CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
2.3. Tổ chức trả lương trong doanh nghiệp
2.3.7. Quy định nâng lương
- Nhà nước quy định chế độ nâng lương thường xun trên cơ sở kết quả hồn thành nhiệ vụ, cơng việc của cán bộ, công chức, viên chức trong thời gian giữa bậc trong ngạch hoặc chức danh. Tùy theo đối tượng (ngạch lương) mà thời gian được nâng bậc có thể khác nhau theo các loại 24 tháng, 36 tháng và 60 tháng (chuyên gia cao cấp) và quy định chế độ nâng lương trước hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được nâng bậc sớm so với chế độ nâng lương thường xuyên tối đa là 12 tháng.
- Nhà nước quy định chế độ trả lương gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ công chức, viên chức, nguồn trả lương và quy chế trả lương của cơ quan, đơn vị qua quy chế trả lương được thực hiện công khai trong cơ quan, đơn vị.
- Nguồn kinh phí thực hiện chế độ tiền lương được lấy từ phần tiết kiệm chi thường xuyên (10% chi thường xuyên sau khi đã trừ lương và các khoản có tính chất lương) đối với các cơ quan hành chính, sự nghiệp của Bộ, tỉnh, thành trực thuộc TW.
- Một tỉ lệ nhất định từ nguồn thu của các đơn vị sự nghiệp có thu (theo quy định hiện hành là ≥ 40%) riêng y tế (35%)
- Đối với cơ quan hành chính có thu: Tỷ lệ được sử dụng ≥ 40% nguồn thu. - Ngân sách trung ương được bổ sung trong trường hợp việc đảm bảo nguồn kinh phí theo quy định của chế độ lương mà vẫn thiếu.
- Quản lý tiền lương và thu nhập được thực hiện theo phân cấp quản lý về trách nhiệm người đứng đầu: Theo đó các cơ quan, đơn vị thực hiện việc xếp lương, nâng bậc lương, phụ cấp lương, trả lương và quản lý tiền lương, thu nhập theo quy định của chính phủ.
- Các cơ quan hành chính nhà nước được khốn biên chế và kinh phí quản lý hành chính, các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước thực hiện chế độ hạch tốn và tự chủ tài chính, các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước thực hiện chế độ hạch toán và tự chủ tài chính.