1.2 .Các văn bản Pháp luật về công tác cấp giấy phép xây dựng
2.3. Thực trạng công tác cấp phép xây dựng tại UBND quận Sơn Trà trong giai đoạn
giai đoạn 2016-2020
Bảng 2.1: Tình hình cơng tác cấp phép xây dựng tại Quận Sơn Trà giai đoạn 2016 – 2020
TT Năm Số lượng Giấy phép cơng trình
Nhà ở riêng lẻ
Mức độ gia tăng so với năm 2016 1 2016 1080 Giấy phép xây dựng 2 2017 1330 Giấy phép xây dựng 123,14% 3 2018 1884 Giấy phép xây dựng 174,44% 4 2019 2105 Giấy phép xây dựng 194,90% 5 2020 1299 Giấy phép xây dựng 120,02%
Hình 2.3: Biểu đồ số lượng giấy phép xây dựng từ năm 2016-2020 trên địa bàn quận Sơn Trà
Qua số liệu từ các năm 2016 đến năm 2019, có thể nhận thấy số lượng Giấy phép xây dựng tăng theo từng năm và mức độ gia tăng số lượng giấy phép xây dựng các năm sau hơn các năm trước, cụ thể lấy mốc số liệu Giấy phép xây dựng năm 2019 so với năm 2016 đã tăng hơn 194,9% (gấp 02 lần). Trương hợp năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nên số lượng Giấy phép xây dựng có sụt giảm nhưng cũng xấp xỉ bằng năm 2017.
Theo biên chế cơng việc thì hiện nay xây dựng vị trí việc làm vị trí liên quan mảng cấp phép xây dựng là 01-02 chuyên viên, tuy nhiên thực tế công việc khối lượng lớn, mỗi năm trung bình từ 1300 Giấy phép đến hơn 2000 Giấy phép, tập trung vào các tháng cao điểm từ tháng 2 đến tháng 9, tính trung bình một chuyên viên phụ trách thụ lý từ 100 - 300 giấy phép/ tháng. Đô thị thành phố Đà Nẵng theo định hướng phát
0 500 1000 1500 2000 2500 2016 2017 2018 2019 2020 Số lượng giấy phép
triển đô thị nén, cao tầng tại khu vực trung tâm, trong đó có quận Sơn Trà. Do đó, việc cần thay đổi nâng cao trình độ, cải thiện quy trình về việc cấp phép xây dựng là việc hết sức cấp bách trong thời gian đến.
Trong thời gian diễn ra dịch COVID-19, việc hạn chế tập trung đơng người cũng đã có tình trạng khơng thể nộp hồ sơ trực tiếp, chỉ có thể nộp hồ sơ trực tuyến, cũng đã gây áp lực lên thực trạng việc cấp phép xây dựng hiện nay cần thay đổi theo hướng hóa số các văn bản pháp lý, hồ sơ thiết kế….
Công tác cấp phép xây dựng hiện nay vẫn cịn rất nhiều cơng đoạn thủ cơng, thời gian có thể được rút ngắn, tinh chỉnh hơn nếu được áp dụng những cách tiếp cận mới, phương pháp mới, áp dụng các thành tựu về khoa học - cơng nghệ, áp dụng hóa số thành phần hồ sơ, lưu trữ…
2.4. Quy trình thực hiện trong cơng tác cấp phép xây dựng hiện nay
Hiện nay, quy trình cơng tác cấp phép xây dựng trên địa bàn quận Sơn Trà nói riêng, thành phố Đà Nẵng nói chung chia làm 2 cấp: Sở Xây dựng và UBND các quận, huyện. Trong đó, UBND cấp quận, huyện thì được hướng dẫn tại Quyết định số 3710/QĐ-UBND ngày 05/10/2020 [10] của Chủ tịch UBND thành phố ban hành các Bộ TTHC thuộc thẩm quyền của UBND quận, huyện trên địa bàn thành phố.
Theo Bộ TTHC thuộc thẩm quyền của UBND quận, huyện trên địa bàn thành phố thì quy trình cấp phép xây dựng như sau (Hình 2.4):
a) Các bước thực hiện
Bước 1: Chủ đầu tư nộp hồ sơ cấp giấy phép xây dựng tại Bộ phận Tiếp nhận và
trả kết quả thuộc Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện.
Bước 2: Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra hồ sơ; ghi
giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định. Sau đó chuyển hồ sơ cho Phịng Quản lý Đơ thị.
Bước 3: Phịng Quản lý Đơ thị tham mưu xử lý hồ sơ và trình UBND cấp huyện
quyết định việc cấp giấy phép xây dựng; chuyển giấy phép xây dựng và hồ sơ thiết kế có đóng dấu (trong trường hợp đồng ý) và văn bản trả lời (trong trường hợp không đồng ý) cho Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả
b) Cách thức thực hiện: Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện.
c) Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng.
+ Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai (đối với trường hợp giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì đối tượng thực hiện thủ tục khơng cần phải nộp thành phần hồ sơ này, nhưng phải cung cấp số của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).
+ Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, mỗi bộ gồm:
• Bản vẽ mặt bằng cơng trình trên lơ đất tỷ lệ 1/50 - 1/500 kèm theo sơ đồ vị trí cơng trình;
• Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của cơng trình tỷ lệ 1/50 - 1/200;
• Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/50 - 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50 kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện, thông tin tỷ lệ 1/50 - 1/200.
+ Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản chấp thuận biện pháp thi cơng móng của chủ đầu tư đảm bảo an tồn cho cơng trình và cơng trình lân cận đối với cơng trình xây chen có tầng hầm.
+ Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính bản cam kết bảo đảm an tồn cho cơng trình liền kề đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ có cơng trình liền kề.
* Trường hợp thiết kế xây dựng của cơng trình đã được cơ quan chun môn về xây dựng thẩm định, các bản vẽ thiết kế quy định nêu trên là bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp các bản vẽ thiết kế xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định.
d) Số lượng hồ sơ: 01 bộ (Riêng bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công: 02 bộ).
đ) Thời hạn giải quyết: 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân. g) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện.
h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu của UBND cấp huyện hoặc văn bản trả lời đối với trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng.
i) Lệ phí: 50.000 đồng/giấy phép.
k) Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng (theo mẫu tại Phụ lục số 01, ban hành kèm theo Thông tư số 15/2016/TT-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng).
l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
+ Phù hợp với quy hoạch xây dựng, mục đích sử dụng đất, mục tiêu đầu tư. + Tùy thuộc vào quy mơ, tính chất, địa điểm xây dựng, cơng trình được cấp giấy phép xây dựng phải: Tuân thủ các quy định về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng; đảm bảo an tồn cơng trình và cơng trình lân cận và các yêu cầu về: Giới hạn tĩnh không, độ thông thuỷ, bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật, phòng cháy chữa cháy (viết tắt là PCCC), hạ tầng kỹ thuật (giao thông, điện,
nước, viễn thông), hành lang bảo vệ cơng trình thuỷ lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hố, di tích lịch sử - văn hóa và đảm bảo khoảng cách đến các cơng trình dễ cháy, nổ, độc hại, các cơng trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
+ Hồ sơ thiết kế xây dựng phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện; thiết kế phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định. Đối với nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích sàn nhỏ hơn 250 m2, dưới 3 tầng và không nằm trong khu vực bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa thì chủ đầu tư được tự tổ chức thiết kế xây dựng và tự chịu trách nhiệm về an tồn của cơng trình và các cơng trình lân cận.
+ Nhà ở riêng lẻ trong đơ thị phải:
• Phù hợp với: Quy hoạch chi tiết xây dựng, quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị, thiết kế đơ thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
• Đối với cơng trình xây dựng ở khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết, thì phải phù hợp với Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Bộ phận tiếp nhận & trả kết quả Quận
Phịng Quản lý đơ thị
UBND Quận Cấp phép
Chủ đầu tư
(Hoặc người đại điện được ủy quyền)
Đạt
Đạt
Nghiên cứu, tham mưu Trả hồ sơ (bằng văn bản) Không đạt Nộp hồ sơ GPXD Hồ sơ không đạt Cấp phép Trả hồ sơ (bằng văn bản)
2.4.1. Phân tích ưu nhược điểm của quy trình cấp phép xây dựng hiện nay đang áp dụng
a. Ưu điểm:
- Áp dụng cho các trường hợp chủ đầu tư là người lớn tuổi, trình độ hạn chế về áp dụng cơng nghệ thong tin, ít va chạm máy móc, công nghệ.
- Dễ quản lý số lượng hồ sơ trên thực tế, tránh phát sinh hồ sơ ảo khơng kiểm sốt.
- Đảm bảo việc kiểm tra tính pháp lý của các loại giấy tờ liên quankèm theo.
b. Nhược điểm:
- Không thể áp dụng trong các trường hợp chủ đầu tư ở xa hoặc nhà thầu tư vấn thiết kế không ở tại địa phương.
- Số lượng hồ sơ nộp trực tiếp thường số lượng có hạn trong thời gian nhất định, gây quá tải tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
- Việc quản lý hồ sơ thủ công, giấy tờ lưu kho gây khó khăn khi cần sao lục, cung cấp cho cơ quan chức năng, cho người dân khi có nhu cầu.
- Gây tốn kém chi phí văn phịng phẩm, nhân - vật lực phục vụ công tác sao kê nhưng thời gian vẫn kéo dài.
- Dễ sinh ra tiêu cực, nhũng nhiễu, phiền hà cho công dân khi thực hiện.
2.4.2. Đánh giá những khó khăn ảnh hưởng đến quy trình cấp phép xây dựng hiện nay hiện nay
Từ các nội dung đã phân tích tại mục 2.4.1, ta có thể thấy quy trình cấp phép hiện nay vẫn cịn nhiều khó khăn, bất cập cụ thể:
Thứ nhất, việc tiếp xúc, gặp gỡ giữa các đối tượng là người quản lý nhà nước (đơn vị cấp phép) và người có nhu cầu xin giấy phép (chủ đầu tư, đơn vị tư vấn), do đó dễ phát sinh các tiêu cực, gây phản cảm, làm mất long tin của một bộ phận người dân, tổ chức khi đi làm các thủ tục liên quan công tác cấp phép xây dựng.
Thứ hai, việc sử dụng nhiều loại giấy tờ, sao lưu khơng có số hóa (scan), có thể gây ra tình trạng thất lạc, mất hư hỏng trong quá trình lưu trữ, việc tìm kiếm cũng tốn kém thời gian, vật lực.
Thứ ba, tại bộ phận một cửa thường chỉ bố trí 01 (một) người phụ trách mảng Quản lý đô thị (về quy hoạch, kiến trúc, xây dựng, hạ tầng giao thông - đô thị ngầm, quản lý nhà - chung cư, quản lý hạ tầng kỹ thuật…) nên nếu có một số lượng lớn người lên nhận - trả kết quả có thể gây ách tắc, một người dân trung bình từ 15-20 phút/01 trường hợp, gây bức xúc, lãng phí thời gian.
Thứ tư, trường hợp chủ đầu tư ở xa (địa phương khác như Hà Nội, Hồ Chí Minh, ĐakLak, Cần Thơ…) hoặc đơn vị thiết kế là các cơng ty tại nước ngồi hoặc ở địa phương khác thì khó có thể nộp hồ sơ trực tiếp, mà phải qua 01 đơn vị trung gian tại Đà Nẵng (có ủy quyền) thì mới được nộp hồ sơ theo quy định, gây mất bình đẳng trong việc kinh doanh ngành nghề, tốn thêm kinh phí khơng cần thiết của doanh nghiệp.
2.5. Kết luận chương 2
Chương 2 đã mô tả chung về thực trạng quy trình cấp phép xây dựng tại Quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng, mơ tả chi tiết cơ cấu, vị trí vai trị, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan cấp phép xây dựng tại quận Sơn Trà, đồng thời tác giả đưa ra sơ đồ mơ tả quy trình cấp phép xây dựng hiện nay, cũng như nhửng khó khăn, vướng mắc đang tồn tại trong quy trình cũ thực hiện tại địa phương quận Sơn Trà nói riêng, thành phố Đà Nẵng nói chung. Từ đó, ta có thể nhận ra việc thay đổi quy trình cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ là việc cần thiết cho việc phát triển đô thị, phát triển nhà ở về sau.
Chương 3
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUY TRÌNH CẤP PHÉP XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH NHÀ Ở RIÊNG LẺ
TẠI QUẬN SƠN TRÀ
3.1. Nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến quy trình cấp phép xây dựng cơng trình nhà ở riêng lẻ: trình nhà ở riêng lẻ:
3.1.1. Nhóm liên quan " Chủ trương, Chính sách, pháp luật của đảng và Nhà nước"
a) Yếu tố - Các văn bản pháp Luật, Nghị định, Thông tư, Quyết định, Hướng dẫn ban hành chưa kịp thời, thay đổi thường xuyên.
Là tình trạng văn bản quy phạm pháp luậtcủa các cơ quan hành chính nhà nước ở cả trung ương và địa phương vẫn cịn khơng ít sai sót và hạn chế. Chất lượng nhiều văn bản quy phạm pháp luật chưa ngang tầm với yêu cầu của thực tế, nhưng vẫn được ban hành, có khơng ít văn bản do một số cơ quan chức năng ban hành để hướng dẫn công việc đã gây ra phản cảm trong dư luận, thiếu tính hợp pháp, một số văn bản thiếu tính khả thi trên thực tế. Điều này cho thấy, “tuổi thọ” của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật là hết sức lo ngại, còn rất nhiều vấn đề cần phải bàn, như: Chất lượng một số luật ban hành còn thấp, số lượng văn bản dưới luật quá lớn, dẫn đến khó kiểm sốt được tính hợp hiến, hợp pháp, gây chồng chéo, mâu thuẫn, ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý, gây khó khăn cho nhân dân.
b) Yếu tố - Công tác tuyên truyền, phổ biến về các văn bản pháp lý về xây dựng còn hạn chế
Sử dụng nhiều hình thức tuyên truyền phù hợp. Điều quan trọng nhất là hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục phải phù hợp với đối tượng thì mới mang lại hiệu quả của hoạt động tuyên truyền. Ví dụ, ở vùng xa xơi, hẻo lánh thì khó có thể tổ chức thành hội thi, mà chủ yếu tuyên truyền thông qua họp thôn, tư vấn trực tiếp tại gia đình. Chú trọng những đối tượng hoặc gia đình có thành viên hay vi phạm pháp luật;
c) Yếu tố - Trình tự, thủ tục hồ sơ cịn phức tạp
Tồn bộ các Thủ tục hành chính đều được niêm yết cơng khai tại Bộ phận "một cửa điện tử " với các hướng dẫn chi tiết, đầy đủ và thuận tiện cho việc tra cứu và website có chuyên mục thành phần thủ tục. Tuy nhiên, giao diện cũng như cách thức tiếp cận mang tính hàn lâm, chưa cụ thể hoặc tóm gọn cho người dân hiểu.
d) Yếu tố - Việc công khai và niêm yết hướng dẫn các quy định của pháp luật
Tồn bộ các Thủ tục hành chính đều được niêm yết công khai tại Bộ phận "một cửa điện tử liên thông" với các hướng dẫn chi tiết, đầy đủ và thuận tiện cho việc tra cứu và website có chuyên mục Hỗ trợ dịch vụ trực tuyến. Tổ chức và người dân có thể nộp hồ sơ qua mạng, giảm thiểu được thời gian.
Hiện nay các văn bản liên quanviệc phép cấp cơng trình Nhà ở riêng lẻ và cơng trình kết hợp giữa Nhà ở kết hợp loại hình dịch vụ cịn có sự chênh, gây khó hiểu,