Nâng cao chất lượngcông tác thanhtra tại chỗ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) hoàn thiện công tác thanh tra, giám sát đối với các tổ chức tín dụng của ngân hàng nhà nước việt nam chi nhánh tỉnh bắc giang (Trang 92 - 98)

1.4.1 .Các yếu tố chủ quan

3.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh tra,giám sát tại Ngânhàng nhà nước Ch

3.2.2. Nâng cao chất lượngcông tác thanhtra tại chỗ

- Thực hiện tốt quy trình thanh tra:

+ Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch thanh tra hằng năm, tập trung thanh, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế trên địa bàn và đúng theo kế hoạch của NHNN Việt Nam. Sắp xếp thời gian thanh tra không vào những thời điểm nhạy cảm của đơn vị được thanh tra.

+ Nâng cao tính chủ động trong hoạt động thanh tra, hoàn thành thanh tra đúng tiến độ các cuộc thanh tra theo kế hoạch, theo chuyên đề và đột xuất.

+ Đối với giai đoạn chuẩn bị thanh tra, yêu cầu đặt ra cho các đoàn thanh tra trong giai đoạn này là phải nắm chắc mục đích, yêu cầu của cuộc thanh tra.Trưởng đoàn phải bao quát đề cương, tìm ra những vấn đề trọng tâm để tập trung làm rõ trong quá trình thanh tra và lên kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho từng đoàn viên trong đoàn. Từng đoàn viên phải nghiên cứu đề cương, đặc biệt nghiên cứu sâu phần công việc được phân công để lập kế hoạch chitiết cho việc tiếp cận và thực hiện thanh tra.

Giai đoạn này, ngoài việc nghiên cứu các văn bản chế độ có liên quan cần thu thập thêm các thông tin, số liệu từ giám sát an tồn vi mơ, từ trung tâm thơng tin tín dụng CIC, từ các cơ quan pháp luật,thơng tin qua báo chí, thơng tin từ đối tượng thanh tra, thơng tin tích luỹ đượcqua theo dõi của cán bộ thanh tra và từ các cuộc thanh tra trước để phục vụ tố tnhất cho cuộc TTTC đạt yêu cầu về chất lượng và thời gian.

+ Giai đoạn tiến hành thanh tra: Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong quy trình một cuộc thanh tra tại chỗ. Yêu cầu đ ặt ra là bằng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng, kinh nghiệm và nghệ thuật thanh tra để đi sâu kiểm tra hoạt động của NHTM một cách c ụ thể.Tìm ra những mặt làm tốt, những tồn tại và vi phạm,những vướng mắc của cơ chế chính sách trong q trình thực hiện, khẳng định một cách chắc chắn kết quả hoạt động của TCTD trên các mặt đã thanh, kiểm tra.

+ Giai đoạn kết thúc cuộc thanh tra: Nhiệm vụ của giai đoạn này là phải tổng hợp tình hình tồn bộ cuộc thanh tra và ra văn bản kết luận thanh tra. Đây là giai đoạn quyết định, thể hiện tồn diện nhất vai trị của đồn thanh tra và công cụ thanh tra. Trách nhiệm và vai trị của trưởng đồn thanh tra lúc này là hết sức quan trọng. Yêu cầu với một kết luận thanh tra là phải ngắn gọn, súc tích, văn từ đ ảm bảo hiểu đơn nghĩa. Kết luận phải nêu rõ được thực trạng hoạt động, ưu - khuyết điểm của đối tượng kiểm tra. Các kiến nghị phải rõ ràng về thời gian, đối tượng thực hiện và phải quy định rõ thời hạn thực hiện các kiến nghị, quy định việc báo cáo tiến độ thực hiện kiến nghị về Thanh tra NHNN chi nhánh để theo dõi. Ngoài việc kết luận rõ đúng - sai và có các kiến nghị cụ thể đối với đối tượng thanh tra, kết luận thanh tra sẽ rất có trọng lượng nếu có những kiến nghị bổ sung sửa đổi về cơ chế chính sách,kiến nghị với các bộ, ngành có liên quan. Bởi lẽ, một mặt nó thể hiện kiến thức sâu rộng và tầm nhìn của cán bộ thanh tra, mặt khác nó sẽ tạo điều kiện để đối tượng thanh tra có thể chấn chỉnh, thực hiện được các kiến nghị mà kết luận thanh tra đã đề ra.

-Thay đổi linh hoạt các phương pháp, nội dung thanh tra: Hiện nay phương pháp thanh tra chủ yếu là phương pháp thanh tra tuân thủ. Để nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra t ại chỗ nên xác định nội dung tập trung vào trọng tâm,

trọng điểm, từng bước chuyển từ phương pháp thanh tra tuân thủ sang thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro là một bước chuyển đặc biệt quan trọng và mang tính quyết định trong ho ạt động thanh tra, giám sát của Thanh tra ngân hàng. Ho ạt động thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro sẽ được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

Thứ nhất, Tập trung vào rủi ro trọng yếu: Công tác thanh tra, giám sát thực

hiện đánh giá rủi ro tập trung vào việc nhận diện các rủi ro trọng yếu có thể xảy đến với một TCTD, có khả năng gây tổn thất cho người gửi tiền. Thanh tra, giám sát được thực hiện trên cơ sở hiểu biết sâu sắc về TCTD.

Thứ hai, Hướng tới tương lai, can thiệp sớm: Bản chất đánh giá rủi ro trong

hoạt động của TCTD là mang tính hướng tới tương lai. Quan điểm này thúc đẩy việc nhận dạng sớm các vấn đề và can thiệp kịp thời khi c ần đưa ra các hành động chỉnh sửa, do đó các vấn đề của TCTD có thể được giải quyếthiệu quả và thỏa đáng hơn.

Thứ ba, Nhận xét dự báo hợp lý, có cơ sở: Đánh giá rủi ro trong hoạt động của

TCTD cần dựa vào những phán đoán, nhận xét dự báo hợp lý, có cơ sở.

Thứ tư, Hiểu rõ nguồn gốc rủi ro: Đánh giá rủi ro đòi hỏi phải hiểu rõ nguồn

gốc của rủi ro trọng yếu có thể xảy ra đối với một TCTD. Hiểu rõ về mơ hình kinh doanh của TCTD cũng như mơi trường kinh doanh bên ngoài của TCTD sẽ giúp cán bộ thanh tra, giám sát nắm bắt được nguồn gốc của rủi ro trọng yếu

- Sử dụng linh hoạt các hình thức thanh tra:

+ Phải đổi mới phương thức tiến hành thanh tra theo hướng sử dụng linh hoạt các hình thức TTTC để bổ sung khiếm khuyết của từng hình thức thanh tra. Nên sử dụng phối hợp các hình thức thanh tra sau: thanh tra diện rộng, thanh tra đột xuất và thanh tra chuyên đề. Ngoài ra, TTTC nên đi sâu kiểm tra tính tuân thủ pháp luật,thanh tra vụ việc của đối tượng thanh tra, thanh tra trên cơ sở rủi ro.

+ Thay đổi cơ bản về nhận thức cho cán bộ thanh tra với phương châm vừa phát hiện, vừa xử lý, vừa yêu c ầu chỉnh sửa ngay, như vậy có tác dụng hơn trong hạn chế sai phạm, rủi ro.

- Tổ chức giám sát chặt chẽ việc thực hiện các kết luận, kiến nghị sau thanh tra: Việc quản lý, theo dõi thực hiện những kiến nghị sau thanh tra phải được chú

trọng đúng mức. Để thực hiện tốt các kiến nghị sau thanh tra, Thanhtra NHNN phải nâng cao chất lượng của kết luận thanh tra; nội dung các kết luận phải cụ thể, súc tích, có căn cứ luận điểm rõ ràng, tránh trường hợp đối tượng thanh tra tranh cãi, phản bác lại kết luận của Đoàn thanh tra. Kết thúcTTTC, Thanh tra chi nhánh phân loại các kiến nghị để giao trách nhiệm cho cán bộ theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, tạo điều kiện cho TCTD chấn chỉnh sau thanh tra; tổ chức kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị sau thanh tra; xử lý nghiêm, đúng pháp luật những trường hợp đối tượng thanh tra không nghiêm túc chỉnh sửa, hoặc chỉnh sửathiếu trách nhiệm hoặc còn để tái phạm.

- Thực hiện nghiêm việc xử lý các vi phạm: Cần khắc phục tình trạng nể

nang, e dè trong xử lý các hành vi vi phạm trong ho ạt động tiền tệ, ngân hàng; áp dụng các chế tài xử phạt một cách nghiêm minh nhằm “lành mạnh hóa” hoạt động ngân hàng, mặt khác sẽ là bài học, làm gương cho những TCTD khác.

3.2.3.Tiếp tục hoàn thiện phương pháp giám sát ngân hàngphù hợp, hiệu quả

- Tiếp tục cải tiến chương trình giám sát ngân hàng đối với TCTD, áp dụng hệ quản trị dữ liệu hiện đại để xây dựng chương trình giám sát phù hợp với sự phát triển của các TCTD hiện nay và sự thay đổi của các quy định chế đột rong ngành ngân hàng. Việc khai thác báo cáo từ hệ thống phần mềm củaThông tư 35/2015/TT-NHNN ngày 31/12/2015; Thông tư 11/2018/TT-NHNN ngày 17/4/2018 của NHNN quy định về chếđộ báo cáo thống kê áp dụng đối với các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cần phải linh hoạt hơn nữa để cán bộ thanh tra có thể kết xuất các báo cáo như mong muốn, kịp thời phát hiện các nguy cơ rủi ro và cảnh báo sớm cho các TCTD. Hiện nay, NHNN Chi nhánh tỉnh mới chỉ được thực hiện chức năng kiểm duyệt báo cáo để gửi đi NHNN trung ương và thực hiện kết xuất số liệu theo định kỳ nên chưa đáp ứng được yêu cầu khai thác báo cáo phục vụ công tác theo dõi, giám sát.

- Chú trọng các chỉ tiêu giám sát, đ ặc biệt là các chỉ tiêu về chấp hành pháp luật và quy chế, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong ho ạt động của TCTD, các chỉ tiêu rủi ro nhằm kịp thời cảnh báo và kiến nghị biện pháp xử lý các biến động khơng có lợi để

các TCTD điều chỉnh, khắc phục đạt kết quả tốt.

- Nâng cao trình độ, kỹ năng phân tích giám sát, đánh giá tình hình TCTD c ủa cơng chức Thanh tra giám sát, tăng cường hơn nữa việc khai thác thông tin từ các cơ quan liên quan để phục vụ giám sát an tồn vi mơ, tăng khả năng cảnh báo rủi ro. - Việc xử lý thông tin giám sát bên cạnh việc phân tích các chỉ số giám sát tuân thủ còn cần chú trọng theo hướng cảnh báo sớm rủi ro cho các chi nhánh TCTD trên địa bàn: phân tích xu hướng, phân tích các tỷ lệ tài chính theo các chỉ số trong Sổ tay giám sát mới ban hành của NHNN Việt Nam với các chỉ số giám sát rủi ro tín dụng, chất lượng tài sản; rủi ro thanh khoản; rủi ro danh tiếng; rủi ro hoạt động...để kiểm soát rủi ro một cách kịp thời. Tại Chi nhánh hiện nay cần chú ý phân tích, đánh giá các chỉ tiêu về vốn, chất lượng tín dụng/rủi ro tín dụng, khả năng sinh lời, rủi ro thanh toán, hoạt động... bởi trên địa bàn chỉ có Chi nhánh TCTD khơng có trụ sở chính.

- Tổ chức tốt việc thực hiện các kiến nghị sau hoạt động thanh tra: Thanh tra, giám sát ngân hàng có trách nhiệm theo dõi các TCTD trong việc chấp hành các kiến nghị, các quyết định xử lý đã được nêu trong kết luận thanh tra, thông báo hoặc cảnh báo vi phạm. Để việc xử lý, kiến nghị xử lý có hiệu lực, hiệu quả, TTGS NHNN tỉnh Bắc Giang cần:

+ Yêu cầu Giám đốc các chi nhánh TCTD được thanh tra phải giao trách nhiệm cho các phịng ban có liên quan có biện pháp chỉnh sửa cụ thể sau thanh tra.

+ Giao cán bộ quản lý từng đơn vị thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc chỉnh sửa sau thanh tra.

+ Kết thúc thời hạn chỉnh sửa theo yêu cầu, tổ chức tổng hợp và kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra.

+ Xử lý nghiêm, đúng pháp luật những trường hợp đối tượng thanh tra không nghiêm túc chỉnh sửa, chỉnh sửa thiếu trách nhiệm hoặc còn để tái phạm.

+ Tăng cường tuyên truyền pháp luật về thanh tra nhằm nâng cao ý thức của đối tượng được thanh tra. Thực hiện tốt công tác này giúp nâng cao hiệu quả, hiệu lực của thanh tra ngân hàng.

3.2.4. Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa giám sát ngân hàng và thanh tra tại chỗ

Để cho hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN thực sự phát huy hiệu quả cộng hưởng c ủa từng phương pháp thanh tra, phải đổi mới nhận thức về mối quan hệ giữa hai phương pháp này, đồng thời phải vận hành tốt cơ chế phối hợp giữa hai phương pháp.

- Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, phạm vi c ủa từng phương pháp sao cho thông tin đầu ra của bộ phận này sẽ là đầu vào của bộ phận kia và ngược lại.Thực hiện chun mơn hố về kỹ năng - kỹ thuật của từng bộ phận, nhưng phải bảo đảm thống nhất trong một phương pháp, nghiệp vụ thanh tra c ủa ngân hàng. Kết quả giám sát an tồn vi mơ phải hỗ trợ thực sự đắc lực cho thanh tra tại chỗ, phải chỉ ra những nội dung, lĩnh vực cần tập trung thanh tra, tránh thanh tra dàn trải, giảm thời gian, nhân lực thanh tra. Ngược lại kết quả thanh tra tại chỗ phải được cung cấp kịp thời phục vụ cho theo dõi, giám sát và xếp loại TCTD. Hiện nay việc giám sát an tồn vi mơ là cơng c ụ hỗ trợ đắc lực cho thanh tra t ại chỗ.Dựa trên kết quả giám sát định kỳ, TTGS Chi nhánh thực hiện xây dựn kế hoạch thanh tra tại chỗ. Tuy nhiên có một số chỉ tiêu, chỉ số được sử dụng nhưng rất khó đánh giá khả năng quản lý qua phân tích định lượng mà phụ thuộc vào kết quả của các cuộc TTTC ví dụ như vốn, chất lượng tài sản...

- Các cán bộ, thanh tra viên c ủa Chi nhánh c ần coi trọng hơn nữa công tác giám sát an tồn vi mơ. Trên cơ sở phân tích thường xun các báo cáo thì các cán bộ cần phải thiết lập cơ chế thông tin hai chiều đối với các TCTD để kịp thời phát hiện, cảnh báo những bất thường trong hoạt động của TCTD tới Chánh Thanh tra. Bên cạnh việc phân công công tác theo dõi, giám sát thường xuyên đối với từng TCTD cho các cán bộ, thanh tra viên thì quy định cụ thể với từng vị trí cán bộ TTGS trong quy trình thu thập, báo cáo thơng tin, đ ặc biệt là không chỉ qua thông tin trên báo cáo còn qua các thơng tin bên ngồi để có những nhận định hợp lý, có thể đột xuất ho ặc định kỳ Chánh Thanh tra, hoặc Phó Chánh Thanh tra thực hiện kiểm tra công tác giám sát của các thanh tra viên, hoặc để thanh tra viên tự kiểm tra chéo việc theo dõi, giám sát các TCTD để phát hiện ra những thiếu xót, hạn chế như vậy sẽ nâng cao được hiệu quả của việc giám sát.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) hoàn thiện công tác thanh tra, giám sát đối với các tổ chức tín dụng của ngân hàng nhà nước việt nam chi nhánh tỉnh bắc giang (Trang 92 - 98)