Bối cảnh kinh tế xã hội và tình hình DN trên địa bàn huyện Ba Vì

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 55 - 58)

6. Kết cấu của luận văn

2.1. BỐI CẢNH KINH TẾ XÃ HỘI VÀ CƠ CẤU BỘ MÁY CHI CỤC THUẾ

2.1.1. Bối cảnh kinh tế xã hội và tình hình DN trên địa bàn huyện Ba Vì

2.1. BỐI CẢNH KINH TẾ- XÃ HỘI VÀ CƠ CẤU BỘ MÁY CHI CỤC THUẾ HUYỆN BA VÌ CỤC THUẾ HUYỆN BA VÌ

2.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội và tình hình DN trên địa bàn huyện Ba

Về vị trí địa lý

Ba Vì là huyện tận cùng phía Tây Bắc của Hà Nội, trên địa bàn huyện có một phần lớn của dãy núi Ba Vì chạy qua phía Nam huyện, phía Đơng giáp thị xã Sơn Tây, phía Đơng Nam giáp huyện Thạch Thất. Phía Nam giáp các huyện Lương Sơn (về phía Đơng Nam huyện) và Kỳ Sơn của Hịa Bình (về phía Tây Nam huyện). Phía Bắc giáp thành phố Việt Trì, Phú Thọ, với ranh giới là sơng Hồng (sơng Thao) nằm ở phía Bắc. Phía Tây giáp các huyện Lâm Thao, Tam Nơng, Thanh Thủy của Phú Thọ. Phía Đơng Bắc giáp huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc, ranh giới là sơng Hồng.

Huyện Ba Vì là một huyện bán sơn địa, diện tích tự nhiên là 428,0 km², lớn nhất Thủ đô Hà Nội.

Trước khi sáp nhập vào Hà Nội, tồn huyện Ba Vì có 1 thị trấn và 31 xã. Ngày 1 tháng 8 năm 2008, cũng như các huyện khác của tỉnh Hà Tây, huyện Ba Vì sáp nhập vào Hà Nội.

Hiện tại, huyện Ba Vì có 1 thị trấn là Tây Đằng (huyện lỵ) và 30 xã: Ba Trại, Ba Vì, Cẩm Lĩnh, Cam Thượng, Châu Sơn, Chu Minh, Cổ Đô, Đông Quang, Đồng Thái, Khánh Thượng, Minh Châu, Minh Quang, Phong Vân, Phú Châu, Phú Cường, Phú Đông, Phú Phương, Phú Sơn, Sơn Đà, Tản Hồng, Tản Lĩnh, Thái Hòa, Thuần Mỹ, Thụy An, Tiên Phong, Tòng Bạt, Vân Hòa, Vạn Thắng, Vật Lại, Yên Bài.

Về dân cư

Dân số của huyện khoảng 267.300 người (bao gồm 3 dân tộc Kinh, Mường, Dao).

Về kinh tế

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15/2008/QH12 của Quốc hội khoá XII về “Việc điều chỉnh địa giới hành chính TP Hà Nội và một số tỉnh có liên quan”, tuy là huyện xa trung tâm, điều kiện, xuất phát điểm còn nhiều khó khăn… song với sự quan tâm đầu tư của Thành phố cùng sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và nhân dân, huyện Ba Vì đã vượt qua khó khăn, thách thức, đạt được kết quả khá toàn diện.

Nổi bật là, kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá (15%/năm trong 5 năm gần đây); cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng dịch vụ, du lịch và nông nghiệp.

Ba Vì là huyện giàu tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng và du lịch tâm linh; phát triển nông nghiệp sinh thái… Vì vậy, huyện cần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ - du lịch trở thành ngành kinh tế chủ yếu. Muốn đạt được điều đó, huyện cần cải thiện mơi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh; chú ý công tác quản lý quy hoạch và đồng thời thu hút các dự án đầu tư thúc đẩy phát triển nông nghiệp, công nghiệp dịch vụ, các dự án về xây dựng hạ tầng cùng với đó phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế trọng điểm, gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử văn hóa.

Về Thực trạng DN trên địa bàn huyện Ba Vì

Trong những năm qua, doanh nghiệp trên địa bàn huyện Ba Vì đã phát triển với tốc độ khá nhanh cả về số lượng và chất lượng, đóng góp lớn vào công cuộc đổi mới kinh tế. DN trên địa bàn huyện phần lớn là các công ty TNHH và cơng ty CP có quy mơ vừa và nhỏ; chủ yếu kinh doanh trong lĩnh

vực thương mại dịch vụ, xây dựng. Tuy tình hình kinh tế có nhiều biến động nhưng các DN trên địa bàn huyện vẫn có sự phát triển với tốc độ tăng trưởng khá cao, đây là thành phần kinh tế năng động, có khả năng tiếp cận thị trường tốt, có nhiều cơ hội để đầu tư. Đóng góp của các DN cho sự phát triển kinh tế của huyện Ba Vì là rất đáng ghi nhận, được thể hiện qua bảng số liệu sau.

Bảng 2.1: Số lƣợng và cơ cấu doanh nghiệp trên địa bàn huyện Ba Vì giai đoạn 2017 - 2019 ĐVT: Doanh nghiệp STT Loại hình doanh nghiệp Năm 2017 Tỉ trọng (%) Năm 2018 Tỉ trọng (%) Năm 2019 Tỉ trọng (%) 1 Công ty Cổ phần 216 30,18 231 33,87 250 33,24 2 Công ty TNHH 386 62,87 438 64,22 491 65,29 3 Doanh nghiệp tư nhân 12 1,95 13 1,91 11 1,47

Tổng cộng 614 100 682 100 752 100

(Nguồn: Chi cục Thuế huyện Ba Vì)

Tính đến ngày 31/12/2017 có 614 doanh nghiệp, đến 31/12/2018 có 682 doanh nghiệp (tăng 11,07% so với năm 2017) và đến 31/12/2019 có 752 doanh nghiệp đã quản lý thu thuế. Các doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu bao gồm 03 loại hình: cơng ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân. Trong đó loại hình cơng ty TNHH là phổ biến hơn cả (năm 2017 có 386 doanh nghiệp chiếm 62,87% tổng số DN; năm 2018 có 438 DN chiếm 64,22% tổng số DN và đến năm 2019 là 491 DN chiếm 65,29%); tiếp sau là loại hình cơng ty cổ phần, cuối cùng là doanh nghiệp tư nhân. Các DN trên địa bàn huyện phát triển nhanh chóng, và nằm rải rác trên địa bàn huyện, hoạt động sản xuất kinh doanh ở tất cả mọi lĩnh vực, ngành nghề: sản xuất, vận tải, xây dựng, dịch vụ, gia cơng, chế biến...trong đó, chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thương mại, xây dựng. Nhìn chung trong 3 năm qua, các doanh nghiệp tăng lên cả về số lượng và cơ cấu. Tuy

nhiên, thương mại dịch vụ và xây dựng vẫn là hai lĩnh vực kinh doanh chủ yếu.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)