Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động huy động vốn tiền gửi của ngân

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) huy động vốn tại ngân hàng thương mại thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh sông nhuệ (Trang 28 - 35)

1.2 HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA NHTM

1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động huy động vốn tiền gửi của ngân

của ngân hàng thương mại

1.2.4.1 Các chỉ tiêu định tính

Về mặt định tính, các chỉ tiêu được thể hiện qua một số khía cạnh sau:

- Mức độ hài lòng của khách hàng: Ngân hàng làm cho khách hàng của

mình cảm thấy hài lịng, ngân hàng đó có hiệu quả cao trong huy động vốn. Điều này được thể hiện trên các mặt: vốn tự có, cơ sở vật chất, đội ngũ nhân viên của ngân hàng, hoạt động kinh doanh, sự phát triển cũng như uy tín của ngân hàng.

Thái độ của đội ngũ nhân viên cũng được khách hàng rất chú ý. Khi khách hàng tới giao dịch với ngân hàng, họ chưa nắm bắt được quy trình làm việc như thế nào, nhân viên cần chỉ bảo tận tình, và tạo uy tín ngay lần giao dịch đầu tiên của khách hàng. Đặc biệt với tiền gửi dân cư, khách hàng ở vùng nơng thơn, trình độ văn hóa, khả năng nhận thức chưa cao,…chính vì vậy thái độ ứng xử của nhân viên ngân hàng hết sức khéo léo, và gây ấn tượng tốt với khách hàng.

Thủ tục gửi và rút tiền đơn giản, thuận tiện, kỳ hạn phù hợp với khách hàng. Vốn là khoản tiền gửi tiết kiệm được sử dụng ở tương lai. Mà “tương lai” của mỗi khách hàng là khác nhau, chính vì thế cần đa dạng các kỳ hạn gửi để thu hút hết các nhu cầu của khách hàng. Thêm vào đó thủ tục gửi và rút phải đơn giản, tránh việc rườm rà không cần thiết.

Mặc dù được xếp vào loại chỉ tiêu định tính, tuy nhiên trên thực tế các ngân hàng có thể tính tốn được mức độ hài lịng của khách hàng đối với các sản phẩm, dịch vụ của mình dựa trên các kênh thông tin như: phiếu khảo sát, bảng câu hỏi, hoặc cung cấp rộng rãi số điện thoại nóng, hộp thư phản ánh,…

- Mức độ ổn định của nguồn vốn

Độ ổn định của nguồn vốn được thể hiện thông qua việc nguồn vốn chịu tác động ít hay nhiều theo sự biến động khơng ngừng của nền kinh tế. Quy mô vốn huy động có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động của Ngân hàng. Ngân hàng muốn mở rộng hoạt động cần có quy mơ vốn tương đối lớn, trong đó vốn huy động là một bộ phận quan trọng. Khơng thể nói đến chất lượng huy động vốn tốt nếu việc huy đọng không đáp ứng được nhu cầu về khối lượng vốn kinh doanh theo kế hoạch huy động của Ngân hàng.

Tuy nhiên khơng phải cứ có nguồn vốn lớn đã là tốt, nó cần phải phù hợp với quy mô hoạt động của Ngân hàng, mức vốn tự có, khả năng cho vay và đầu tư của Ngân hàng... Hơn nữa việc mở rộng hoạt đơng chỉ thực sự an tồn khi nguồn vốn huy động ln có tốc độ tăng trưởng ổn định. Nếu quy mô vốn hiện tại lớn nhưng Ngân hàng khơng kiểm sốt, khơng dự đốn được xu hướng của các dòng tiền gửi vào và rút ra trong giai đoạn tiếp theo thì sẽ rất khó khăn trong việc cho vay, đầu tư và dần mất đi sự chủ động của mình.

- Sự đa đạng của các hình thức huy động vốn tiền gửi

Hình thức huy động vốn là cách thức ngân hàng sử dụng để thu hút nguồn vốn. Hình thức càng đa dạng thì vốn ngân hàng huy động được càng

nhiều vì nó đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, độ đa đạng của hình thức huy động vốn chính là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cơng tác huy động vốn. Tuỳ vào mục tiêu kinh doanh, khả năng quản lý mà các ngân hàng đưa ra các hình thức phù hợp với từng điều kiện cụ thể của từng ngân hàng. Một ngân hàng có nhiều hình thức huy động vốn tiền gửi chưa chắc đã có hiệu quả tốt, nó cịn phụ thuộc vào các hình thức đó có thực sự phù hợp với nhu cầu của khách hàng hay không. Cụ thể đối với ngân hàng, đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ cao, đưa ra được nhiều phương pháp tiếp cận với các cá nhân, hộ gia đình, thì ngân hàng mới có khả năng đa dạng hoá các loại hình huy động vốn. Để cơng tác huy động vốn tiền gửi có hiệu quả, ngân hàng cần phải nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu của tất cả các đối tượng khách hàng (sinh viên, nông dân, công nhân, tiểu thương,...) để đưa ra các hình thức huy động vốn đa dạng và hiệu quả.

- Danh mục sản phẩm huy động vốn tiền gửi

+ Huy động tiền gửi : Ở Việt Nam, theo luật các tổ chức tín dụng thì tiền gửi nói chung được hiểu là số tiền của khách hàng gửi tại các tổ chức tín dụng dưới nhiều hình thức tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức khác gửi khác. Trên phương diện chủ thể gửi tiền thì tiền gửi có thể được chia thành hai loại: Tiền gửi của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội và tiền gửi tiết kiệm của dân cư….

+ Tiền gửi giao dịch (tiền gửi thanh toán): Một trong những dịch vụ lâu đời nhất mà ngân hàng cung cấp là nhận tiền gửi để thanh toán hộ khách hàng. Tiền gửi giao dịch đòi hỏi ngân hàng phải thanh toán ngay lập tức một lệnh rút tiền cho một cá nhân hay cho bên thứ ban, được chỉ rõ là người thụ hưởng.

+ Tiền gửi của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế: Đây là khoản tiền tạm thời nhàn rỗi phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, quá trình hoạt động của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế- xã hội và được các đơn vị

này gửi vào ngân hàng nhằm mục đích sinh lời. Khoản vốn này tạm thời được giải phóng ra khỏi q trình ln chuyển vốn nhưng chưa có nhu cầu sử dụng trong ngắn hạn.

Đây là nguồn chiếm tỷ trọng không lớn trong cơ cấu nguồn vốn cũng như là trong cơ cấu vốn nói chung của NHTM. Bởi lẽ trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình, các doanh nghiệp ít khi có một lượng vốn nhàn rỗi trong một thời gian dài và nếu có chỉ là một lượng nhỏ mà thơi. Các tổ chức kinh tế- xã hội có vử khả quan hơn về mặt kỳ hạn nhưng lượng vốn họ có lại khơng đủ lớn. Tuy vậy nguồn vốn này vẫn không thể thiếu trong cơ cấu tạo nên nguồn vốn của một ngân hàng. Cũng như tiền gửi có kỳ hạn nói chung, các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế- xã hội khi gửi tiền vào ngân hàng cũng phải có sự thoả thuận về kỳ hạn của khoản tiền đó.

+ Tiền gửi tiết kiệm của khách hàng: Tiền gửi tiết kiệm là hình thức huy động truyền thống của ngân hàng. ở các nước công nghiệp phát triển, trong số các loại tiền gửi vào ngân hàng thì tiền gửi tiết kiệm đứng vị thứ hai cả về mặt số lượng và tầm quan trọng.

Hiện nay ở hầu hết các quốc gia trên thế giới (trong đó có Việt Nam) người ta cho rằng vận động nhân dân gửi tiền tiết kiệm là một trong các nghiệp vụ quan trọng của NHTM. Bởi lẽ nếu huy động được nguồn vốn nhàn rỗi tiềm tàng trong các tầng lớp dân cư sẽ có tiền cấp phát cho phát triển cơng nghiệp, nơng nghiệp góp phần quan trọng trong q trình phát triển kinh tế xã hội.

1.2.4.2 Các chỉ tiêu định lượng

Khi đánh giá hoạt động huy động vốn tiền gửi các nhà nghiên cứu thường tập trung vào một số chỉ tiêu sau:

Quy mô và tỷ lệ tăng trưởng huy động vốn tiền gửi

- Quy mô huy động vốn tiền gửi: Là khối lượng vốn tiền gửi mà ngân hàng huy động được trong một khoảng thời gian nhất định. Trong tổng nguồn

vốn của ngân hàng thì quy mơ vốn huy động vốn từ tiền gửi khách hàng rất quan trọng. Quy mô huy động vốn tiền gửi là một trong những thước đo quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như hiệu quả hoạt động huy động vốn tiền gửi. Việc ước lượng quy mô nguồn vốn tiền gửi khách hàng giúp ngân hàng chủ động và có cơ sở để ra các quyết định về quy mô cho vay, đầu tư, góp phần tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Điều đó cho thấy ngân hàng đã thành cơng khi thu hút được nhiều khách hàng biết đến ngân hàng, tin tưởng và gửi tiền vào ngân hàng. Ngồi ra ngân hàng phải có một cơ cấu vốn hợp lý, điều đó thể hiện bởi sự cân đối giữa vốn huy động ngắn hạn với trung và dài hạn.

- Tỷ lệ tăng trưởng nguồn vốn tiền gửi:

Tỷ lệ tăng trưởng VTG =𝑄𝑢𝑦 𝑚ô 𝑉𝑇𝐺(𝑁) − 𝑄𝑢𝑦 𝑚ô 𝑉𝑇𝐺(𝑁 − 1)

𝑄𝑢𝑦 𝑚ô 𝑉𝐺𝑇(𝑁 − 1) 𝑋 100%

Chỉ tiêu này phản ánh sự tăng trưởng nguồn vốn tiền gửi khách hàng của ngân hàng. Nêu tỷ lệ này lớn hơn 100% chứng tỏ quy mô, khối lượng vốn tiền gửi của ngân hàng năm nay được mở rộng hơn so với năm trước. Việc mở rộng quy mô huy động vốn tiền gửi một cách liên tục cộng với tốc độ tăng trưởng vốn tiền gửi ngày càng cao sẽ chứng tỏ quy mô hoạt động của ngân hàng ngày càng lớn, hiệu quả huy động vốn tiền gửi của ngân hàng ngày càng cải thiện và nâng cao.

Số lượng khách hàng gửi tiền tại ngân hàng: Chỉ tiêu này phản ảnh

số lượng khách hàng gửi tiền, tiền gửi thanh toán với các ngân hàng qua các năm.

Cơ cấu huy động vốn tiền gửi huy động

Cơ cấu vốn tiền gửi là tỷ trọng các loại tiền gửi trên tổng nguồn vốn tiền gửi của khách hàng. Chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ giữa các loại vốn tiền gửi trong tổng nguồn vốn tiền gửi, nguồn vốn tiền gửi loại nào nhiều nhất, nguồn

vốn tiền gửi loại nào ít nhất. Từ đó cho thấy sự phù hợp cân đối giữa các loại nguồn vốn tiền gửi trong tổng nguồn vốn tiền gửi ngân hàng định hướng đầu tư hoặc cho vay vào lĩnh vực nào, với quy mơ tương ứng bao nhiêu thì cũng sẽ có kế hoạch xây dựng cơ cấu nguồn vốn tiền gửi tương ứng Sự biến đổi về cơ cấu nguồn vốn sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu cho vay, đầu tư và kéo theo sự thay đổi trong lợi nhuận, rủi ro của hoạt động kinh doanh ngân hàng. Vì vậy xu hướng biến đổi cơ cấu huy động vốn tiền gửi phải đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn trong tương lai như cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn.

Cơ cấu vốn tiền gửi có thể được xem xét theo các tiêu thức khác nhau như theo kỳ hạn, theo loại tiền, theo nhóm khách hàng…….

Tỷ trọng loại i huy động được =Số dư tiền gửi loại i

Tổng số dư VTG  Chi phí hoạt động huy động vốn

Chi phí hoạt động huy động vốn bao gồm: Chi phí lãi suất và chi phí phi lãi suất.

Chi phí huy động vốn ảnh hưởng rất lớn tới các các loại hình doanh nghiệp nói chung cũng như kết quả hoạt động của ngân hàng nói riêng. Đối với các DN thì mục tiêu hàng đầu bao giờ cũng là: giảm thiểu chi phí và tối đa hố doanh thu, từ đó lợi nhuận thu được mới cao.

Chi phí HĐV TG bình qn =Tổng chi phí HĐV từ tiền gửi KH

Tổng vốn HĐV từ tiền gửi KH

Để mở rộng thị phần và huy động ngày càng nhiều nguồn vốn tiền gửi từ tổ chức kinh tế và dân cư, các ngân hàng cạnh tranh nhau về mọi mặt: công nghệ, chất lượng sản phẩm dịch vụ, địa điểm, cơ sở vật chất hạ tầng... Trong đó, yếu tố quan trọng cần phải kể đến chính là lãi suất huy động. Lãi suất huy động chính là cơng cụ quan trọng được các ngân hàng sử dụng nhằm thu hút khách hàng, gia tăng thị phần vốn trong nền kinh tế.

Lãi suất huy động bình qn

Lãi suất ln là vấn đề quan tâm hàng đầu của các chủ thể kinh tế. Các chủ thể đi vay của ngân hàng lại luôn muốn mức lãi suất thấp. Nhưng khách hàng gửi tiền tiết kiệm luốn muốn có một mức lãi suất cao ngồi mục đích an tồn. Công việc của ngân hàng là điều chỉnh mức lãi suất sao cho hợp lý đối với các bên mà vẫn đảm bảo lợi ích của mình. Chính vì vậy, các ngân hàng đều cố gắng áp dụng mọi biện pháp có thể nhằm tìm kiếm được những nguồn vốn có chi phí huy động bình qn nhỏ nhất và sử dụng vốn đó để cho vay với mức lãi suất chấp nhận được trên thị trường.

Để đánh giá hiệu quả quản lý chi phí trả lãi và hoạch định các mức lãi suất cạnh tranh cho hoạt động huy động vốn, các ngân hàng thường tính lãi suất huy động bình quân:

Lãi suất huy động bình qn = Chi phí trả lãi bình qn Tổng vốn huy động bình quân

Lãi suất huy động bình quân càng thấp trong điều kiện vẫn đảm bảo đủ vốn cho nhu cầu sử dụng vốn thì hiệu quả huy động vốn càng cao. Việc tính chi phí bình qn cho từng nguồn cụ thể cho phép nhà quản lý trả lời câu hỏi: Nguồn nào rẻ hơn, nên vận dụng lãi suất huy động như thế nào và thu nhập từ lãi suất tăng thêm có bù đắp được chi phí cho nguồn tăng thêm hay khơng? Để từ đó ngân hàng quyết định lựa chọn cơ cấu nguồn vốn của mình và đề ra các giải pháp huy động vốn thích hợp.

Trong điều kiện ngân hàng bị khống chế về lãi suất tối đa, hoặc để thay đổi tạm thời quy mô của các khoản mục chi phí trả lãi trong kỳ thì ngân hàng có thể đưa ra mức lãi suất danh nghĩa cao hơn hoặc thấp hơn lãi suất của các ngân hàng khác. Hoặc cũng có thể tạo ra lãi suất cạnh tranh bằng các phương pháp như trả lãi làm nhiều lần trong kỳ hoặc trả lãi trước. Đánh giá hiệu quả

của các phương pháp này ngân hàng thường căn cứ vào NEC (Net effective cost: lãi suất hiệu quả của mỗi nguồn tiền).

Bên cạnh chi phí chính của ngân hàng là lãi suất, trong quá trình huy động vốn cịn có các chi phí khác như chi phí tiền lương cho cán bộ huy động, chi phí in ấn, chi phí dịch vụ quảng cáo… Tuy chi phí này chiếm tỷ trọng không cao nhưng tiết kiệm được sẽ gia tăng hiệu quả huy động vốn của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) huy động vốn tại ngân hàng thương mại thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh sông nhuệ (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)