PHÂN TÍCH NHÂN TỐ MƠI TRƯỜNG ĐẾN THU HÚT KHÁCH

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) hoàn thiện giải pháp thu hút khách hàng VIP tại thị trường bán lẻ của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam – chi nhánh dịch vụ khách hàng đặc biệt (Trang 50 - 54)

HÀNG VIP TẠI CHI NHÁNH DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG ĐẶC BIỆT 2.2.1. Nhân tố vĩ mô

2.2.1.1.Nền kinh tế Việt Nam

Hình 2-2: Thực trạng nền kinh tế Việt Nam 2007 – 2016

Nguồn: Tổng cục thống kê

Nền kinh tế Việt Nam kể từ khi tham gia WTO đã có những chuyển biến tích cực. GDP trên đầu người đã vượt mức 2.200 USD năm 2016. Mức tăng trưởng GDP có giảm nhẹ trong những năm gần đây, đạt mức 6,21% năm 2016. Nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng chung của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới tháng 8/2008, làm tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 5% và lạm phát lên đến hơn 19%, tiếp theo đó là mức lạm phát cao 18% năm 2011.

Nền kinh tế bắt đầu đi vào ổn định vào năm 2012 khi Ngân hàng nhà nước đã kiềm chế lạm phát ở mức dưới 10% và tiếp tục giữ mức lạm phát cơ bản dưới 5% kể từ 2014 đến nay. Có thể nói trong 5 năm gần đây, Ngân hàng Nhà nước đã thành công trong việc kiềm chế và kiểm sốt lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mơ, tạo tiền đề cho sự tăng trưởng của nền kinh tế sau khi gia nhập WTO. Đây cũng là điều

0% 5% 10% 15% 20% 25% - 50 100 150 200 250 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 T ỷ USD GDP Tăng trưởng GDP Lạm phát

kiện tiên quyết để tạo cơ hội cho hệ thống Ngân hàng thương mại nói chung cũng như Vietcombank phát triển, tăng trưởng bền vững.

Sự phát triển tích cực của nền kinh tế tác động trực tiếp và mạnh mẽ tới thu nhập của người dân và sự phát triển của nhóm các khách hàng VIP. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng tăng trưởng tốt, là điểm đến đối với nhiều nhà đầu tư nước ngoài, phạm vi khách hàng VIP khơng chỉ nằm trong nhóm các khách hàng VIP là người Việt mà cịn có thể mở rộng sang nhóm các khách hàng VIP là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và người nước ngồi có tài sản đầu tư tại hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Triển vọng tích cực của nền kinh tế sẽ vừa là cơ hội để các Ngân hàng thương mại thu hút khách hàng VIP, vừa là thách thức đối với Ngân hàng khi dịch vụ này còn khá mới mẻ tại Việt Nam.

2.2.1.2.Mức độ phát triển của thị trường tài chính, trung gian tài chính và hệ thống Ngân hàng

Những năm gần đây, thị trường tài chính Việt Nam trải qua nhiều biến cố, ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của toàn ngành. Hệ thống ngân hàng gặp vấn đề về nợ xấu vào những năm 2011-2012 và hàng loạt các sai phạm đang được xử lý trong hệ thống Ngân hàng thương mại. Tuy vậy, thị trường tài chính cũng chứng kiến nhiều biến đổi tích cực

2.2.1.3.Chính sách từ Ngân hàng nhà nước và các vấn đề chính trị pháp luật khác

Những năm gần đây, các chính sách của Ngân hàng Nhà nước dần tạo ra cơ chế pháp lý tốt hơn cho hoạt động của các Ngân hàng thương mại. Các chính sách hướng tới ổn định nền kinh tế vĩ mô, giữ vững lạm phát, ổn định tỷ giá, hạ lãi suất để tạo điều kiện cho sự phát triển tốt hơn của nền kinh tế nói chung và hệ thống Ngân hàng thương mại nói riêng.

Để tháo gỡ tình trạng nợ xấu do bong bóng Bất động sản vào những năm 2010, Nhà nước đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực để cải tổ hệ thống Ngân hàng, tiêu biểu là thành lập công ty VAMC để xử lý nợ xấu Ngân hàng, mạnh tay xử lý các Ngân hàng yếu kém như các hành động mua lại để kiểm soát đối với Ngân

hàng Đại Dương (Ocean Bank), GP Bank, hay đưa vào tình trạng kiểm sốt đặc biệt như Ngân hàng Đông Á.

Quan trọng hơn cả, các chính sách từ Ngân hàng nhà nước, và từ các bộ ban ngành khác trong đó có bộ tài chính, đang thúc đẩy sự minh bạch và cạnh tranh trên thị trường vốn. Hiện nay, các Ngân hàng thương mại đã dần dần được niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, theo đó thị trường chứng khốn sẽ là một kênh giám sát tích cực cho hoạt động của các Ngân hàng thương mại, đặc biệt là các Ngân hàng thương mại có quy mơ tài sản lớn.

2.2.2. Nhân tố vi mô

2.2.2.1.Đối thủ cạnh tranh

Thị trường Ngân hàng thương mại tại Việt Nam trở nên cạnh tranh hơn kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO. Lượng vốn đầu tư từ các nước trên thế giới chảy vào Việt Nam làm tăng nhu cầu về sử dụng các dịch vụ Ngân hàng. Nhờ tăng cường đầu tư, các Ngân hàng thương mại đã gia tăng năng lực cạnh tranh thông qua mở rộng hệ thống phân phối và cạnh tranh bằng giá cả.

Các Ngân hàng thương mại đã tăng cường mở rộng hệ thống phân phối ra tồn quốc với hệ thống chi nhánh và phịng giao dịch trải khắp các tỉnh thành của cả nước, tăng cường đầu tư mở rộng để chiếm lấy thị phần, đặc biệt là khối bán lẻ chưa được khai thác những năm trước 2007. Ngoài cạnh tranh bằng mở rộng các điểm giao dịch, các Ngân hàng thương mại cịn chú trọng phát triển các hình thức phân phối qua kênh Ngân hàng điện tử. Đây là loại hình dịch vụ mới được các Ngân hàng phát triển trong 5 – 7 năm gần đây nhưng đã thu hút được lượt sử dụng đáng kể cho khách hàng nhờ tính ưu việt, tiện lợi của sản phẩm.

2.2.2.2.Khách hàng

Những năm gần đây, nhu cầu về dịch vụ Ngân hàng đã có sự thay đổi đáng kể, trong đó khách hàng chú ý nhiều hơn tới chất lượng dịch vụ, thay vì chỉ chú ý tới giá cả. Do thu nhập người dân ngày càng tăng, đặc biệt kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, nhu cầu của khách hàng bán lẻ ngày càng mở rộng, không chỉ dừng ở dịch vụ Ngân hàng truyền thống mà còn bao gồm các dịch vụ Ngân hàng hiện đại,

các dịch vụ mang tính phân cấp, thỏa mãn nhu cầu đa dạng và đặc thù của khách hàng cá nhân.

Số lượng khách hàng VIP ngày càng tăng, kèm theo đó là yêu cầu về chất lượng dịch vụ và tính độc đáo trong sản phẩm Ngân hàng cần được cải thiện. Đây cũng là nhóm người đơng nhất tại Việt Nam hiện nay. Nhu cầu của khách hàng VIP cũng thay đổi từ việc sử dụng dịch vụ Ngân hàng truyền thống sang sử dụng các sản phẩm, dịch vụ độc đáo mang tính độc đáo, phân cấp và thỏa mãn nhu cầu tài chính rộng hơn, theo đó Ngân hàng cần trở thành một “siêu thị tài chính” cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính cho nhóm khách hàng này.

2.2.2.3.Năng lực quản trị điều hành

Vietcombank là ngân hàng có hệ thống quản trị tốt tại Việt Nam. Điều đó được thể hiện qua kết quả kinh doanh tốt trong nhiều năm liên tục, sự đánh giá tích cực của thị trường chứng khoán đối với hoạt động của cổ phiếu VCB, và những khoản đầu tư nghiêm túc vào cải thiện bộ máy quản trị Ngân hàng, trong đó có cải thiện hệ thống quản trị nội bộ, tuân thủ theo các chuẩn mực quản trị quốc tế và kêu gọi sự hợp tác từ các đối tác nước ngoài, nhằm tăng cường sự minh bạch trong quản trị.

Vietcombank đang trong quá trình tái cơ cấu hệ thống quản trị một cách toàn diện, trong đó có cải tổ hệ thống công nghệ thông tin, hệ thống lương thưởng, hệ thống KPIs cho toàn Ngân hàng. Với sự tham gia tư vấn của PwC Việt Nam, các kết quả bước đầu đã chứng tỏ sự cải thiện tốt về quản trị của Vietcombank.

Vietcombank là một trong những Ngân hàng đi đầu trong thực hiện việc tuân thủ theo các chuẩn mực quản trị rủi ro thế giới, trong đó có Basel II. Ngân hàng đã thành lập các ban dự án để thực hiện theo dõi, thiết lập các chốt kiểm soát, cải thiện hệ thống quản trị nội bộ để hoàn thành mục tiêu đến năm 2018, Vietcombank được công nhận là Ngân hàng tuân thủ theo chuẩn mực quản trị rủi ro Basel II. Điều này cho thấy tầm nhìn, cũng như năng lực quản trị tốt của đội ngũ điều hành của Vietcombank.

Bên cạnh đó, Vietcombank cũng kêu gọi sự hợp tác của các đối tác chiến lược nước ngoài như Ngân hàng Mizuho Nhật Bản, và gần đây là Quỹ đầu tư quốc gia Singapore GIC. GIC sẽ trở thành cổ đông với tỷ lệ sở hữu 7,73% theo biên bản ghi nhớ ký năm 2016. Vietcombank là Ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam kêu gọi sự hợp tác của hai đối tác chiến lược nước ngoài. Động thái này giúp tăng sự minh bạch trong quản trị, cải thiện hiệu quả quản trị cũng như là cơ hội hợp tác cho các hoạt động kinh doanh lâu dài trong tương lai.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) hoàn thiện giải pháp thu hút khách hàng VIP tại thị trường bán lẻ của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam – chi nhánh dịch vụ khách hàng đặc biệt (Trang 50 - 54)