thuế nhất là khâu kê khai nộp thuế, NNT xác định căn cứ tính thuế chưa đúng sẽ kéo theo sự thiếu chính xác trong khâu tính nộp thuế, ảnh hưởng đến số thu NSNN. Vì vậy quản lý khơng tốt doanh thu - chi phí sẽ làm tăng áp lực đối với hoạt động kiểm tra thuế.
Ba là, về đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra
Đội ngũ cán bộ thuế chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý thuế hiện đại. Để triển khai hiệu quả cơ chế tự khai, tự nộp thuế địi hỏi phải có một lực lượng cán bộ kiểm tra thuế đủ mạnh. Số lượng cán bộ của Chi cục Thuế huyện Ba Vì ít trong khi địa bàn lại rộng, số lượng cán bộ đội tuy đã được tăng cường nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu công tác kiểm tra, gây ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác kiểm tra. Số lượng cuộc kiểm tra cần được
tăng cường trong khi số lượng cán bộ chưa được tăng cường kịp thời do khâu tuyển chọn của ngành thuế tốn khá nhiều thời gian. Nhiều cán bộ thuế năng lực chuyên môn chưa thực sự vững nhất là các cán bộ trẻ, họ chưa được đào tạo đủ sâu, thời gian làm việc cịn chưa lâu dài, thiếu tính cương quyết trong công việc. Một số cán bộ vẫn cịn làm việc theo cảm tính.
Bốn là, cơng tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT còn thực sự đạt hiệu quả cao.
Số buổi tập huấn cho doanh nghiệp cịn ít. Chẳng hạn, năm 2017 tổ chức 5 buổi tập huấn, năm 2018 và 2019 chỉ tổ chức 4 buổi tập huấn, còn lại là một số hình thức như tun truyền bằng băng rơn, áp phích, phát trên đài, trả lời bằng điện thoại hay trả lời trực tiếp. Việc tập huấn chính sách mới chưa thực sự lôi kéo được tất cả các doanh nghiệp tham gia mà chỉ thu hút được một số doanh nghiệp. Điều đó thể hiện chi cục vẫn chưa hiệu quả trong việc giáo dục, tuyên truyền cho DN biết về tầm quan trọng của chính sách thuế, kế tốn, thống kê,...
Trong trả lời bằng điện thoại hay gặp trực tiếp, một số cán bộ thuế còn chưa nắm vững luật thuế, trả lời hời hợt, chưa nhiệt tình, thiếu chính xác.
Năm là, hệ thống thông tin dữ liệu về người nộp thuế chưa thật sự đầy đủ gây ảnh hưởng đến hoạt động kiểm tra thuế, việc ứng dụng công nghệ thơng tin cịn hạn chế
Một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả công tác kiểm tra thuế của Chi cục Thuế huyện Ba Vì thời gian qua là do Chi cục thuế Ba Vì đã thu thập nhưng chưa đầy đủ, tồn diện và kịp thời thơng tin về người nộp thuế. Điều này dẫn đến việc lựa chọn doanh nghiệp để kiểm tra có khi chưa chính xác, thể hiện ở kết quả phát hiện gian lận và số thuế truy thu bình quân một doanh nghiệp chưa cao. Trong khi đó, có thể có trường hợp doanh nghiệp khơng được lựa chọn để kiểm tra nhưng lại có số thuế gian lận cao. Điều này làm cho việc phát hiện và xử lý không kịp thời. Nếu để quá chậm sẽ dẫn đến rất khó truy thu số thuế gian lận.
Sự thiếu thốn về cơ sở vật chất kỹ thuật cũng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kiểm tra thuế.
Sáu là, công tác phối hợp giữa các bộ phận chức năng trong cơ quan thuế chưa tốt
Chưa có sự phối hợp tốt trong việc giám sát tình hình kê khai của DN giữa các bộ phận kê khai và kiểm tra thuế của Chi cục thuế (đôn đốc DN nộp tờ khai, thông báo chậm nộp tờ khai, xử lý vi phạm trong lĩnh vực kê khai…). Bộ phận Kê khai chưa thường xuyên tham mưu để Lãnh đạo Chi cục Thuế chỉ đạo công tác phối hợp này nhằm đảm bảo DN nộp đủ hồ sơ khai thuế.
Về công tác phối kết hợp giữa các bộ phận: sự phối hợp giữa bộ phận xử lý dữ liệu, bộ phận quản lý nợ và bộ phận kiểm tra chưa chặt chẽ, sự năng động trong việc khai thác thơng tin từ bên ngồi của cán bộ làm kiểm tra còn hạn chế…dẫn đến khả năng đánh giá, phân tích chưa cao.
Nguyên nhân khách quan
Bên cạnh các nguyên nhân chủ quan xuất phát từ cơ quan thuế đã nêu trên, cịn có những ngun nhân khách quan khác liên quan đến những hạn chế trong công tác kiểm tra thuế ở Chi cục Thuế huyện Ba Vì. Đó là:
Một là, chính sách pháp luật về thuế
Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn chuyển đổi theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước định hướng xã hội chủ nghĩa. Do vậy, các chính sách thuế thường xuyên bổ sung, sửa đổi, ban hành phù hợp với thông lệ quốc tế. Các văn bản pháp quy về thuế được bổ sung và sửa đổi liên tục trong thời gian ngắn dẫn đến sự không ổn định, thiếu thống nhất, gây khó khăn trong việc thực hiện quản lý của cơ quan thuế nói chung và cơng tác kiểm tra thuế nói riêng.
Hai là, trình độ hiểu biết về thuế, chế độ kế toán và ý thức tuân thủ của NNT
thức tuân thủ pháp luật, chấp hành nghĩa vụ thuế của các DN chưa cao, chưa nghiêm túc thực hiện chế độ kế tốn, hóa đơn, chứng từ; người làm cơng tác kế tốn trong doanh nghiệp cịn chưa thực sự hiểu biết về luật thuế, kế toán, thống kê nhất là trong các doanh nghiệp quy mô nhỏ, đi lên từ hộ kinh doanh cá thể. Việc lưu trữ, quản lý và sử dụng hóa đơn thiếu khoa học gây mất thời gian trong quá trình kiểm tra. Mặc dù cán bộ thuế vẫn thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở nhưng một số DN vẫn cố tình chậm trễ trong việc giải trình những dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế làm ảnh hưởng tới tiến độ công việc.
Những vi phạm về thuế từ phía các doanh nghiệp có thể từ ngun nhân tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp, cũng có thể xuất phát từ lý do thiếu thơng tin về chính sách thuế mà vơ tình, các doanh nghiệp đã mắc phải những vi phạm trên. Cụ thể:
Trốn thuế, tránh thuế nhằm mục tiêu tối đa hố lợi nhuận của các cơng ty. Hầu hết các doanh nghiệp bỏ vốn vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh đều nhằm mục đích thu lợi nhuận tối đa. Để tối đa hoá lợi nhuận ròng, một số doanh nghiệp không từ thủ đoạn trốn thuế, tránh thuế. Thông qua các thủ đoạn mua bán hóa đơn bất hợp pháp, một số doanh nghiệp đã thực hiện hành vi mua hóa đơn khống của một số doanh nghiệp “ma” để tăng chi phí đầu vào, tăng số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ để hoàn thuế hoặc làm giảm số thuế TNDN phát sinh phải nộp. Một số doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng trực tiếp khơng lấy hóa đơn đã khơng ghi nhận doanh thu bán lẻ để giảm lợi nhận tính thuế TNDN, giảm số thuế GTGT phát sinh phải nộp....
Trốn thuế, tránh thuế là do sự thiếu hiểu biết về chính sách thuế.
Thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp thuế, các doanh nghiệp được chủ động thực hiện nghĩa vụ về thuế với Nhà nước. Với cơ chế này, đòi hỏi các doanh
nghiệp phải có sự am hiểu nhất định về chính sách, pháp luật, ln ln chủ động cập nhập những quy định mới, những chính sách mới. Trong những năm gần đây, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu, rộng với quốc tế thì chính sách thuế cũng thường xuyên, liên tục được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với tiến trình hội nhập và sự phát triển, phù hợp với nguyên tắc đánh thuế chung của các nước trên thế giới. Nếu các doanh nghiệp không thường xuyên cập nhập những thay đổi, sửa đổi của chính sách thuế mà vẫn tiếp tục tuân thủ theo kinh nghiệm và truyền thống thì cũng vơ tình mắc vi phạm
Thứ ba, Về sự phối kết hợp giữa các ngành, các cơ quan chức năng trong việc chống gian lận thuế: Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm phối kết
hợp của cơ quan thuế và các cơ quan chức năng có liên quan trong việc tham gia quản lý thuế mặc dù đã được quy định khá rõ ràng trong Luật Quản lý thuế nhưng việc thi hành còn chưa được chặt chẽ và đồng bộ. Điều này được thể hiện như sau:
+ Sự phối hợp giữa Cơ quan Thuế và Ngân hàng trong việc thực hiện cưỡng chế để đảm bảo thu đủ tiền thuế vào NSNN của những đối tượng nộp thuế có hành vi vi phạm cịn chưa được thực hiện nghiêm do phía Ngân hàng phải đảm bảo bí mật về thơng tin và quyền lợi của khách hàng.
+ Công tác thống kê, khai thác thông tin kinh tế xã hội chưa được coi trọng dẫn đến các cơ quan quản lý Nhà nước khơng nắm được tình hình sản xuất kinh doanh thực tế ở của các DN.
+ Phía cơ quan bảo vệ pháp luật có liên quan như cơ quan Cơng an, Viện kiểm sốt chưa phối hợp thường xun với cơ quan thuế trong công tác điều tra, xác định rõ hành vi sai phạm của các đối tượng trong lĩnh vực thuế để xử lý công khai, kịp thời các tội phạm trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế.
Thứ tư, yếu tố khách quan khác như: diện tích huyện rộng và các doanh
cơ quan tổ chức khác (ngân hàng thương mại, KBNN,...), cũng như với chi cục thuế nên thường mất thời gian do khoảng cách về địa lý, vì vậy phải mất thời gian để chuyển yêu cầu xác minh hóa đơn và trả lời xác minh. Số lượng DN trên địa bàn lớn, hoạt động sản xuất kinh doanh đa dạng và liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều địa bàn phức tạp gây khó khăn cho cán bộ kiểm tra.