Quan điểm và định hướng hoàn thiện hoạt động thanh tra, giámsát các tổ chức

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) hoàn thiện công tác thanh tra, giám sát đối với các tổ chức tín dụng của ngân hàng nhà nước việt nam chi nhánh tỉnh bắc giang (Trang 88 - 91)

1.4.1 .Các yếu tố chủ quan

3.1. Quan điểm và định hướng hoàn thiện hoạt động thanh tra, giámsát các tổ chức

3.1.1. Quan điểm hoàn thiện hoạt động thanh tra, giám sát đối với các các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Thứ nhất, Nghiên cứu hoàn thiện hoạt động thanh tra, giám sát đối với các

TCTD phải dựa trên cơ sở tổng kết một cách có hệ thống thực tiễn công tác thanh tra, giám sát trong những năm qua, đặc biệt là những năm gần đây; đánh giá hiệu quả ho ạt động các mặt công tác trên qua t ừng thời kỳ, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm về hoạt động thanh tra, giám sát để có phương hướng đổi mới phù hợp với tình hình và nhiệm vụ của giai đoạn hiện nay.

Thứ hai, Hồn thiện cơng tác thanh tra, giám sát phải trên cơ sở quán triệt

những quan điểm của Nhà nước và các cơ quan ban ngành về thanh tra, giám sát đối với các TCTD, xác định rõ vị trí, vai trị của cơng tác thanh tra, giám sát đối với các tổ chức tín dụng trong quá trình phát triển kinh tế.

Thứ ba, Hồn thiện cơng tác thanh tra, giám sát đối với các TCTDphải đảm bảo

tăng cường hiệu quả công tác thanh tra, giám sát trong điều kiện các tổ chức tín dụng ngày càng phát triển, mở rộng và hoàn thiện hoạt động, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước. Đồng thời phải tạo các điều kiện, môi trường thuận lợi, lành mạnh để các TCTDphát huy hết tiềm năng xây dựng và phát triển.

Thứ tư, Hồn thiện cơng tác thanh tra, giám sát đối với các TCTDphải trên cơ

sở phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các tổ chức Thanh tra ngân hàng nhà nước với các cơ quan, tổ chức khác, nhất là những cơ quan, tổ chức có chức năng thanh tra, giám sát; tạo công tác thanh tra, giám sát hữu hiệu, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả quản lý của NHNN, đấu tranh chống các tệ tham nhũng, cửa quyền, phòng và chống các hành vi vi phạm pháp luật, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các cơ quan nhà nước và trong toàn xã hội.

Thứ năm, Hồn thiện cơng tác thanh tra, giám sát đối với các TCTD phải

nhằm vào mục tiêu thiết lập được một hệ thống tổ chức cơ quan Thanh tra, giám sát của ngân hàng nhà nước tinh nhuệ từ Trung ương đến địa phương, bảo đ ảm tăng cường sự chỉ đạo tập trung, thống nhất trong hoạt động, có phương thức hoạt động linh ho ạt, đ ảm bảo tính nhanh nhạy, kịp thời và có hiệu quả, khơng chồng chéo, trùng lặp và cũng khơng bỏ sót đối tượng cần thanh tra, giám sát.

3.1.2. Định hướng hoàn thiện hoạt động thanh tra,giám sát ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang địa bàn tỉnh Bắc Giang

3.1.2.1. Định hướng phát triển hệ thống ngân hàng

Theo Quyết định số Quyết định 986/QĐ-TTg của Chính Phủ ngày 08/08/2018 về Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, một nhiệm vụ được đặt ra để các TCTD hoạt động minh bạch, cạnh tranh, an toàn, hiệu quả bền vững là tăng cường hiệu lực, hiệu quả hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, cụ thể:

a) Hoàn thiện mơ hình tổ chức Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng phù hợp với lộ trình đổi mới mơ hình tổ chức và cơ chế hoạt động của Ngân hàng Nhà nước:

- Hoàn thiện, đổi mới mơ hình tổ chức thanh tra giám sát ngân hàng theo hướng: Bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất về hoạt động thanh tra, giám sát của cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng tới các đơn vị thanh tra giám sát ngân hàng t ại địa phương, tránh tình trạng chồng chéo hoặc bỏ sót nhiệm vụ; xây dựng cơ chế phân cấp, phân quyền, phân định trách nhiệm rõ ràng, minh bạch, cơ chế phối hợp, chia sẻ thơng tin, quy trình báo cáo, chỉ đ ạo điều hành trong nội bộ của cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng cũng như giữa cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng với các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước; hình thành đơn vị thuộc cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng chịu trách nhiệm quản lý, thanh tra, giám sát ho ạt động của các tổ chức tín dụng có tầm quan trọng hệ thống và đơn vị chuyên trách tham mưu cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của hệ thống tổ chức tín dụng là hợp tác xã.

giám sát ngân hàng và các cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan chức năng trong hoạt động thanh tra, giám sát hệ thống tài chính để bảo đảm an tồn, ổn định hệ thống tài chính.

b) Đổi mới phương pháp thanh tra, giám sát:

- Tiếp tục đổi mới công tác thanh tra theo hướng: Chuyển nhanh và mạnh từ thanh tra tuân thủ sang thanh tra trên cơ sở rủi ro, gắn kết chặt chẽ với giám sát trên cơ sở rủi ro, từng bước áp dụng thống nhất trong tồn hệ thống các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi; tăng cường thanh tra tồn diện, pháp nhân tổ chức tín dụng;

- Tiếp tục đổi mới công tác giám sát theo hướng: Nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát an tồn vi mơ trên cơ sở triển khai các công cụ, phương pháp giám sát rủi ro mới gắn liền với đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; nâng cao khả năng cảnh báo sớm của Ngân hàng Nhà nước đối với những rủi ro tiềm ẩn mang tính hệ thống và ngăn ngừa nguy cơ vi phạm pháp luật ngành Ngân hàng của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; phối hợp chặt chẽ giữa công tác giám sát với công tác thanh tra, cấp phép và ban hành chế độ, chính sách.

c) Tăng cường đầu tư công nghệ hỗ trợ công tác thanh tra, giám sát ngân hàng. d) Xây dựng cơ chế kiểm soát cán bộ đồng thời với cơ chế bảo vệ cán bộ phù hợp, hạn chế rủi ro pháp lý cho cán bộ, công chức làm công tác thanh tra, giám sát trong ngành Ngân hàng.

đ) Tăng cường chất lượng thanh tra, giám sát các tập đồn tài chính dưới hình thức cơng ty mẹ - con, trong đó cơng ty mẹ là tổ chức tín dụng; kiểm sốt tính liên thơng giữa các tổ chức tín dụng với các định chế tài chính thuộc phạm vi thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước.

3.1.2.2. Định hướng hoàn thiện hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Để thực hiện được chiến lược phát triển và các mục tiêu quan trọng của ngành Ngân hàng tỉnh Bắc Giang đề ra, công tác thanh tra của NHNN tỉnh phải cải tiến cả về nội dung và phương pháp thanh tra để đảm bảo từng bước thực hiện được nhiệm

vụ trước mắt và lâu dài là hạn chế, kiểm soát được rủi ro của hệ thống ngân hàng và cả thị trường tài chính trên địa bàn tỉnh. Nâng cao chất lượng nghiệp vụ thanh tra, giám sát tại chỗ, phải được khai thác có hiệu quả hơn nữa, có tác dụng cảnh báo sớm rủi ro trong ho ạt động ngân hàng; s ử dụng kết quả và hoạt động kiểm toán nội bộ và kiểm tốn độc lập làm cơng cụ hỗ trợ cho quá trình thanh tra, giám sát. Từng bước đổi mới công tác thanh tra theo hướng: Chuyển từ thanh tra tuân thủ sang thanh tra trên cơ sở rủi ro.

Thị trường tài chính, dịch vụ ngân hàng cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn, rủi ro của các TCTD sẽ tăng lên. Do đó, việc đổi mới thanh tra ngân hàng theo hướng đào tạo đội ngũ cán bộ thanh tra, thanh tra viên có trình độ, giàu kinh nghiệm, xây dựng cơ cấu tổ chức hiệu quả đồng thời có cơ chế nâng cao vai trị của kiểm sốt nội bộ và trách nhiệm quản lý của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc các TCTD là địi hỏi khách quan. Ngồi ra, ho ạt động thanh tra, kiểm soát phải gắn liền với việc thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chố ng lãng phí, Luật khiếu nại, tố cáo và phòng chống tội phạm trong hoạt động ngân hàng.

3.2. Giải pháp hoàn thiện ho ạt động thanh tra, giám sát tại Ngân hàng nhà nước Chi nhánh tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) hoàn thiện công tác thanh tra, giám sát đối với các tổ chức tín dụng của ngân hàng nhà nước việt nam chi nhánh tỉnh bắc giang (Trang 88 - 91)