1.4.1 .Các yếu tố chủ quan
1.4.2. Các yếu tố khách quan
1.4.2.1. Hành lang pháp lý
Hành lang pháp lý được xem là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả của hoạt động thanh tra giám sát Ngân hàng. Việc hồn thiện
hành lang pháp lý, cơ chế chính sách về quản lý, hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng, các quy định an toàn hoạt động ngân hàng, quy định về quản trị, điều hành, quy định về quản lý rủi ro của TCTD, quy định về công khai, minh bạch, xử lý vi phạm... đ ảm bảo đ ầy đủ, chặt chẽ, đồng bộ và phù hợp với thơng lệ quốc tế nhằm hình thành những chuẩn mực, điều kiện an toàn cao hơn trong hoạt động ngân hàng sẽ là là cơ sở quan trọng trong việc phát hiện, ngăn ngừa, cảnh báo sớm được các rủi ro cũng như trong việc áp dụng các chế tài xử lý vi phạm đủ mạnh đảm bảo cho các TCTD phải luôn tuân thủ nghiêm túc các quy định c ủa pháp luật, góp phần đảm bảo an tồn trong ho ạt động ngân hàng từ đó giúp cho hoạt động thanh tra giám sát thực thi có hiệu lực, hiệu quả, đảm bảo được các yêu c ầu, mục tiêu đã đặt ra. Ngược lại, hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ, các quy định khác nhau, chồng chéo, chưa thực sự phù hợp trong thực tế,các quy định của pháp luật trong hoạt động ngân hàng thường xuyên thay đổi sẽ gây ra khó khăn trong cơng tác thanh tra giám sát ngân hàng sẽ khiến công tác thanh tra trở nên bất cập, khó thực hiện và giảm hiệu quả.
1.4.2.2. Đối tượng TTGS
Đối tượng TTGS là các TCTD, chịu sự tác động trực tiếp của hoạt động thanh tra.Thực tế cho thấy ở những TCTD có bộ máy lãnh đạo quản lý ln đề cao việc tuân thủ, chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, của ngành, đào tạo đội ngũcán bộ ngân hàng có ý thức tuân thủ pháp luật, phối hợp tốt để thanh tra thực hiện nhiệm vụ, chế độ thông tin báo cáo trung thực, đầy đủ, kịp thời thì hoạt động TTGS được tiến hành rất thuận lợi, kết quả TTGS mới phản ánh được chính xác các kiến nghị thanh tra, đem lại hiệu quả thiết thực cho các cấp quản lý cũng như TCTD. Ngược lại đối với các TCTD chưa chấp hành đúng các quy định, thường xuyên vi phạm chế độ chính sách, ln tìm cách luồn lách, che giấu, cố tình làm sai lệch các số liệu,có thái độ khơng hợp tác thì hoạt động TTGS sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
1.4.2.3. Mơi trường chính trị, kinh tế xã hội
Tình hình kinh tế chính trị, xã hội ổn định, phát triển là cơ sở an toàn, vững chắc, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp…phát triển từ đó giúp choho ạt động của hệ thống ngân hàng được an
toàn, lành mạnh, bền vững, hạn chế việc cố tình vi phạm pháp luật, đổ vỡ của các TCTD từ đó hoạt động thanh tra giám sát sẽ giảm bớt được áp lực, hiệu quả thanh tra, giám sát càng được nâng cao.
1.4.2.4. Sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị liên quan trong công tác thanh tra giám sát ngân hàng
Hoạt động TTGS ngân hàng đối với các TCTD để đạt được hiệu quả tối ưu, ngoài việc thanh tra tại chỗ, giám sát từ xa tính tuân thủ pháp luật của các TCTD cần rất nhiều thông tin bên ngồi đối với TCTD đó. Nguồn thơng tin càng đa dạng thì việc thanh tra giám sát càng có hiệu quả. Do đó, có thể thấy việc phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan là rất cần thiết. Việc phối hợp giữa các đơn vị trong công tác thanh tra giám sát một mặt sẽ giúp tránh sự chồng chéo về công việc, mặt khác đảm bảo tốt hơn trong việc cung cấp kịp thời đầy đủ, chính xác thơng tin.