- KV có vốn đầu tư nước ngoà
a. Tiểu vùng Trung tâm
- Khái quát chung:
Nằm ở trung tâm của tỉnh, là tiểu vùng rộng lớn nhất Đắk Lắk bao gồm 7 đơn vị hành chính là: TP Buôn Ma Thuột và 6 huyện Cư Mgar, Buôn Đôn, Krông Pắk, Krông Ana, Cư Kuin, Lắk. Đây là tiểu vùng có sự PTKT với trình độ cao nhất tỉnh.
Bảng 2.27: Một số chỉ tiêu của tiểu vùng Trung tâm so với toàn tỉnh năm 2011
Chỉ tiêu Tiểu vùng Trung Tâm
(1 TP + 6 huyện)
Toàn tỉnh
- Ranh giới TP Buôn Ma Thuột, CưM'gar, Buôn Đôn, Krông Pắk, Cư
Kuin, Lắk. 1 TP, 1 thị xã và 13 huyện - Diện tích: + So với toàn tỉnh: 5138, 25 km2 39,1% 13.125,37 km2 - Dân số: + So với toàn tỉnh: + Mật độ DS (ng/km2). 1.008.807 người 57,0% 196 1.771.890 người 135 - Lao động: + So với toàn tỉnh: 547,5 nghìn người 55,8% 981,3 nghìn người - GTSX : + So với toàn tỉnh: 40.055,6 tỉ đồng 54,6% 73.281,6 tỉ đồng - Cơ cấu GTSX (%) + Nông- lâm- thủy sản + Công nghiệp + Dịch vụ 100,0 54,4 15,4 30,1 100,0 63,7 14,5 21,8 - NSLĐ (triệu đồng, GTSX/LĐ). 73,2 74,7
Nguồn: tác giả xử lí từ NGTK tỉnh Đắk Lắk năm 2012
+ Đây là vùng có sự đóng góp về GTSX lớn nhất trong số các tiểu vùng của tỉnh; năm 2011 đóng góp hơn 40 nghìn tỉ đồng cho tỉnh chiếm hơn 54,6% GTSX của tỉnh và cao gấp 1,8 lần GTSX của tiểu vùng phía Bắc và 3,5 lần GTSX của tiểu vùng phía Đông.
+ Cơ cấu GTSX của tiểu vùng, chiếm tỷ trọng lớn nhất là các ngành nông- lâm- thủy sản (54,4%), sau đó là dịch vụ (30,1%) và cuối cùng là ngành công nghiệp (15,5%). Nếu so sánh với cơ cấu GTSX của tỉnh và của các tiểu vùng khác thì tiểu vùng Trung tâm có cơ cấu GTSX tiến bộ nhất so với cả tỉnh và trong số 3 tiểu vùng. Với quan điểm tập trung các nguồn lực đầu tư cho phát triển hệ thống đô thị, nhất là TP Buôn Ma Thuột để làm đầu tàu trong phát triển của tỉnh thì tiểu vùng đang đi đúng hướng mà tỉnh đang phấn đấu trong quá trình thực hiện CNH, HĐH…
+ NSLĐ: đứng thứ 2 (sau tiểu vùng phía Bắc) 73,2 triệu đồng/người và thấp hơn mức bình quân của cả tỉnh (74,7 triệu đồng/người). Tuy nhiên, nếu xét từng địa phương trong tiểu vùng thì NSLĐ của TP Buôn Ma Thuột, Cư M'gar vẫn cao hơn mức trung bình của cả tỉnh (87,8 triệu và 78,5 triệu); các huyện còn lại có NSLĐ thấp nhất là Lắk (49 triệu đồng/lao động), sau đó là Buôn Đôn , Cư Kuin… do có sự phân hóa về các ĐKTN cũng như về KT - XH và giá trị sản phẩm làm ra giữa các địa phương trong tiểu vùng;
Với ĐKTN thuận lợi, hạ tầng cơ sở khá tốt, lực lượng lao động có trìn. Hiện nay tiểu vùng này có kinh tế phát triển mạnh nhất và có khả năng PTKT khá toàn diện với ưu thế thuộc về các ngành nông- lâm nghiệp, công nghiệp chế biến và phát triển dịch vụ.
Nông – Lâm - thủy sản
Trong cơ cấu GTSX, ngành chiếm 54,4%. Đây là ngành thế mạnh của tiểu vùng, nhất là cây công nghiệp lâu năm. Hiện nay, cùng với tiểu vùng phía Bắc, vùng được coi là vùng trọng điểm về trồng cây cà phê và cây cao su.
+ Cây cà phê: Cà phê là cây thế mạnh và chủ lực của vùng. Với diện tích 95.422 ha chiếm 47,4%, và sản lượng là 225.064 tấn chiếm 46,1% (năm 2011), vùng đang đứng đầu trong tỉnh về cây cà phê. Cà phê có những đóng quan trọng trong sự PTKT trong thời kỳ CNH , HĐH. Cà phê Buôn Ma Thuột thơm ngon nổi tiếng mà không nơi nào có được. Hiện nay tỉnh đang có những chính sách phát triển và quảng bá thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột nhằm biến Buôn Ma Thuột thành thiên đường của cà phê thế giới. Cà phê được phân bố chủ yếu ở các huyện : Cư M'gar, Krông Pắk , Cư Kuin, Buôn Ma Thuột ….
+ Cây cao su: Là cây quan trọng thứ hai sau cây cà phê, với diện tích 11.149 ha, chiếm 32,6% diện tích và 47,8% sản lượng mủ cao su của cả tỉnh (15.024 tấn). đây là tiểu vùng lớn thứ hai cả tỉnh về trồng cao su sai tiểu vùng phía Bắc
Những huyện trồng nhiều cao su là: Cư M'gar, Buôn Ma Thuột, Cư Kuin, Krông Pắk …
Ngoài hai cây trồng nói trên, vùng cũng trồng một số cây khác như: Hồ tiêu, bông, lạc, các loại rau đậu và phát triển chăn nuôi. Một mặt phát huy được thế mạnh của vùng, mặt khác tạo cho ngành nông nghiệp có cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng góp phần tăng thu nhập cho người dân và cung cấp nguồn nguyên liệu cho một số cơ sở chế biến sản phẩm cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
+ Về chăn nuôi: Đây là tiểu vùng đứng đầu về số lượng gia súc, gia cầm của cả tỉnh. Cụ thể: đàn lợn chiếm 61,5%; đàn bò chiếm 48,2% và đàn trâu chiếm 33,7% (đứng thứ hai sau tiểu vùng Đông Nam) của cả tỉnh. Những địa phương có số lượng đàn gia súc lớn nhất là Krông Pắk, Cư M’gar, Lắk, Buôn Ma Thuột ,… Hiện nay, tiểu vùng đang rất chú trọng phát triển các loại gia súc và gia cầm để phục vụ nhu cầu tiêu thụ ngày càng cao của vùng cũng như trong tỉnh.
+ Trong TCSX nông nghiệp của tiểu vùng, bước đầu đã hình thành nên các hình thức TCSX như trang trại (217 trang trại chiếm 37,3% số trang trại của toàn tỉnh và chủ yếu là trang trại trồng cây công nghiệp và trang trại chăn nuôi), vùng chuyên canh tập trung ở các huyện Cư M'gar (cà phê , cao su , điều, ngô); Krông Pắk (lúa, ngô, cà phê)... Nhờ có các trang trại và vùng chuyên canh mà người sản xuất có điều kiện áp dụng các tiến bộ vào trong sản xuất nhiều hơn; điều đó đã làm tăng lên giá trị sản phẩm/một ha đất trồng trọt tăng cao, như: Cư M'gar 94,8 triệu đồng/ha, Cư Kuin 88,4 triệu đồng/ha, Buôn Ma Thuột là 87,3 triệu đồng/ha, Krông Ana 77,3 triệu đồng/ha, hình thành nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa hiệu quả cao, tạo đà cho thực hiện CNH, HĐH.
Ngành công nghiệp
Trong cơ cấu GTSX của vùng, ngành chiếm 15,5% và cũng là vùng có tỷ trọng ngành công nghiệp cao nhất trong các tiểu vùng. Đây là vùng tập trung công nghiệp quan trọng của Đắk Lắk, năm 2011 đạt 6200,5 tỉ đồng chiếm khoảng 68,5% GTSX toàn ngành công nghiệp của tỉnh. Tốc độ tăng trưởng bình quân của GTSX từ năm 2004- 2011 là khoảng 20,8%/ năm, bằng mức tăng trưởng trung bình chung của tỉnh.
Các ngành công nghiệp chủ yếu của tiểu vùng là nhóm ngành công nghiệp chế biến. Trong nhóm ngành này thì các ngành: sản xuất thực phẩm và đồ uống; chế biến sản phẩm cây công nghiệp, sản xuất sản phẩm bằng gỗ, lâm sản có vai trò lớn nhất trong cơ cấu ngành công nghiệp.
Cùng với các ngành trên, ngành được coi là có rất nhiều tiềm năng phát triển phải kể đến là ngành công nghiệp điện. Vùng tập trung phần lớn các nhà máy thủy điện đã và đang được đầu tư lớn để xây dựng như Buôn Kuôp (280 MW), Sê Rê Pôk 3 (220 MW), Buôn Tua Srah (86 MW), Sê Rê Pôk 4 (80 MW) và Dray H’linh (12 MW),... Khi các nhà máy này được xây dựng xong sẽ giải quyết được nhu cầu về điện phục vụ cho sản xuất; tạo ra bước đột phá trong phát triển công nghiệp và trở thành một trong những động lực phát triển trong thời gian tới không chỉ của tiểu vùng mà của cả tỉnh Đắk Lắk; góp phần đẩy nhanh sự PTKT cũng như quá trình CNH, HĐH trong thời kỳ mới.
Về TCLTCN thì các hạng mục chủ yếu của KCN Hòa Phú, các CCN-TTCN Buôn Ma Thuột, bước đầu đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Hiện nay, tiểu vùng cũng đang khảo sát, quy hoạch thiết kế thêm một số CCN tại TP Buôn Ma Thuột, Buôn Đôn, Cư Kuin …
Phân bố công nghiệp chủ yếu ở TP Buôn Ma Thuột, Krông Pắk, Krông Ana, Cư M'gar,... Năm 2011, vùng có 5.239 cơ sở sản xuất công nghiệp , chiếm 60,2% số cơ sở công nghiệp của cả tỉnh. Trong đó nhiều nhất là TP Buôn Ma Thuột có 1.644 cơ sở, Krông Pắk là 1.012 cơ sở, Krông Ana là 733 cơ sở, Cư M'gar có 686 cơ sở. Với các cơ sở công nghiệp tập trung nhiều tại đây, sẽ giúp cho quá trình thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển theo. Đây là cơ sở quan trọng cho việc thực hiện chiến lược CNH, HĐH nền kinh tế của vùng.
Dịch vụ
Ngành này có nhiều tiềm năng để phát triển. Trên thực tế thời gian qua nhóm ngành này phát triển nhanh cả về tổ chức mạng lưới, quy mô, thành phần tham gia kinh doanh hoạt động. Năm 2011, ngành chiếm 30,1% GTSX của tiểu vùng.
- Khu vực nội thương phát triển nhanh, nhiều thành phần kinh tế tham gia kinh doanh. Chợ Buôn Ma Thuột là trung tâm thương mại của tỉnh, có nhiều hoạt động bán buôn, bán lẻ hàng hoá tới các huyện trong tỉnh. Ngoài ra, các chợ trung tâm các huyện, xã… cũng có vai trò rất lớn trong việc giao lưu, trao đổi và mua bán hàng hoá, giúp cho lưu thông hàng hoá được kịp thời.
Lĩnh vực dịch vụ ngày càng được chú ý phát triển. Số doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh thương mại du lịch và khách sạn, nhà hàng của tỉnh chủ yếu tập trung ở đây. Năm 2011, có 32.252 cơ sở chiếm 64,8% số cơ sở cả tỉnh với 66.155 người (71,3% của tỉnh) hoạt động trong lĩnh vực này; tập trung nhiều nhất là ở Buôn Ma Thuột có 16.191 cơ sở và 43.556 người, sau đó là Krông Pắk và Cư Mgar.
- Du lịch: đã tạo ra nét nổi bật cho vùng trong PTKT với nhiều cụm và tuyến du lịch như Buôn Ma Thuột – Buôn Đôn; Buôn Ma Thuột – Lắk - Krông Bông….
Ngoài ra, các dịch vụ khác như: Vận tải, thông tin liên lạc, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, phát triển tốt cả mạng lưới và cả về phương thức phục vụ.
* Là tiểu vùng có nhiều thế mạnh để PTKT. Nhưng cũng nằm trong tình
trạng chung của tỉnh Đắk Lắk, GTSX còn nhỏ chưa tương xứng với tiềm năng và vai trò to lớn trong tỉnh. CCKT theo GTSX của vùng chủ yếu là nông- lâm nghiệp, dịch vụ, công nghiệp còn nhỏ bé.
Hoạt động kinh tế chủ yếu là trong lĩnh vực nông nghiệp, nhất là trồng cây công nghiệp đem lại nguồn thu nhập chính cho người dân. Vùng tập trung khá đông đồng bào các dân tộc tại chỗ và thu hút nhiều luồng dân di cư tự do từ các tỉnh phía bắc vào để sinh sống. Trong điều kiện giá cả của các cây công nghiệp trên thị trường thế giới bấp bênh, không ổn định, để giữ vững được diện tích và sản lượng cây công nghiệp, đem lại thu nhập ổn định cho người dân (đặc biệt vùng đồng bào tại chỗ, vùng đồng bào di cư từ các tỉnh phía bắc vào) đòi hỏi tỉnh phải có chính sách thích hợp để phát triển ổn định và bền vững cây công nghiệp trong đó có cây công nghiệp lâu năm. Đời sống nhân dân ổn định sẽ góp phần giữ vững an ninh trật tự xã hội trên địa bàn.