Kinh nghiệm đào tạo nhân lực của một số doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) đào tạo nhân lực tại công ty trách nhiệm hữu hạn haesung vina (Trang 41 - 45)

6. Kết cấu của luận văn

1.5. Kinh nghiệm đào tạo nhân lực của một số doanh nghiệp và bài học rút ra

1.5.1. Kinh nghiệm đào tạo nhân lực của một số doanh nghiệp

1.5.1.1. Kinh nghiệm đào tạo nhân lực của Công ty trách nhiệm hữu hạn Shinwon Ebenezer Việt Nam

Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam là công ty 100% vốn đầu tư của Hàn Quốc. Công ty được thành lập theo giấy phép kinh doanh số 17/GP- VP do Chủ tịch Tỉnh ký ngày 22/02/2002. Công ty hoạt động tại Lô 14, Khu công nghiệp Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh húc, hường Khai Quang, Thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh húc

Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam bắt đầu đi vào hoạt động tháng 12/2002. Mặt hàng sản xuất chính của Cơng ty là hàng may mặc xuất khẩu. Tính đến nay tổng số nhân lực là 4000 công nhân lực.

Với phương châm: “Coi trọng và phát triển nhân lực có chất lượng là điều kiện tiên quyết để cơng ty có thể tồn tại cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh”. Vì vậy, cơng ty rất quan tâm đến công tác quản trị nhân lực trong đó chất lượng cơng nhân lực được quan tâm hàng đầu. Bản thân đơn vị đã thiết lập được quy trình đào tạo từ đó cơng tác đào tạo diễn ra một cách hệ thống, khoa học và được đánh giá cao về kết quả và hiệu quả. Hơn nữa, mục tiêu thúc đẩy hoạt động đào tạo và phát triển nhân sự của Cơng ty chính là: “Xây dựng, giữ gìn và quảng bá hình ảnh, thương hiệu của Cơng ty; qua đó thu hút nhân tài vào làm việc góp phần cùng Công

ty phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh và đóng góp cho xã hội”

Đặc điểm sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực may mặc tại đơn vị, Công ty thực hiện đào tạo tồn bộ số nhân lực của mình hướng đến cung cấp cho họ đầy đủ kỹ năng hoàn thành nhiệm vụ của công việc. Nội dung, chương trình đào tạo đa dạng và phong phú, Công ty sử dụng giảng dạy theo lớp học và kèm cặp là chính. Chính sách đào tạo của cơng ty khá hấp dẫn nhân lực vì họ được giúp đỡ về mặt tài chính và khuyến khích tham gia đào tạo. Với phương pháp đào tạo chủ yếu hiện nay đó là đào tạo tại chỗ sử dụng cho cơng nhân, nhân lực mới mục đích để thông tin cho lao động hiểu rõ hơn về Công ty và hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ. hương pháp tiếp theo hiện nay công ty sử dụng là luân chuyển công tác nhằm mục đích tạo ra sự mới mẻ trong công việc và giúp người lao động thử sức với những nhiệm vụ mới. Trong khi thực hiện nhiệm vụ, nhân lực xuất sắc thực hiện hướng dẫn, trao đổi kinh nghiệm với nhân lực khác. Hình thức này được cơng ty sử dụng khá nhiều cho mọi vị trí. Hiện Cơng ty sử dụng hai hình thức đào tạo nội bộ và đào tạo bên ngoài. Đối với đào tạo nội bộ đối tượng được đào tạo bao gồm nhân lực kiểm tra chất lượng sản phẩm, công nhân, người lao động mới, nhân lực kỹ thuật trong đó tập trung vào đào tạo các quy định, quy chế, quy trình, kỹ năng liên quan đến nhiệm vụ của người lao động. Trong đó người hướng dẫn là người quản lý trực tiếp hoặc những nhân lực đã có kỹ năng, kinh nghiệm có khả năng truyền đạt cho người khác. Riêng đối với hình thức đào tạo bên ngồi cơng ty thường cử nhân lực của mình học tập tại các cơ sở ở nước ngồi như Hàn Quốc, Trung Quốc hầu hết các đối tượng được cử đi học tập được sàng lọc rất kỹ mỗi đợt cử đi khoàng 10 – 15 lao động thuộc bộ phận thống kê, kỹ thuật, nhân sự nhằm tập huấn về kỹ năng, kinh nghiệm trong xử lý các tình huống trong quản lý nhân sự, kỹ năng làm báo cáo, học tập về kỹ năng xử lý công việc, đào tạo nhằm phục vụ chuyển giao công nghệ mới …. Với thời gian tùy thuộc vào nội dung đào tạo như 2-5 ngày, 2 tuần, 1 tháng.

Về cơ bản trong đào tạo nhân lực Công ty đã xác định nội dung đào tạo phù hợp với tình hình thực tế tại doanh nghiệp về chuyên môn kỹ thuật và văn hóa doanh nghiệp. Mục tiêu đào tạo rõ ràng giúp định hướng đúng trong quá trình đào

tạo. Có phương pháp xác định đối tượng đào tạo rõ ràng: khơng đại trà mà có chọn lọc vừa tiết kiệm chi phí đào tạo lại đạt hiệu quả. Các doanh nghiệp có số lượng lao động lớn có thể học tập kinh nghiệm đào tạo này của công ty.

1.5.1.2. Kinh nghiệm đào tạo nhân lực của Công ty trách nhiệm hữu hạn Jahwa

Công ty TNHH Jahwa Vina là doanh nghiệp 100% vốn Hàn Quốc, được Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh húc cấp giấy chứng nhận đầu tư lần đầu ngày 24/8/2007. Với việc chủ động nâng cao chất lượng sản phẩm, Jahwa Vina trở thành doanh nghiệp cơng nghiệp hỗ trợ uy tín chun sản xuất linh kiện điện tử cho hãng điện thoại Sumsung, nhiều lần điều chỉnh tăng vốn đầu tư. Theo thống kê của Ban quản lý các khu công nghiệp, đến nay, Jahwa Vina đã thực hiện 13 lần điều chỉnh tăng vốn, nâng tổng vốn đầu tư lên hơn 1.172 tỷ đồng. Nguồn vốn này được sử dụng trong việc mở rộng nhà xưởng, nhập khẩu máy móc, hướng đến mục tiêu sản xuất khoảng 300 tấn linh kiện điện tử/năm và 150 tấn linh kiện công nghệ thông tin/năm. Quý I /2019, Công ty đạt doanh thu 30,26 triệu USD, tăng 6 triệu USD so với cùng kỳ năm ngối; nộp ngân sách nhà nước hơn 141.800 USD. Cơng ty đang tạo việc làm, thu nhập ổn định cho gần 3.000 lao động, với mức lương bình quân từ 6-8 triệu đồng/người/tháng. Cùng với đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, Jahwa Vina còn đặc biệt quan tâm đến phát triển nhân lực, cải thiện môi trường, điều kiện làm việc và tạo cơ hội phát triển của người lao động. Sản phẩm chính của Cơng ty TNHH Jahwa Vina bao gồm: Điện thoại di động, Máy tính, Tivi, Tủ lạnh, Điều hịa, Máy in… Cơng ty Jahwa Vina không ngừng tạo ra môi trường làm việc lý tưởng nhất, giúp công nhân và người lao động yên tâm làm việc và gắn bó lâu dài. Hiện nay, cơng ty thực hiện: kèm cặp, thay đổi vị trí cơng tác, đào tạo theo kiểu học nghề, mở các lớp đào tạo nghề và kỹ năng cho nhân lực kỹ thuật. Thêm nữa, Mỗi năm đơn vị mở lớp đào tạo nhân lực chuyên trách, triển khai thi nâng cao thay nghề cho nhân lực với mục đích tạo động lực cho người lao động của mình tự rèn luyện và có cơ hội giao lưu học tập lẫn nhau và để khuyến khích nhân lực. Giúp đỡ các nhân lực có nguyện vọng nâng bằng cấp ở trường cao đẳng, đại học chuyên nghiệp: Đại học Xây dựng, Đại học Giao thông Vận tải, Đại

học Kinh tế quốc dân, Đại học thương mại… Đối tượng đa phần là nhân lực thuộc khối văn phịng: kế tốn, nhân sự, xuất khẩu … Khi có thơng tin về chương trình hội nghị, hội thảo chuyên ngành thì một nhân lực sẽ được tham gia cùng với người quản lý để học hỏi, thảo luận cập nhật những tin mới để rút kinh nghiệm và thực hiện tại cơng ty.

Cơng ty kết hợp hai hình thức đào tạo lại và đào tạo hội nhập. Thường xuyên tổ chức đào tạo cho các nhân lực làm tư vấn giám sát tại các phân xưởng. có nhiều chính sách quan tâm tới nhân lực, công nhân lành nghề tạo điều kiện học tập, rèn luyện, giữ chân nhân lực bởi đãi ngộ cũng như văn hóa riêng của cơng ty. Cơng ty định hướng trong thời gian tới phát huy những thành tích đã đạt được cơng ty tiếp tục chú trọng kiện tồn tổ chức, đào tạo đội ngũ nhân cơng có khả năng thích nghi, linh hoạt với cơng việc. Song song với những chính sách hấp dẫn để tìm kiếm nhân tài đặc biệt là công nhân kỹ thuật có tay nghề cao.

1.5.1.3. Kinh nghiệm đào tạo nhân lực của Tập đoàn Danone

Tập đoàn Danone đứng đầu thế giới về sản phẩm sữa tươi, thứ hai thế giới về nước uống đóng chai và các loại bánh cùng các thương hiệu sản phẩm nổi tiếng như Dannon, Evian, Volvic, Aqua, LU. Với hệ thống phân phối rộng và trên 90.000 lao động, có được những thành tựu như hiện nay, đào tạo nâng cao chất lượng nhân lực là việc làm mà doanh nghiệp thường xuyên triển khai. Hoạt động đào tạo được thực hiện với mọi đối tượng từ nhân lực cho đến quản lý, điều này giúp cho tập đoàn phát triển bền vững.

Đối với nhà quản trị, cơng tác đào tạo của tập đồn Danone thực hiện rất nhiều chương trình khác nhau. Đã được một thời gian dài Tập đoàn triển khai lớp đào tạo theo chuyên môn như: bán hàng, mua hàng, nhân sự, marketing và thực hiện triển khai đến hầu hết các thành viên trong tập đoàn (đào tạo qua mạng e-learning). Tập đoàn thiết kế các “chương trình đào tạo cắt ngang”, được hiểu là theo vị trí địa lý và đi sâu đào tạo về cơ bản cho nhà quản trị. Tập đoàn triển khai hoạt động “câu lạc bộ Danone Campus” nhiều lần trong năm để thu hút lãnh đạo, nhà quản trị ở mọi miền, mọi quốc gia trên thế giới với mục đích quốc tế hóa và truyền bá văn hóa kinh doanh của Tập

đoàn, đồng thời chia sẻ những kinh nghiệm hay cho các nhà quản trị.

Công tác đào tạo nhân lực, người lao động. Đây là nhóm có số lượng lớn và các nhiệm vụ khác nhau do đó các Cơng ty áp dụng khá nhiều chương trình đào tạo. Trong đó, có chương trình kết hợp cùng cơ sở đào tạo uy tín và trung tâm đào tạo nghề. Hướng đến mục tiêu nâng cao năng lực bản thân của mỗi lao động, nhân lực, Lãnh đạo Danone khuyến khích các đơn vị triển khai chương trình “Năng lực và phân loại nhân lực”. Đây là một phương pháp để có thể xác định năng lực, đánh giá nhân lực một cách chính xác nhất để phù hợp với yêu cầu của các công ty thành viên ở mỗi giai đoạn. Hơn nữa, nhân lực của tập đồn có thể nâng cao năng lực bản thân nhờ vào sơ đồ đào tạo được đổi mới và tự đánh giá bản thân từ việc xếp loại dựa trên năng lực của cá nhân.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) đào tạo nhân lực tại công ty trách nhiệm hữu hạn haesung vina (Trang 41 - 45)