Đánh giá kết quả đào tạo

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) đào tạo nhân lực tại công ty trách nhiệm hữu hạn haesung vina (Trang 34 - 36)

6. Kết cấu của luận văn

1.2. Nội dung quy trình đào tạo nhân lực trong doanh nghiệp

1.2.4. Đánh giá kết quả đào tạo

1.2.4.1. Mục đích

Đánh giá kết quả đào tạo nhân lực giúp tổ chức, DN nhằm xác định rõ khả năng làm việc của người lao động trước khi thực hiện khóa đào tạo so sánh nó với thời điểm kết thúc q trình đào tạo. Bên cạnh đó, cơng tác đánh giá kết quả đào tạo nhân lực là cơ sở để đơn vị kinh doanh thấy được ưu điểm, nhược điểm trong hoạt động đào tạo tại đơn vị mình để rút ra kinh nghiệm và có các giải pháp đối ứng sao cho hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và đạt được mục tiêu mà đơn vị đã đề ra.

1.2.4.2. Cách thức thực hiện

Đánh giá kết quả học tập của học viên

Mục đích là nhằm xác định xem sau chương trình đào tạo, sau khóa học hay lớp học mà nhân lực tham gia, họ đã tiếp thu được những kiến thức, kỹ năng, phẩm

chất nghề nào? Ở mức độ nào? Nói cách khác là nhận xét kết quả đào tạo của nhân lực theo các tiêu chuẩn đánh giá cụ thể.

Các hình thức đánh giá gồm có: làm bài thi, kiểm tra tự luận, vấn đáp cuối khóa đào tạo, viết bài báo cáo, thi thực hành đối với nội dung đào tạo kỹ năng.

Việc đánh giá kết quả học tập thường được lượng hóa bằng các mức điểm theo các thang điểm với các tiêu chí đánh giá khác nhau mà doanh nghiệp hoặc cơ sở đào tạo lựa chọn. Thang điểm càng cao thì mức độ đánh giá càng tin cậy.

Đánh giá tình hình thực hiện cơng việc sau đào tạo

Mục đích nhằm đánh giá chính xác và đúng kết quả đào tạo của tổ chức, doanh nghiệp cũng như lợi ích mà nhân lực thu được thông qua kết quả lao động của họ sau khi đào tạo vì mục tiêu cuối cùng của đào tạo là để người lao động làm nhiệm vụ bản thân trong hiện tại hoặc tương lai một cách tốt nhất, đạt hiệu quả cao nhất. Qua đó đánh giá cơng tác đào tạo đạt được mục tiêu khơng để có những điều chỉnh hợp lý.

Đánh giá việc xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo Xác định mục tiêu và tiêu chuẩn đánh giá

+ Xác định mục tiêu đánh giá

Mục tiêu đánh giá nhân lực là so sánh kết quả sau đào tạo với các mục tiêu kỳ vọng của ban lãnh đạo, giảng viên và nhân lực để phát hiện và làm rõ những tồn tại, hạn chế và những nguyên nhân của chúng, từ đó có những biện pháp nhằm khắc phục, sửa chữa những tồn tại đó ở tất cả các khâu cơng việc của q trình đào tạo nhân lực.

Các mục tiêu cụ thể được xác định gồm: đánh giá nội dung xây dựng kế hoạch đào tạo nhân lực, đánh giá sản phẩm của việc xây dựng kế hoạch đào tạo nhân lực, đánh giá quy trình triển khai đào tạo nhân lực.

+ Xác định tiêu chuẩn đánh giá

Các tiêu chuẩn đánh giá đào tạo nhân lực được tập trung theo 3 nhóm tiêu chuẩn: nhóm tiêu chuẩn bên trong q trình đào tạo nhân lực, nhóm tiêu chuẩn phản ứng của đối tượng nhân lực được đào tạo, nhóm tiêu chuẩn đo lường tác động của đào tạo đến doanh nghiệp

Thứ nhất, nhóm tiêu chuẩn bên trong quá trình đào tạo nhân lực tức là xem xét phản ứng của nhân lực được đào tạo để xem họ có hài lịng với khóa học mà họ tham dự khơng; có hài lịng với giảng viên, với phương pháp đào tạo, trang thiết bị không… Tại doanh nghiệp, việc đánh giá được thực hiện với tần suất tương đối và dễ dàng thông qua điều tra, phỏng vấn. Ngoài ra, để xem xét kết quả đào tạo, khi thực hiện đào tạo giảng viên, người hướng dẫn có thể thực hiện đánh giá kết quả học tập của người học, chủ yếu đánh giá về kiến thức và kỹ năng mà nhân lực có được sau khi kết thúc khóa học. Việc đánh giá kết quả học tập của người học được thực hiện thường xuyên và dễ dàng qua hình thức kiểm tra của giảng viên, người hướng dẫn.

Thứ hai, nhóm tiêu chuẩn phản ứng của đối tượng nhân lực được đào tạo. Sau đào tạo, doanh nghiệp tiến hành đánh giá toàn diện kiến thức, kỹ năng, thái độ thực hiện công đối với nhân lực được đào tạo và so sánh với trước khi được đào tạo để thấy được khác biệt trước và sau đào tạo. Tuy nhiên, rất ít doanh nghiệp tiến hành thực hiện đánh giá vì để thực hiện cần rất nhiều thời gian và công sức.

Thứ ba, nhóm tiêu chuẩn đo lường tác động của đào tạo đến doanh nghiệp. Đây là việc doanh nghiệp sẽ thực hiện các biện pháp nhằm xem xét, đánh giá khóa đào tạo có ảnh hưởng như thế nào đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ như: lợi nhuận, doanh số bán hàng, năng suất lao động, tỷ lệ sản phẩm sai hỏng… Trên thực tế, ít doanh nghiệp sử dụng tiêu chuẩn này để đánh giá vì rất khó để xác định được những sự thay đổi của các tiêu chí trên là do kết quả từ đào tạo hay do những yếu tố khác.

Lựa chọn các phương pháp đánh giá

Tùy vào mục tiêu của đánh giá xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo nhân viên mà doanh nghiệp có thể lựa chọn các phương pháp đánh giá sau: phương pháp quan sát, sử dụng tài liệu văn bản, phương pháp bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn, phương pháp đánh giá định lượng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) đào tạo nhân lực tại công ty trách nhiệm hữu hạn haesung vina (Trang 34 - 36)