Xuất và kiến nghị:

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế tỉnh đắk lắk trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 170 - 173)

- KV có vốn đầu tư nước ngoà

3. xuất và kiến nghị:

- Kinh tế tỉnh Đắk Lắk trong những năm gần đây đã phát triển khá nhanh, nhưng hiện nay vẫn chủ yếu phát triển theo chiều rộng, tỉ trọng các ngành có hàm lượng khoa học kĩ thuật cao còn thấp. Thu nhập bình quân dầu người thấp.

- Sự chuyển dịch CCKT Đắk Lắk diễn ra chậm, chưa vững chắc. Tỉ trọng khu vực I chiếm ưu thế nhờ có nhiều lợi thế so sánh. Vì vậy, trong thời gian tới để phát triển kinh tế Đắk Lắk theo chiều sâu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh đạt hiệu quả kinh tế cao và phát triển bền vững. Tỉnh Đắk Lắk cần: Tăng cường đầu tư và thu hút vốn, công nghệ, đồng thời đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, kết hợp với tăng cường maketing nhằm phát triển sản xuất gắn với thương mại. Thúc đẩy chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH tạo đà phát triển trong tương lai.

Cụ thể trong một số lĩnh vực:

+ Trong nông- lâm- thủy sản: đẩy mạnh đầu tư và phát triển cây công nghiệp lâu năm theo hướng phát triển bền vững trên cơ sở tái canh một số cây trồng cho năng suất cao và chất lượng tốt (sản xuất cà phê chồn, sản xuất cao su giống mới cho năng suất cao hơn,…); nghiên cứu và phát triển sản xuất một số cây ăn quả chất lượng cao, có giá trị cao trên thị trường (bơ, sầu riêng, xoài); áp dụng mô hình mới hiệu quả hơn trong trồng trọt và chăn nuôi để đảm bảo đạt hiệu quả kinh tế cao, tạo sự chuyển dịch CCKT một cách vững chắc.

+ Trong lĩnh vực công nghiệp: bên cạnh việc xây dựng mới các nhà máy thủy điện cần chú ý đến bảo vệ môi trường. Đồng thời đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp chế biến nhất là công nghiệp chế biến các sản phẩm cây công nghiệp cần phải được quan tâm đến chính sách thu hút vốn đầu tư và công nghệ tiên tiến nhằm đem lại giá trị kinh tế cao nhất.

+ Trong lĩnh vực dịch vụ: cần chú ý phát triển mạnh du lịch và thương mại, tài chính. Trên cơ sở đầu tư và xây dựng mới hệ thống chợ và các trung tâm thương mại, nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng kịp thời vốn đầu tư cho sản xuất và chế biến đảm bảo sản xuất đạt hiệu quả cao.

KẾT LUẬN

Trước yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, thực trạng nền kinh tế Đắk Lắk đặt ra yêu cầu bức thiết phải nghiên cứu. Qua quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi có một số kết luận sau:

- Đắk Lắk là một tỉnh mà vị trí địa lý có ý nghĩa rất quan trọng trong việc PTKT và an ninh quốc phòng, có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển một nền kinh tế với đầy đủ các ngành.

- Quỹ đất rộng lớn, màu mỡ, khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp còn lớn. Địa hình tương đối bằng phẳng, mật độ dân số thấp, có khả năng phát triển nông, lâm nghiệp, cộng với khí hậu ôn hoà với nhiều vùng sinh thái, là cơ sở để phát triển một nền sản xuất nông nghiệp đa dạng với các cây trồng vật nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao như: cà phê, cao su, điều, đậu đỗ các loại…diện tích đồng cỏ có nhiều khả năng phát triển chăn nuôi đại gia súc quy mô lớn.

- Có một số khoáng sản kim loại và phi kim loại, cơ sở cho ngành công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng phát triển. Nguồn nguyên liệu nông sản, lâm sản phong phú cũng là điều kiện cho ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản phát triển mạnh. Tiềm năng thủy điện lớn, đây là lĩnh vực trọng điểm cần được đầu tư và khai thác.

- Vị trí của tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi trong giao lưu, buôn bán trao đổi hàng hoá, mở rộng thị trường với các tỉnh bạn và các nước trong khu vực. Đồng thời thiên nhiên cũng ban tặng cho tỉnh nhiều phong cảnh hữu tình, tạo nên nhiều điểm du lịch hấp dẫn cho khách thập phương, đây là một lợi thế để Đắk Lắk phát triển các ngành dịch vụ và du lịch còn non trẻ của mình.

- Đắk Lắk là vùng đất mới được khai thác, điểm hội tụ của 44 dân tộc anh em của cả nước, tập hợp được nhiều kinh nghiệm sản xuất của các vùng, các miền, các dân tộc. Dân số của tỉnh trẻ, lực lượng lao động dồi dào… đây là vốn quý để phục vụ sự PTKT xã hội của tỉnh.

- CSVC kỹ thuật phục vụ cho sự PTKT xã hội cũng được tăng cường xây dựng nhằm tạo đà cho sự PTKT tiến nhanh, tiến mạnh, theo kịp trình độ phát triển chung của cả nước.

- Qui mô kinh tế ngày càng lớn, tốc độ tăng trưởng khá làm cho GDP/người ngày càng tăng, điều này là thuận lợi khi phấn đấu thực hiện chiến lược CNH, HĐH của tỉnh.

- CCKT theo ngành dã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng CNH, HĐH mặc dù sự chuyển dịch này diễn ra còn chậm. Khu vực I vẫn chiếm tỷ trọng lớn, khu vực II, và III dù có tăng trưởng nhanh, nhưng vẫn còn nhỏ bé so với tiềm năng mà tỉnh có.

- Về CCKT theo lãnh thổ thì đã hình thành các vùng nông nghiệp sản xuất hàng hoá, thâm canh năng suất cao. Sản xuất nông nghiệp phát triển khá toàn diện và bắt kịp được với cơ chế thị trường. Trong công nghiệp thì các xí nghiệp công nghiệp đã được sắp xếp và tổ chức lại, hình thành một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp, tạo đà phát triển cho các giai đoạn tiếp theo. Đối với dịch vụ, thương mại và du lịch cũng được củng cố và phát triển. Bước đầu hình thành nên các tiểu vùng kinh tế với những thế mạnh khác nhau.

Tuy nhiên, sự phân hoá lãnh thổ về mặt sản xuất và trình độ giữa các vùng lãnh thổ hiện nay là điều mà tỉnh cần phải đặc biệt chú ý.

Trên cơ sở những tiềm năng sẵn có và những lợi thế so sánh của tỉnh, có tính đến thời cơ và khó khăn thử thách, đề tài đã đưa ra những giải pháp phát triển nền kinh tế của tỉnh phát triển ổn định và bền vững.

Chúng tôi tin rằng, với sự nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Đắk Lắk, được sự giúp đỡ có hiệu quả của Nhà nước, của các Bộ, Ngành và sự tài trợ của các tổ chức quốc tế, chắc chắn kinh tế Đắk Lắk sẽ có sự tăng trưởng tương xứng với tiềm năng sẵn có, hoà nhập với sự PTKT xã hội chung của cả nước và khu vực

Trong quá trình thực hiện luận án, do hạn chế về thời gian, khả năng nghiên cứu, nguồn tư liệu, những điều kiện vật chất và những điều kiện khách quan khác hơn nữa nội dung nghiên cứu là khá rộng nên không tránh khỏi những hạn chế. Tuy nhiên, qua việc thực hiện luận án, chúng tôi thu nhận được nhiều bổ ích về phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu. Những hạn chế của luận án, chúng tôi rất mong có điều kiện nghiên cứu sâu hơn và hoàn chỉnh hơn trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế tỉnh đắk lắk trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 170 - 173)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w