Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam – chi nhánh hà nội (Trang 52)

STT Phịng ban / Vị trí Chức năng

1 Ban Giám đốc

Tổ chức chỉ đạo thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và các quy định về chế độ, thể lệ có liên quan đến HĐKD Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước và VCB ban hành; hoạch định chiến lược kinh doanh; họp hội đồng tín dụng và ký duyệt các hồ sơ vay vốn, lập hội đồng khen thưởng kỷ luật, xét năng lực cán bộ và trình lên Ngân hàng cấp trên quyết định.

2 Khối quản lý khách hàng bao gồm phòng KHDN và KHCN Các phịng khách hàng có các nhiệm vụ chính sau: - Thực hiện công tác marketing, tiếp thị, và phát triển khách hàng

- Thực hiện cơng tác tín dụng

- Các nhiệm vụ khác: quản lý thông tin, phối hợp, hỗ trợ các đơn vị liên quan trong phạm vi quản lý nghiệp vụ, cập nhật thông tin diễn biến thị trường và sản phẩm trong phạm vi quản lý có liên quan đến nhiệm vụ của phòng, tham gia ý kiến đối với các sản phẩm chung của chi nhánh theo chức năng nhiệm vụ được giao, thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu giám đốc chi nhánh.

3 Khối quản lý rủi ro

Thực hiện cơng tác quản lý tín dụng, tham mưu đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng. Thực hiện cơng tác quản lý tín dụng và phổ biến các văn bản quy định, quy trình về quản lý rủi ro tác nghiệp của VCB.

4 Khối tác nghiệp

- Phịng Quản trị tín dụng: Thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định, quy trình của VCB; thực hiện tính tốn trích lập dự phịng rủi ro dựa trên kết quả phân loại nợ của phòng Quan hệ khách hàng.

- PGD khách hàng: Chào đón khách hàng, giới thiệu và bán chéo sản phẩm, dịch vụ ngân hàng; giải đáp và hướng dẫn khách hàng sử dụng các tiện ích về sản phẩm, dịch vụ; thu thập thông tin, cập nhật, thay đổi, bổ sung thông tin khách hàng; thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản tiền gửi, tài khoản tiết kiệm; cung cấp các thông tin về tài khoản, gửi giấy báo nợ, giấy báo có, sao kê tài khoản… cho khách hàng theo đúng chế độ và thẩm quyền quy định; thực hiện việc thu đổi ngoại tệ, giải ngân, thu vốn, thu lãi, hạch toán chuyển nợ quá hạn,… trên tài khoản tiền vay; thực hiện thu, chi trên tài khoản ký quỹ, thanh tốn thư tín dụng, chi trả lệnh chuyển tiền, thẻ tín dụng, thẻ thanh toán…

- Tổ quản lý dịch vụ kho quỹ: Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất/ nhập quỹ: Quản lý kho tiền và quỹ nghiệp vụ; quản lý quỹ (thu/ chi, xuất/ nhập); đề xuất, tham mưu với Giám đốc chi nhánh về các biện pháp, điều kiện an toàn kho quỹ, phát triển các dịch vụ kho quỹ.

5

Khối quản lý nội bộ

- Phòng Kế hoạch tổng hợp: Thực hiện các công tác thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá các thơng tin về tình hình kinh tế, chính trị - xã hội của địa phương, về đối tác, đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng các hoạt động

của chi nhánh; tham mưu, xây dựng kế hoạch phát triển, tổ chức triển khai kế hoạch kinh doanh.

- Phịng Tài chính – Kế tốn: Quản lý và thực hiện công tác kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp; thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế tốn của chi nhánh và nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính, đề xuất, tham mưu về hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính, kế toán; kiểm tra định kỳ, đột xuất việc chấp hành các quy định trong cơng tác kế tốn và chi tiêu tài chính.

- Phịng Tổ chức hành chính: Thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của VCB.

- Tổ điện tốn: Thực hiện cơng tác quản lý, duy trì hệ thống thơng tin điện tốn tại chi nhánh, bảo trì bảo dưỡng máy tính đảm bảo thơng suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của chi nhánh; thực hiện quản lý về mặt công nghệ và kỹ thuật đối với tồn bộ hệ thống cơng nghệ thơng tin của chi nhánh.

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội.

2.1.3.1. Tình hình hoạt động huy động vốn

Như bao NHTM khác, hoạt động chủ yếu và cốt lõi của ngân hàng VCB

Hà Nội là hoạt động huy động và cho vay. Hai hoạt động này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản và nguồn vốn của ngân hàng. Hoạt động huy động vốn đóng vai trị tích cực trong việc gia tăng nguồn vốn khả dụng cho ngân hàng.

Biểu đồ 2.1: Tổng nguồn vốn huy động của VCB – CN Hà Nội giai đoạn 2017 - 2019 2852.02 3438.36 4554.48 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 5000

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Tỷ

đồ

n

g

Tổng nguồn vốn huy động

Tổng nguồn vốn huy động của VCB – CN Hà Nội được thể hiện qua bảng 2.4

Tuy là một trong những ngân hàng huy động vốn với lãi suất thấp trên địa bàn nhưng với thương hiệu mạnh, uy tín và những chính sách khách hàng riêng của mình mà cơng tác huy động vốn tại VCB – Hà Nội liên tục tăng trưởng trong giai

đoạn từ 2017 – 2019 (Xem biểu đồ 2.1). Năm 2017, tổng nguồn vốn huy động đạt 2.852,02 tỷ đồng. Năm 2018 đạt 3.438,36 tỷ đồng tăng 586,34 tỷ đồng tương ứng tăng 20,56%, năm 2019 đạt 4.554,48 tỷ đồng tăng 1116,12 tỷ đồng tương ứng tăng 32,46%. VCB – CN Hà Nội đã hồn thành tốt cơng tác huy động vốn theo kế hoạch đã xây dựng, đóng góp vào thành tích huy động vốn chung của tồn hệ thống VCB.

2.1.3.2. Tình hình hoạt động cho vay

Hoạt động cho vay khách hàng là hoạt động cơ bản của VCB – CN Hà Nội và hiện nay vẫn đóng góp một phần lớn trong tổng thu nhập của ngân hàng. VCB – CN Hà Nội coi trọng cơng tác tín dụng, vừa đảm bảo số lượng và chất lượng tín dụng tăng trưởng và an toàn.

Tổng dư nợ cho vay khách hàng tăng trưởng liên tục từ 2017 – 2019. Là một trong những ngân hàng có uy tín và thương hiệu trên địa bàn, chi nhánh đã thu hút

được niềm tin của khách hàng, vì vậy với diễn biến phức tạp của nền kinh tế chi nhánh vẫn hồn thành mục tiêu tăng trưởng tín dụng của mình. Tuy năm tốc độ tăng trưởng có sự giảm sút, năm 2018 tốc độ tăng dư nợ cho vay là 33,12%, đến năm 2018 tốc độ tăng dư nợ cho vay là 14,2%. Nguyên nhân là do năm 2018, lãi suất cho vay giảm khiến dư nợ cho vay tăng cao hơn, năm 2019 lãi suất cho vay tăng khiến khách hàng dè dặt hơn trong việc vay vốn để thỏa mãn nhu cầu về vốn của mình

Biểu đồ 2.2: Tổng dư nợ cho vay khách hàng giai đoạn 2017 – 2019

Bảng 2.2: Cơ cấu dƣ nợ cho vay của VCB _ CN Hà Nội giai đoạn 2017 – 2019

STT

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh 18/17 So sánh 19/18

Giá trị (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (Tỷ đồng) Tỷ lệ (%) 1 Theo loại hình 1.815,13 100 2.416,31 100 2.816,20 100 601,17 33,12 399,90 14,200 Cho vay TCKT 1.184,72 65,27 1.617,66 66,95 1.886,00 66,97 432,94 36,54 268,34 14,228 Cho vay bán lẻ 630,41 34,73 798,64 33,05 930,19 33,03 168,23 26,68 131,55 14,142 2 Theo loại cho vay 1.815,13 100 2.416,31 100,00 2.816,20 100,00 601,17 33,12 399,90 14,200 Cho vay ngắn hạn 1.448,22 79,79 1.460,18 60,43 1.488,66 52,86 11,96 0,83 28,48 1,913 Cho vay trung dài hạn 366,91 20,21 956,12 39,57 1.327,54 47,14 589,21 160,59 371,42 27,978

3 Theo loại ngoại tệ 1.815,13 100 2.416,31 100,00 2.816,20 100,00 601,17 33,12 399,90 14,200 VND 1.795,03 98,89 2.355,78 97,50 2.776,51 98,59 560,75 31,24 420,73 15,153 USD 20,11 1,11 60,53 2,50 39,69 1,41 40,42 201,00 -20,83 -52,482

EUR 0,0 0,00 0,00 0,00 - 0,00

Nhìn chung dư nợ cho vay của VCB – CN Hà Nội có sự tăng trưởng đều qua các năm cả về cho vay ngắn hạn và cho vay dài hạn, trong đó cơ cấu cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn và đang chuyển dần theo hướng tăng tỷ trọng cho vay trung, dài hạn và giảm dần tỷ trọng cho vay ngắn hạn. Năm 2017, tỷ trọng giữa cho vay ngắn hạn và trung, dài hạn chênh lệch khá lớn, ngắn hạn chiếm 79,79%, trung dài hạn chiếm 20,21%. Đến năm 2019, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn chiếm 52.86% và tỷ trọng dư nợ trung dài hạn chiếm 47.14%.

Các khoản cho vay của ngân hàng VCB – CN Hà Nội vẫn chủ yếu tập trung vào khách hàng doanh nghiệp. Dư nợ cho vay KHDN tăng đều qua các năm, tỷ trọng cho vay KHDN luôn chiếm trên 65% tổng dư nợ và có xu hướng tăng dần. Sở dĩ có tổng dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp lớn như vậy là do ngân hàng VCB – CN Hà Nội là NHTM Nhà nước và có thế mạnh về cho vay đầu tư dự án nên số tiền giải ngân cho vay các doanh nghiệp thi công các dự án như thủy điện, thiết bị máy móc, cơng trình nhà xưởng chiếm tỷ trọng cao. Cho vay KHCN đã có sự tăng trưởng đều qua các năm từ 630,41 tỷ đồng năm 2017 lên 930,19 tỷ đồng năm 2019, song về tỷ trọng vẫn chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ (<35%) trong cơ cấu dư nợ cho vay và có xu hướng giảm dần từ năm 2017- 2019. Điều đó chứng tỏ ngân hàng VCB – CN Hà Nội đã nhận thức được vai trò quan trọng trong việc cho vay đối với các cá nhân song hiệu quả đạt được cịn chưa hiệu quả. Có thể nói đây là thành phần kinh tế đang được ưu tiên phát triển trong thời gian gần đây và VCB – CN Hà Nội cần phải có biện pháp để phát triển hơn nữa hoạt động này.

Dư nợ cho vay bằng VNĐ là chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn (>95%) và tăng dần qua từ 2017 - 2019. Dư nợ cho vay bằng USD chiếm tỷ trọng rất nhỏ, không đáng kể trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng và biến động thất thường qua các năm.

2.1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB - CN Hà Nội giai đoạn 2017 – 2019 giai đoạn 2017 – 2019 Đơn vị: Tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh 2018/2017 So sánh 2019/2018 Số tiền % Số tiền % 1 LNTT trước trích DPRR 79,34 105,77 111,41 26,43 33,30 5,64 5,34 2 Trích DPRR 1,89 13,21 2,73 11,32 598,19 -10,49 - 79,36 3 Lợi nhuận trước

thuế 77,45 92,56 108,69 15,10 19,50 16,13 17,43 4 Lợi nhuận sau

thuế 60,41 72,19 86,95 11,78 19,50 14,76 20,44 5 Số CBNVBQ 112,00 111,00 108,00 -1,00 -0,89 -3,00 -2,70 6 LNST bình quân

đầu người 539,40 650,39 805,08 110,99 20,58 154,69 23,78

(Nguồn phịng kế tốn báo cáo tài chính:10-11)

Nhìn vào bảng 2.3 kết quả trên ta thấy:

Lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế, lợi nhuận sau thuế bình quân đầu người đều tăng trưởng qua các năm chứng tỏ ngân hàng hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả tốt.

DPRR năm 2017 đạt 1,89 tỷ đồng, năm 2018 tăng mạnh đạt 13,21 tỷ và năm 2019 giảm về mức 2,73 tỷ. Năm 2018 DPRR tăng mạnh như trên nguyên nhân là do nợ nhóm 1 và nhóm 2 tăng, một phần do giá trị tài sản đảm bảo của ngân hàng sau khi đánh giá lại có giá trị thấp dẫn đến trích lập dự phịng rủi ro cụ thể và trích lập dự phịng rủi ro chung tăng.

2.2. Thực trạng hoạt động huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội

2.2.1. Quy trình nghiệp vụ huy động tiền gửi của ngân hàng TMCP Ngoại Thương – CN Hà Nội

2.2.1.1 Quy trình nghiệp vụ gửi tiền vào ngân hàng

Chủ thể Sơ đồ Quy trình Mơ tả

- Khách hàng có nhu cầu gửi tiền vào VCB sẽ tới các điểm giao dịch của VCB để giao dịch

CHUYÊN VIÊN NGÂN HÀNG (CV Tư vấn/Giao dịch viên)

- Tùy thuộc nhu cầu của khách hàng, CV Ngân hàng sẽ tư vấn cho khách hàng lựa chọn sản phẩm tiền gửi phù hợp nhất, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.

CHUYÊN VIÊN NGÂN HÀNG (Giao dịch viên)

 Căn cứ vào yêu cầu của khách hàng, GDV sẽ nhập liệu giao dịch trên hệ thống các thông tin cần thiết.

 Thu tiền của khách hàng LÃNH ĐẠO

PHÊ DUYỆT (Trưởng đơn vị hoặc người được ủy quyền)

- Kiểm tra đối chiếu dữ liệu GDV nhập trên hệ thống với chứng từ hồ sơ khách hàng lập. - Nếu phát hiện sai sót chuyển lại bước 3 cho GDV chỉnh sửa

CHUYÊN VIÊN NGÂN HÀNG (Giao dịch viên)

- Sau khi được KSV phê duyệt, GDV thông báo GD thành công cho KH: trả Sổ tiền gửi (nếu KH gửi tiền có Kỳ hạn), chứng từ báo có (KH nộp tiền vào TK)…

- Khách hàng nhận lại giấy tờ tuỳ thân, kiểm tra lại thông tin trên Giấy xác nhận GD thành cơng của Ngân hàng và hồn tất giao dịch

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ quy trình gửi tiền của VCB (nguồn Quy trình GD)

YÊU CẦU XỬ LÝ DL TRÊN PHẦN MỀM NH PHÊ DUYỆT HOÀN TẤT GIAO DỊCH KẾT THÚC TIẾP NHẬN YÊU CẦU

2.2.1.2 Quy trình nghiệp vụ rút tiền

Khi có nhu cầu rút tiền từ tài khoản thanh toán hay tiết kiệm, khách hàng mang theo giấy tờ tùy thân, cùng chứng từ ngân hàng để thực hiện thanh toán theo hướng dẫn của cán bộ nhân viên VCB.

Đối với tài khoản tiền gửi thanh toán: Khi khách hàng có nhu cầu rút tiền mặt từ tài khoản thanh toán, khách hàng sẽ sử dụng Séc lĩnh tiền mặt hoặc giấy lĩnh tiền mặt (chủ tài khoản là cá nhân). Nếu khách hàng muốn chuyển tiền từ tài khoản khách hàng lập lệnh thanh toán theo mẫu quy định của VCB. Nhân viên ngân hàng căn cứ vào lệnh thanh toán của chủ tài khoản, kiểm tra đối chiếu chứng từ và thực hiện lệnh thanh toán theo yêu cầu.

Đối với tài khoản tiền gửi có kỳ hạn: Nếu khách hàng tất tốn tài khoản đúng hạn, phần mềm kế toán tự động chuyển gốc và lãi vào tài khoản tiền gửi thanh toán chờ khách hàng thanh toán; nếu khách hàng tất toán hoặc rút một phần từ tài khoản tiền gửi khi chưa đến hạn, khách hàng cần lập giấy đề nghị tất toán trước hạn và lệnh chuyển tiền, căn cứ vào các điều khoản trong hợp đồng tiền gửi ngân hàng sẽ tiến hành thanh toán theo yêu cầu.

Đối với tài khoản tiết kiệm, khách hàng rút một phần hay có nhu cầu tất toán, lấy lãi định kỳ… khách hàng mang theo giấy tờ tùy thân và sổ tiết kiệm tới ngân hàng giao dịch theo yêu cầu.

2.2.2. Các sản phẩm huy động vốn tiền gửi của ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Hà Nội

Tiền gửi thanh toán: Sản phẩm tiền gửi thanh toán được thiết kế dành cho

đối tượng khách hàng cá nhân hoặc tổ chức kinh tế mở tài khoản tại Sacombank để thực hiện nhu cầu thanh tốn, chi tiêu. Khách hàng có thể mở tài khoản thanh toán bằng VND, USD, EUR...Khách hàng được hưởng lãi suất không kỳ hạn và khơng có thời hạn cho tiền gửi thanh tốn.

Tiền gửi có kỳ hạn: Là một hợp đồng tiền gửi được ký kết giữa ngân hàng và

khách hàng, trong đó qui định rõ về điều khoản lãi suất, phương thức thanh toán, phương thức trả lãi. Khách hàng sẽ được hưởng lãi suất cao hơn lãi suất tiền gửi thanh toán (lãi suất thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng).

Tiền gửi tiết kiệm: là hình thức huy động chủ yếu của VCB với nhiều hình

thức đa dạng

- Tiết kiệm có kỳ hạn truyền thống:

Đáp ứng nhu cầu tiền gửi tiết kiệm bằng sổ của khách hàng với kỳ hạn đa dạng, lãi suất hấp dẫn. Lãi suất tiết kiệm thường là lãi suất cố định, có thể lĩnh lãi hàng tháng, quý hoặc cuối kỳ. Kết thúc kỳ hạn gửi, nếu khách hàng không rút tiền

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam – chi nhánh hà nội (Trang 52)