Áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) huy động vốn tại ngân hàng thương mại thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh sông nhuệ (Trang 73 - 76)

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG HUY

3.2.2 Áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt

Lãi suất là công cụ quan trọng để ngân hàng huy động hiệu quả nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Do đó một sự biến động nhỏ về lãi suất cũng có

thể thúc đẩy người gửi tiền tiết kiệm hay nhà đầu tư chuyển vốn sang hình thức tiết kiệm hoặc đầu tư cho một tổ chức, công ty khác, đặc biệt là trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt trên lĩnh vực tiền tệ ngân hàng. Vì vậy, để thu hút tiền gửi tiết kiệm hiệu quả, NHCT Sơng Nhuệ phải có những chính sách lãi suất cạnh tranh hợp lý.

Một chính sách huy động vốn hợp lý là phải xác định được vốn huy động bao nhiêu, phương thức và cơ cấu vốn huy động như thế nào, thời gian và đối tượng huy động cũng như lãi suất huy động… Thực hiện được chiến lược đó tốt sẽ có điều kiện hạ thấp lãi suất huy động bình quân đầu vào, tạo cơ hội để mở rộng đầu tư tín dụng.

Một chiến lược huy động vốn hợp lý còn phải gắn kết được với nhu cầu sử dụng vốn cho từng thời kỳ kế hoạch quý, năm vì hoạt động kinh doanh của ngân hàng không chỉ đơn giản là huy động vốn mà mục tiêu quan trọng phải đạt được là sử dụng vốn huy động đó như thế nào để thúc đẩy hoạt động kinh doanh của ngân hàng đạt hiệu quả cao. Do đó, phải chủ động đến với doanh nghiệp, hỗ trợ các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Trước khi cho vay phải thẩm định dự án và kế hoạch vay- trả vốn ngân hàng một cách kỹ lưỡng. Thường xuyên kiểm tra quá trình sử dụng vốn của khách hàng, đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả. Đơn đốc thu hồi nợ đúng kỳ hạn và kịp thời xử lý những vấn đề mới nảy sinh tránh tổn thất cho ngân hàng.

Mặt khác, cũng như bất kỳ một doanh nhiệp nào khác trong nền kinh tế, hoạt động kinh doanh là phải đảm bảo bù đắp được chi phí và có lãi. Bởi vì, vốn kinh doanh của ngân hàng chính là vốn tạm thời nhàn rỗi huy động của các doanh nghiệp và dân cư nên ngân hàng phải trả lãi cho lượng vốn đó dù có cho vay được hay không. Huy động vốn mà không cho vay được hoặc cho vay quá ít sẽ dẫn đến ứ đọng, lãng phí vốn và ảnh hưởng đến lợi nhuận của bản

thân ngân hàng. Vì vậy, đòi hỏi huy động vốn phải gắn với sử dụng vốn- đó mới thực sự là mục tiêu của chính sách huy động vốn tối ưu nhất, hợp lý nhất.

Ngân hàng muốn nâng cao nguồn vốn có thời gian dài nhưng lại muốn giảm thiểu chi phí huy động, để làm được điều đó ngân hàng cần nâng mức lãi suất huy động đối với tiền gửi trung và dài hạn, tiết kiệm những chi phí khơng cần thiết (thuê địa điểm, quảng cáo, in ấn,... cần sử dụng cơ sở vật chất và cán bộ sẵn có). Mặt khác cũng có thể hạ lãi suất tiền gửi không kỳ hạn hoặc lãi suất bằng 0 để giảm chi phí huy động khơng tăng lên và chi phí đầu ra cũng khơng bị đẩy lên quá cao gây khó khăn cho cả ngân hàng lẫn khách hàng. Hiện nay ở một số nước đã áp dụng lãi suất bằng 0 đối với tiền gửi không kỳ hạn, thay vào dó những người gửi tiền sẽ được sử dụng những dịch vụ tốt nhất của ngân hàng mà không mất phí hoặc mức phí ưu đãi. Điều này cũng đảm bảo nguyên tắc lãi suất tiền gửi kỳ hạn dài cao hơn kỳ hạn ngắn, tạo được độ chênh về lãi suất nhằm khuyến khích khách hàng gửi tiền với thời gian dài.

Đối với khách hàng rút tiền trước hạn, ngân hàng thường áp dụng mức lãi suất của tiền gửi không kỳ hạn. Vậy thì trong trường hợp ngược lại ngân hàng có thể khuyến khích người gửi tiền với thời hạn dài hơn thời hạn ban đầu bằng một mức lãi suất hợp lý. Đây là một việc nên làm vì người dân thường gửi với kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng,…vì lo sẽ có việc đột xuất cần sử dụng, nhưng thực tế nhiều khi không xảy ra và họ có thể khơng rút ra trong vòng 2,3 năm. V ậy Chi nhánh nên thưởng thêm một tỷ lệ nào đó cho những trường hợp này. Điều đó sẽ thu hút khách hàng có tiền nhàn rỗi nhưng chưa xác định thời gian dùng đến, khác hàng sẽ ít bị thiệt thịi hơn, mặt khác ngân hàng cũng có thêm khoản vốn kinh doanh với thời gian dài và chi phí thấp hơn.

Bản thân khách hàng không muốn rút tiền trước hạn, nhất là trong trường hợp gửi tiền với kỳ hạn dài. Song do những việc khơng tính trước xảy ra họ buộc phải rút tiền trước hạn. Việc này sẽ gây khó khăn về vốn ngân

hàng đặc biệt là nếu khách hàng rút khoản tiền lớn trong khi ngân hàng đã dùng để đầu tư vào những dự án có thời gian thu hồi vốn dài và không thể rút lại được. Về nguyên tắc thì khoản tiền này áp dụng lãi suất không kỳ hạn, nhưng Chi nhánh có thể áp dụng mức lãi suất với kỳ hạn ngắn hơn so với kỳ hạn ban đầu, cố gắng tối đa để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng. Khách hàng gửi tiền với thời hạn 2 năm nhưng được 1 năm khách hàng đã phải rút tiền thì ngân hàng có thể áp dụng mức lãi của kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng thay vì mức lãi khơng kỳ hạn. Điều này sẽ tác động tốt đến tâm lý khách hàng và cũng thể hiện chính sách lãi suất linh hoạt hợp lý của khách hàng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) huy động vốn tại ngân hàng thương mại thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh sông nhuệ (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)