1.2 .Các văn bản Pháp luật về công tác cấp giấy phép xây dựng
3.2. Phương pháp nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đếnquy trình cấp phép xây dựng
3.2.1. Quy trình nghiên cứu:
Quy trình nghiên cứu của luận văn được thể hiện trong hình 3.1.
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
3.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
Đối tượng cần được khảo sát phải phù hợp với mục tiêu nghiên cứu trong luận văn này, đó là những tổ chức/cá nhân liên quan trong hoạt động cấp phép xây dựng trên địa bàn quận Sơn Trà,cụ thể:
Cán bộ, công chức, viên chức tại Sở Xây dựng: Phòng Cấp phép xây dựng. Kết quả thực trạng
quy trình cấp phép xây dựng, thu thập các
yếu tố ảnh hưởng và điều chỉnh quy trình
Tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý cấp
phép xây dựng
Tham khảo ý kiến của các công ty tư vấn thiết
kế xây dựng
Xác định các nội dung nghiên cứu
Xác định yếu tố ảnh hưởng
Thiết kế các câu hỏi liên quan đến các nhóm ảnh hưởng
Tham khảo ý kiến góp ý của chuyên gia, giáo viên hướng dẫn, hoàn thiện lại câu hỏi
Chỉnh sửa theo góp ý, hồn chỉnh bản câu hỏi chính thức
Chỉnh sửa theo góp ý, hồn chỉnh bản câu hỏi chính thức
Thu thập, phân tích các nhân tố chính
Xây dựng quy trình mới
Cán bộ, công chức, viên chức tại UBND quận Sơn Trà: Phịng Quản lý đơ thị, Đội Kiểm tra quy tắc đô thị, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Chủ đầu tư, Tổ chức/cá nhân hoạt động trong lĩnh vực xây dựng gồm Tư vấn thiết kế, nhà thầu thi công, tư vấn giám sát (nếu có).
Người khảo sát được hỏi về mức độ đồng ý của họ đối với từng yếu tố trong bảng câu hỏi theo thang đo Likert 5 mức độ từ 1 đến 5.
Trong luận văn này sử dụng hai phương pháp để thu thập thông tin để làm dữ liệu nghiên cứu gồm:
Phương pháp 1: In bảng khảo sát và Gửi trực tiếp đến đối tượng được khảo sát. Phương pháp 2: Gửi qua email hoặc sử dụng bảng Google Form xây dựng bộ câu hỏi khảo sát để gửi trực tiếp qua email, zalo, viber để thuận tiện trong việc tham gia khảo sát và thu kết quả.
3.2.3. Kích thước mẫu nghiên cứu
Theo Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) [16] thì kích thước mẫu tối thiếu để sử dụng EFA là 50, tốt hơn là từ 100 trở lên. Tỷ lệ số quan sát trên một biến phân tích là 5:1 hoặc 10:1, một số nhà nghiên cứu cho rằng tỷ lệ này nên là 20:1. “Số quan sát” hiểu một cách đơn giản là số phiếu khảo sát hợp lệ cần thiết; “biến đo lường” là một câu hỏi đô lường trong bảng khảo sát. Ví dụ, nếu bảng khảo sát của chúng ta có 21câu hỏi sử dụng thang đo Likert 5 mức độ (tương ứng với 21 biến quan sát thuộc các nhân tố khác nhau), 21 câu này được sử dụng để phân tích trong một lần EFA. Áp dụng tỷ lệ 5:1, cỡ mẫu tối thiểu sẽ là 21 x 5 = 105, nếu tỷ lệ 10:1 thì cỡ mẫu tối thiếu là 21 x 10 =210. Kích thước mẫu này lớn hơn kích thước tối thiếu 50 hoặc 100, vì vậy chúng ta cần cỡ mẫu tối thiếu để thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA là 105 hoặc 210 tùy tỷ lệ lựa chọn dựa trên khả năng có thể khảo sát được.
Trong điều kiện nghiên cứu của Luận văn này thì khơng thể xác định được giá trị của độ lệch chuẩn s khi mà chưa tiến hành thu thập dữ liệu. Một phương pháp khác thường được dùng để xác định kích thước mẫu là sử dụng thông tin từ các nghiên cứu trước đây hoặc dùng kinh nghiệm để phỏng đốn:
Theo Hồng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) [16] số lượng mẫu sơ bộ có thể được tính tốn bằng từ 4-5 lần số lượng biến được sử dụng trong các phân tích của nghiên cứu, đặc biệt là phân tích nhân tố.
Với tính chất và mục tiêu nghiên cứu đã nêu trên, Luận văn đề xuất số mẫu bằng 5 lần số lượng nhân tố, tức là cần khoảng trên 105 (21 x 5 = 105) bảng câu hỏi hợp lệ. Tuy nhiên, nhằm phòng ngừa trường hợp số mẫu nhận được không đạt yêu cầu, tác giả đã gửi đi 130 mẫu để lấy ý kiến của các đối tượng khảo sát có liên quan. Sau đó sẽ sàng lọc những bảng câu hỏi đạt yêu cầu để đưa vào mã hóa nhập số liệu.
3.2.4. Thiết kế nội dung bảng khảo sát
Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu của tác giả là thang đo Likert 5 mức độ dùng để đo lường giá trị các biến số (từ hoàn toàn khơng đồng ý đến hồn tồn đồng ý)
trên cơ sở các thang đo đã được sử dụng trong các nghiên cứu trước.
Bảng 3.1: Tổng hợp các thang đo
Biến THANG ĐO NGUỒN
1. Chủ trương, Chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước
1. Các văn bản pháp Luật, Nghị định, Thông tư, Quyết định, Hướng dẫn ban hành chưa kịp thời, thay đổi thường xuyên.
2. Công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật về xây dựng cịn hạn chế .
3. Trình tự thủ tục, hồ sơ phức tạp
4. Niêm yết cơng khai và giải thích hướng dẫn các quy định của pháp luật
5. Còn sự bất cập trong văn bản hướng dẫn của các cấp chính quyền
Nguyễn Quý
Nguyên & Cao Hào Thi [17], Nguyễn Duy Cường [18], Trần Hoàng Tuấn [19], Vũ Quang Lâm [20] 2. Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý
6. Mức độ đáp ứng về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
7. Mức độ đáp ứng về Phẩm chất đạo đức, Công tâm và phân minh.
8. Mức độ đáp ứng về Giao tiếp và liên kết với cộng đồng.
9. Nhũng nhiễu, quan liêu, hách dịch.
Nguyễn Quý
Nguyên & Cao Hào Thi [17], Nguyễn Duy Cường [18], Trần Hoàng Tuấn [19], Vũ Quang Lâm [20] 3. Năng lực chủ đầu tư (NLCDT)
10. Trình độ hiểu biết pháp luật của chủ đầu tư về việc cấp phép xây dựng.
11. Lựa chọn đơn vị tư vấn thiết kế, giám sát, thi công không đủ năng lực.
12. Hối lộ cho công chức phụ trách việc cấp phép xây dựng
Nguyễn Quý
Nguyên & Cao Hào Thi [17], Nguyễn Duy Cường [18], Trần Hoàng Tuấn [19], Vũ Quang Lâm [20] 4. Năng lực nhà tư vấn (TV)
13. Mức độ đáp ứng của các nhà thầu tư vấn về việc đảm bảo đủ năng lực, nguồn nhân sự: số lượng, trình độ, kinh nghiệm của cán bộ và cơng nhân.
14. Mức độ đáp ứng của tư vấn thiết kế về việc cử cán bộ giám sát tác giả thiết kế.
15. Mức độ quản lý về sự thay đổi những thiết kế bất hợp lý của chủ đầu tư
16. Mức độ hiểu biết, cập nhật các văn bản liên quan công tác cấp phép xây dựng
17. Mối quan hệ với các đơn vị cấp phép xây
Nguyễn Quý
Nguyên & Cao Hào Thi [17], Nguyễn Duy Cường [18], Trần Hoàng Tuấn [19],
Biến THANG ĐO NGUỒN dựng 7. Quy trình cấp phép xây dựng (QT)
18. Thay đổi cách thức nhận hồ sơ từ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận sang thành nhận trực tuyến hoặc qua Bưu điện
19. Cần công khai minh bạch các chỉ tiêu liên quan xây dựng trên phương tiện thơng tin đại chúng, tránh tình trạng.
20. Tăng cường nguồn nhân lực chất lượng cao trong công tác cấp phép xây dựng
21. Đẩy mạnh áp dụng việc quản lý xây dựng bằng công nghệ thông tin, hóa số thành phần hồ sơ, rút ngắn thời gian cấp phép xây dựng
22. Tăng cường nguồn nhân lực chất lượng cao trong công tác cấp phép xây dựng
Nguyễn Quý
Nguyên & Cao Hào Thi [17], Nguyễn Duy Cường [18], Trần Hoàng Tuấn [19],
Vũ Quang Lâm [20]
3.2.5. Kỹ thuật lựa chọn mẫu
Có 2 kỹ thuật lấy mẫu đó là kỹ thuật lấy mẫu xác suất và kỹ thuật lấy mẫu phi xác suất.
3.2.5.1. Kỹ thuật lấy mẫu xác suất
Với kỹ thuật này có các phương pháp sau:
Lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản: Là phương pháp chọn mẫu trong đó mỗi đơn vị của tổng thể được chọn với sự ngẫu nhiên như nhau.
Lấy mẫu hệ thống: Là phương pháp chỉ cần chọn ra một con số ngẫu nhiên là có thể xác định được tất cả các đơn vị mẫu cần lấy ra từ danh sách chọn mẫu.
Lấy mẫu cả khối/cụm và lấy mẫu nhiều giai đoạn: Với phương pháp lấy mẫu này, đầu tiên tổng thể được chia thành nhiều khối, mỗi khối được coi là một tổng thể con, lấy mẫu ngẫu nhiên m khối, sau đó khảo sát hết các đối tượng trong m mẫu được lấy ra. Trong thực tế, sau khi lựa chọn được m mẫu thì trong mỗi khối chọn ra chỉ khảo sát một đơn vị trong khối này mà thôi. Lúc này, mỗi khối sẽ là đơn vị mẫu bậc một.
Lấy mẫu phân tầng: Sử dụng phương pháp lấy mẫu phân tầng khi các đơn vị khác nhau nhiều về tính chất liên quan đến vấn đề nghiên cứu và khảo sát. Phương pháp này, tổng thể nghiên cứu được chia thành các tầng lớp, mục tiêu là để các giá trị của các đối tượng tổng thể ta quan tâm thuộc cùng một tầng càng ít khác nhau càng tốt. Sau đó các đơn vị mẫu được chọn từ các tầng này theo các phương pháp lấy mẫu xác suất thông thường như lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản hay lấy mẫu hệ thống.
3.2.5.2. Kỹ thuật lấy mẫu phi xác suất
Với kỹ thuật này có các phương pháp sau:
Mẫu thuận tiện còn được dùng trong trường hợp muốn có được một ước lượng sơ bộ về kết quả mà người nghiên cứu quan tâm mà không muốn mất nhiều thời gian, chi phí. Lấy mẫu bằng cách đến những nơi mà có nhiều khả năng gặp được đối tượng cần thiết để khai thác thông tin nếu cảm thấy tiện lợi.
Lấy mẫu định mức: Phương pháp lấy mẫu định mức tương tự như lấy mẫu xác suất phân tầng ở chỗ đầu tiên người nghiên cứu phải phân chia tổng thể nghiên cứu thành các tầng. Điểm khác biệt cơ bản là trong từng tổng thể con những người phỏng vấn được chọn mẫu tại hiện trường theo cách thuận tiện hay phán đoán, trong khi trong mỗi tầng của chọn mẫu phân tầng thì các đơn vị mẫu được chọn ra theo kiểu xác suất.
Lấy mẫu phán đoán: Trong phương pháp lấy mẫu phán đốn thì người nghiên cứu chính là người quyết định sự thích hợp của các đối tượng để mời họ tham gia vào mẫu khảo sát. Tính đại diện của mẫu khảo sát sẽ phụ thuộc nhiều vào vào kiến thức, kinh nghiệm người nghiên cứu và người thu thập dữ liệu.
Từ 02 kỹ thuật lấy mẫu nêu trên và đặc điểm của tổng thể và cân nhắc những điều kiện giới hạn về tài chính và thời gian thực hiện nên tác giả lựa chọn phương pháp lấy mẫu phi xác suất trong luận văn nghiên cứu này.