Các yếu tố ảnh hƣởng đến đào tạo nhân lực trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) đào tạo nhân lực tại công ty trách nhiệm hữu hạn haesung vina (Trang 38 - 41)

6. Kết cấu của luận văn

1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến đào tạo nhân lực trong doanh nghiệp

Có rất nhiều yếu tố tác động tới đào tạo nhân lực trong DN có thể kể đến đó là kinh tế, văn hóa – xã hội, cơng nghệ, đối thủ cạnh tranh, khách hàng, nguyện vọng của người lao động, khả năng tài chính của doanh nghiệp, chính sách đào tạo của doanh nghiệp… dưới góc độ nghiên cứu của đề tài, tác giả tập trung nghiên cứu các yếu tố sau:

1.4.1. Các yếu tố bên ngồi doanh nghiệp

 Cơng nghệ kỹ thuật

Công nghệ kỹ thuật là nhân tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hoạt động đào tạo nhân lực tại doanh nghiệp. Các yếu tố công nghệ kỹ thuật thường biểu hiện như máy móc, phương pháp sản xuất mới, thiết bị sản xuất, phần mềm ứng dụng… Công nghệ kĩ thuật tiên tiến, doanh nghiệp có điều kiện ứng dụng sẽ cung cấp đầu ra có chất lượng cao hơn, sản lượng lớn hơn, tạo ra năng lực cạnh tranh và đáp ứng tốt nhất mong muốn ngày càng cao của khách hàng. Khi đó đào tạo nhân lực của doanh nghiệp phải theo kịp với tốc độ phát triển này, DN phải quan tâm và lưu ý đến nội dung, phương pháp đào tạo để cung cấp những kiến thức, kỹ năng giúp đội ngũ nhân lực có thể sử dụng thành thạo máy móc, thiết bị cơng nghệ hiện đại trong công việc. Điều này có ý nghĩa hơn khi thị trường cạnh tranh khốc liệt, các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới, phát triển công nghệ kỹ thuật nhằm hạ thấp chi phí, nâng cao doanh thu, mở rộng khách hàng và nâng cao năng lực cốt lõi – năng lực con người.

 Đối thủ cạnh tranh

Đây cũng là một trong các yếu tố có tác động khơng nhỏ đến đào tạo đội ngũ nhân lực của doanh nghiệp. Vì khi DN chưa có chương trình, kế hoạch đào tạo phù hợp, sẽ khơng có lực lượng nhân lực giỏi, sáng tạo và chịu được áp lực cũng khó tạo

cơ hội thăng chức cho nhân lực. Nếu cùng thời điểm, đối thủ có hoạt động đào tạo hợp lý đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp của họ và người lao động như: cung cấp kiến thức mới, thực hành kỹ năng, tôi luyện phẩm chất nghề nghiệp giúp họ vững chắc trong công việc, đồng thời tạo động lực cho họ gắn bó với DN. Như vậy, vị thế của doanh nghiệp đó cũng cao hơn so với doanh nghiệp mình bởi họ sở hữu nguồn lực lao động chất lượng, đoàn kết, trung thành với DN. Như vậy, đối thủ cạnh tranh sẽ ảnh hưởng đến công tác đào tạo của doanh nghiệp ở chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo và các chính sách trong đào tạo để tạo động cho người lao động gắn bó với DN.

 Thị trường lao động

Đây là nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cung ứng nhân lực. Tình hình phát triển dân số với lực lượng lao động tăng đòi hỏi phải tạo thêm nhiều việc làm mới; ngược lại sẽ làm lão hóa đội ngũ lao động trong doanh nghiệp và khan hiếm nhân lực. Thị trường lao động mà kém chất lượng u cầu DN có các chính sách, chiến lược đào tạo nhân lực hợp lý, linh hoạt để có thể nâng cao tay nghề, cũng như khả năng chuyên môn mỗi nhân lực, đưa doanh nghiệp cạnh tranh tốt trên thị trường.

1.4.2. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp

 Quan điểm của nhà quản trị

Điều này ảnh hưởng quyết định đến hoạt động đào tạo bởi vì nhà quản trị doanh nghiệp có quan điểm lấy lao động là trung tâm khi đó họ sẽ dành nhiều nguồn lực để đầu tư cho lao động trong đó sẽ quan tâm đến hoạt động đào tạo nhân lực, nếu như nhà quản lý coi trọng vấn đề về đầu tư công nghệ hoặc các hoạt động marketing nhằm tăng thị phần thì khi đó tài chính, thời gian, sức lực dành cho quản lý nhân sự sẽ ít đi, ảnh hưởng đến hoạt động đào tạo nhân lực của doanh nghiệp đó.

 Mục tiêu, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp trong quá trình hoạt động của mình đều xây dựng cho mình mục tiêu để phấn đấu, đều có chiến lược hoạt động kinh doanh riêng. Ở mỗi giai đoạn khác nhau thì mục tiêu, chiến lược kinh doanh cũng sẽ thay đổi. Để đạt tới đích mà doanh nghiệp đặt ra yêu cầu doanh nghiệp phải có một đội ngũ lao động đủ về số lượng

và chất lượng. Quy mơ nhân lực có thể đáp ứng thơng qua tuyển dụng, luân chuyển, đề bạt… nhưng để có nhân lực trình độ cao thì tất yếu phải thơng qua đào tạo.

 Tình hình tài chính và cơ s vật chất

Tài chính của DN nói chung và kinh phí đầu tư cho đào tạo nói riêng sẽ tác động tới hoạt động đào tạo nhân lực của DN, ảnh hưởng đến tiến độ, kết quả triển khai kế hoạch đào tạo, hiệu quả cũng như chất lượng của đào tạo nhân lực trong doanh nghiệp. Nếu tài chính doanh nghiệp tốt, ổn định, có khả năng đầu tư cho đào tạo nhân lực khi đó cho phép DN xây dựng những chương trình chuẩn với điều kiện học tập, đào tạo tốt hơn, nếu kinh phí ít sẽ hạn chế trong việc lựa chọn đối tác đào tạo, khó khăn trong xây dựng chính sách đào tạo hoặc làm cho hoạt động đào tạo bị ngưng trễ, từ đó khiến cho nhân lực khó bắt kịp được với xu hướng phát triển chung của ngành, đặc biệt với ngành kinh doanh có hàm lượng cơng nghệ cao như hàng điện tử thì càng yêu cầu cao về máy móc, trang thiết bị trong đào tạo. Vì vậy, tài chính doanh nghiệp có ảnh hưởng quyết định số lượng, chương trình, kế hoạch và chính sách đào tạo tại DN.

 Nguyện vọng, trình độ và năng lực của nhân lực trong doanh nghiệp

Nhân lực được coi là tài sản vô giá của mỗi DN, con người là lực lượng chính tạo ra của cải vật chất cho doanh nghiệp. Nhưng trong công tác đào tạo nhân lực không phải ai cũng đào tạo như nhau mà phải biết đào tạo nhân lực như thế nào cho phù hợp với mục đích công việc mà mỗi người lao động đó đảm nhận. Ở đơn vị kinh doanh, nhu cầu đào tạo không giống nhau đối với từng nhân lực bởi nó phụ thuộc nhiều yếu tố như khả năng làm việc, kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp của mỗi người, đơi khi là điều kiện gia đình, bản thân nhân lực đó. Vì vậy, để làm rõ được mong muốn, nhu cầu của mỗi nhân lực về đào tạo, tiến hành đào tạo đạt được mục tiêu đặt ra, doanh nghiệp phải nghiên cứu nhu cầu đào tạo của nhân lực, xây dựng quy trình đào tạo hợp lý, đáp ứng yêu cầu đại đa số nhân lực.

Hoạt động đào tạo nhân lực chính là tập trung vào con người. Đồng thời con người cũng có tác động trở lại đối với cơng tác đào tạo đó, có thể thấy nếu trong doanh nghiệp có nhân lực trình độ thấp thì làm cơng tác đào tạo tập trung vào việc

đào tạo nâng cao cho nhân lực để họ thực hiện tốt công việc hiện tại. Ngược lại, nhân lực trong doanh nghiệp đã có trình độ cao thì việc đào tạo cho họ lại là để phục vụ cho việc thực hiện kế hoạch phát triển trong tương lai ở mức độ cao hơn. Như vậy, trình độ nhân lực có tác động khơng nhỏ tới đào tạo nhân lực tại DN.

Ngồi ra, cịn rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến đào tạo nhân lực trong doanh nghiệp như văn hóa doanh nghiệp, chính sách đào tạo, khách hàng,… mỗi yếu tố đều có ảnh hưởng ít nhiều tùy thuộc vào điều kiện thực tế tại mỗi doanh nghiệp. Khi thực hiện đào tạo doanh nghiệp phải nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng nhằm thu được kết quả đào tạo tốt nhất.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) đào tạo nhân lực tại công ty trách nhiệm hữu hạn haesung vina (Trang 38 - 41)