Thủ đô Hà nội nằm hai bên bờ sông Hồng, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ trù phú và nổi tiếng từ lâu đời.Hà Nội có vị trí, địa thế đẹp, thuận lợi là một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học và là đầu mối giao thơng quan trọng của cả nước. Tại đây có rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp từ lâu đã được mọi người biết đến: Thành cổ Hà Nội, Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh,...thu hút được rất nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế. Để đáp ứng nhu cầu lưu trú ngày càng tăng của lượng du khách, đó là sự bùng nổ của hệ thống các khách sạn, các cơ sở lưu trú với nhiều quy mô lớn nhỏ khác nhau đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế. Tại Hà Nội tính đến đầu năm 2019 đã có 561 cơ sở với 22.749 buồng. Chúng ta có thể kể tên một số khách sạn có tiêu chuẩn 5 sao: Daewoo, Sofitel,...; Tiêu chuẩn 4 sao: Bảo Sơn, Apricot,...; Tiêu chuẩn 3 sao: My Way, A25,... Tuy có sự bùng nổ về hệ thống các khách sạn như vậy nhưng có những thời điểm các khách sạn khơng cịn đủ phịng để đáp ứng nhu cầu lưu trú của khách hàng, xảy ra tình trạng cũng khơng đủ cầu.
Chúng ta có thể thấy được thị trường khách du lịch và khách công vụ kết hợp du lịch là một tiềm năng, cơ hội rất lớn cho sự phát triển của các khách sạn, các cơ sở kinh doanh lưu trú nhưng bên cạnh đó cũng bộc lộ rõ hơn tính cạnh tranh gay gắt hiện nay. Các khách sạn có quy mơ lớn sử dụng các biện pháp (chủ yếu là chính sách giá và chất lượng phục vụ) và những lợi thế của mình để thu hút và phục vụ phần lớn lượng khách trong khi các khách sạn nhỏ lại rất khó khăn trong việc tìm thị trường cho mình. Từ đó dẫn tới việc phát triển khơng cân đối trong hệ thống các khách sạn như hiện nay.
Dự báo trong 5 đến 10 năm tiếp theo, ngành kinh doanh khách sạn sẽ có những xu hướng phát triển như:
Một là, các khách sạn sẽ đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật để
hồn thiện và hiện đại hóa cơ sở vật chất kĩ thuật, tăng cao khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Việc đặt phòng cũng như quảng bá, xúc tiến bán hàng cũng sẽ được chú ý trong thực hiện trên các trang web về du lịch trực tuyến nhằm tiết kiệm thời gian của khách hàng nhưng vẫn đảm bảo thơng tin được truyền tải nhanh chóng, chính xác.
Hai là, các khách sạn có thứ hạng trung bình từ 2-3 sao tăng nhanh, đặc biệt tại
khu vực phố cổ quận Hoàn Kiếm, phục vụ cho thị trường khách bình dân, chủ yếu là những khách hàng trẻ tuổi, nhu cầu du lịch khám phá cao nhưng không đủ khả năng chi trả cho những khách sạn lớn.
Ba là, xu hướng liên kết giữa những khách sạn cùng loại hạng và thị trường
khách tương đói giống nhau trong cùng địa bàn. Sự liên kết này khơng chỉ giúp các khách sạn có thể phục vụ khách hàng một cách tốt nhất mà còn tạo ra một cộng đồng, liên minh các khách sạn ở cùng một khu vực, có thể hỗ trợ lẫn nhau khi cần.
Bốn là, tương tự như ngành du lịch nói chung, ngành kinh doanh khách sạn tại
Hà Nội có xu hướng gắn các sản phẩm của mình gần gũi với thiên nhiên bằng việc sử dụng các đồ dùng tái chế, thân thiện với mối trường, vừa có thể tiết kiệm chi phí.