CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
2.3. Tổ chức trả lương trong doanh nghiệp
2.3.6. Tổ chức thực hiện trả lương
2.3.6.1. Tổ chức bộ máy trả lương
- Thành phần hội đồng trả lương gồm: đại diện lãnh đạo doanh ghiệp, đại diện cơng đồn, trưởng phịng tổ chức hành chính-nhân lực, trưởng phịng kế tốn-tài chính và những người khác nếu doanh nghiệp thấy cần thiết.
- Trách nhiệm của hội đồng trả lương: Tham mưu cho chủ sở hữu lao động hoặc ban lãnh đạo doanh nghiệp về mức lương tối thiểu áp dụng cho doanh nghiệp, đánh giá điều chỉnh đơn giá tiền lương cho phù hợp thực tiễn, phân bổ quỹ lương, đánh giá kết quả thực hiện công việc của các bộ phận làm căn cứ trả lương, trả thưởng, điều chỉnh hệ số trả lương cho đội ngũ lao động theo quy chế trả công, tham mưu các vấn đề khác liên quan đến quy chế trả công.
- Trách nhiệm của người phụ trách các đơn vị bộ phận trong vấn đề tiền cơng. Trong đó gồm các cơng việc như: Xác định quỹ tiền lương của bộ phận mình, tham gia xác định chức danh viên chức và mức độ phù hợp tiêu chuẩn của mỗi cá nhân trong bộ phận của mình, tham gia xác định mức lương cho mỗi cá nhân thuộc bộ phận mình.
2.3.6.2 Tổ chức các hoạt động trả lương Bước 1: Xây dựng kế hoạch trả lương
Để đảm bảo thu hút, duy trì và sử dụng có hiệu quả nhân lực trong tổ chức/doanh nghiệp, tổ chức/doanh nghiệp cần phải xây dựng các chính sách quy chế và chương trình đãi ngộ nhân lực cụ thể (trong đó có trả lương).
Một số căn cứ khi xây dựng kế hoạch trả lương của tổ chức/doanh nghiệp: quy định của Nhà nước; chiến lược phát triển của tổ chức/doanh nghiệp; văn hóa của tổ chức/doanh nghiệp; kết quả và hiệu quả kinh doanh; thị trường lao động.
Triển khai trả lương là tiến trình tổ chức/doanh nghiệp áp dụng các chính sách, kế hoạch, chương trình và quy chế trả lương đã xây dựng nhằm tác động, tạo động lực cho người lao động.
Đối với chính sách, quy chế, chương trình và kế hoạch liên quan đến đãi ngộ tài chính (trả lương) cần thiết phải thực hiện một số công việc sau:
- Xây dựng hệ thống đánh giá công việc
- Thiết lập các quy định, thủ tục hỗ trợ cho việc triển khai thực hiện. - Thực hiện theo kế hoạch và chương trình đã xây dựng.
Bước 3: Đánh giá hoạt động trả lương
Trong và sau quá trình trả lương tổ chức/doanh nghiệp cần tiến hành đánh giá kết quả thực hiện nhằm đánh giá kết quả và hiệu quả của hoạt động trả lương được áp dụng, đánh giá sự công bằng, hợp lý, mức độ phù hợp giữa nhu cầu của người lao động với kế hoạch, chính sách đãi ngộ hiện đang được sử dụng, Từ đó có các điều chỉnh phù hợp, kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả của việc triển khai thực hiện kế hoạch và chính sách này.