- KV có vốn đầu tư nước ngoà
2004 2005 2007 2009 2010 2011 Toàn tỉnh (tỉ đồng)229,0278,6567,4 665,9 993,3 1328,
2.2.3. PTKT theo lãnh thổ.
2.2.3.1. Tổ chức lãnh thổ theo ngành a. Nông – lâm - thủy sản
Trong TCLTNN bao gồm nhiều hình thức khác nhau như: hộ gia đình, trang trại, vùng chuyên canh, tiểu vùng nông nghiệp … Trong luận án, tác giả chỉ đề cập đến hình thức trang trại và vùng chuyên canh; riêng trang trại được chú trọng đánh giá do tính chất phổ biến và vai trò nổi bật trong chuyển đổi sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa và trong quá trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk .
a. Trang trại
Bảng 2.26: Số lượng và cơ cấu trang trại tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2004- 2011 [13],[82] Năm Tổng số Chia ra (%) Cây hàng năm Cây lâu năm Chăn nuôi Nuôi trồng TS Khác 2004 1240 15,9 46,9 26,0 2,2 9,0
2005 1391 16,8 47,8 26,1 2,1 7,2
2010 1492 17,3 56,2 16,4 1,2 8,9
2011* 582 11,7 57,2 27,7 0,8 2,6
* Năm 2011 theo tiêu chí trang trại mới (thông tư 27/2011/BNNPTNN)
Là hình thức TCLT mang lại hiệu quả cao trong quá trình CNH , HĐH nông nghiệp và nông thôn, tận dụng được lợi thế, giải quyết lao động nông thôn. Tuy nhiên, các tiêu chí đánh giá trang trại có sự thay đổi theo thời gian, vì vậy qua các số liệu thống kê thì số lượng trang trại trên địa bàn tỉnh năm 2011 có giảm so với giai đoạn trước. để đảm bảo sự thống nhất cùng tiêu chí đánh giá, đề tài chọn thời gian nghiên cứu là thời kỳ 2005 – 2011.
- Số lượng, cơ cấu trang trại
+ Xác định vai trò quan trọng của trang trại trong sản xuất hàng hóa và CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn, tỉnh Đắk Lắk đã chú trọng phát triển hình thức trang trại. So với năm 2004, năm 2011 số lượng trang trại của tỉnh có giảm 658 trang trại so với năm 2004 và 910 trang trại năm 2010. Lí do năm 2011 tỉnh bắt đầu xếp loại trang trại theo tiêu chí mới và quy định cao hơn. Mặc dù vậy Đắk Lắk so với các tỉnh Tây Nguyên vẫn có số lượng trang trại đứng thứ 3 Tây Nguyên sau Đắk Nông và Gia Lai. Bao gồm 4 loại hình chính: trang trại trồng cây hàng năm, trang trại trồng cây lâu năm, trang trại chăn nuôi, trang trại nuôi trồng thuỷ sản. Trong đó, có số lượng nhiều nhất là trang trại trồng cây lâu năm, trang trại chăn nuôi và trang trại trồng cây hàng năm.
Hình 2.11: Cơ cấu loại hình trang trại của Đắk Lắk năm 2012 (%),[13]. + Về phân bố, tiểu vùng phía Bắc là tiểu vùng có số lượng trang trại lớn nhất với 287 trang trại (chiếm 49,3% số trang trại toàn tỉnh), chủ yếu là trang trại trồng cây lâu năm (cà phê, cao su, hồ tiêu…); riêng Krông Năng số trang trại đã chiếm 78,0% trang trại của tiểu vùng và 38,5% số trang trại của tỉnh.
+ Tiểu vùng Trung tâm là nơi có số lượng trang trại nhiều thứ 2 với 214 trang trại (chiếm 36,8% tổng số trang trại toàn tỉnh); TP Buôn Ma Thuột và huyện Krông Ana là hai đơn vị có số lượng trang trại nhiều nhất với 145 trang trại (chiếm 24,4% tổng số trang trại của tỉnh và 67,8% tổng số trang trại của tiểu vùng). Các trang trại ở đây chủ yếu là trang trại trồng cây lâu năm hàng năm (Krông Ana) và trang trại chăn nuôi (94,5% số trang trại ở Buôn Ma Thuột là trang trại chăn nuôi).
+ Tiểu vùng còn lại (tiểu vùng phía Đông) có 78 trang trại, chủ yếu tập trung ở huyện Ea Kar với 74 trang trại (chiếm 94,9% số trang trại cả tiểu vùng) và chủ yếu là trồng cây hàng năm và chăn nuôi. Trang trại nuôi trồng thủy sản có số lượng ít nhất, vì đây không phải là thế mạnh của tỉnh.
- Những kết quả đạt được
+ Trong số 4 loại hình trang trại chính phát triển trên địa bàn của tỉnh, trang trại trồng trọt mang lại hiệu quả cao nhất cả về mặt kinh tế cũng như xã hội. Sản xuất trang trại có hiệu quả kinh tế ngày càng cao, góp phần phát huy thế mạnh theo lãnh thổ với những sản phẩm đặc trưng, như sản phẩm cây công nghiệp lâu năm, (cà phê, cao su, hồ tiêu, điều…), chăn nuôi gia súc ở vùng ven thành phố Buôn Ma Thuột và những nơi có điều kiện phát triển chăn nuôi gia súc như Krông Pắk, Cư M'gar, Buôn Đôn; sản phẩm cây công nghiệp hàng năm (mía, lạc,…) và chăn nuôi gia súc lớn ở tiểu vùng phía Đông (Ea Kar, Krông Bông, M' Đrăk) .
+ Sản xuất trang trại đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong TCLT nông, lâm, thủy sản, góp phần đưa sản xuất nhỏ lẻ nông hộ sang sản xuất hàng hóa;
+ Bước đầu gắn sản xuất N- L- TS với công nghiệp chế biến bằng việc hình thành và phát triển được một số vùng sản xuất hàng hóa cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến: cà phê, cao su, mía, bò thịt,… góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường hàng hóa nông sản, cải thiện bộ mặt nông nghiệp - nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống của nông dân…
- Những tồn tại, hạn chế
+ Trình độ lao động thấp, số lượng lao động có trình độ đại học, cao đẳng rất ít, chủ yếu là lao động chưa qua đào tạo. Những kĩ năng sản xuất chủ yếu là tự học, một phần thông qua các trung tâm khuyến nông.
+ Chưa chủ động, quyết liệt trong việc phòng chống dịch bệnh, thiên tai dẫn tới hậu quả trầm trọng khi các hiện tượng này diễn ra, gây khó khăn lớn trong tái đầu tư sản xuất.
+ Quy mô sản xuất hàng hóa chưa lớn nên đóng góp trong sản xuất nông nghiệp chung của tỉnh còn hạn chế.
+ Đầu ra của nông sản ở các trang trại thiếu ổn định, không có đầu mối cố định làm cho việc đưa hàng hóa vào thị trường rất khó khăn, kéo theo việc đầu tư, ứng dụng KH – CN vào sản xuất, triển khai sản xuất kinh doanh hết sức bị động…
+ Sự gắn kết giữa sản xuất và chế biến còn lỏng lẻo, người nông dân còn mang nặng tư tưởng sản xuất nhỏ, tự phát…
b. Vùng chuyên canh.
Đắk Lắk đã hình thành nên những vùng chuyên canh quy mô lớn trong sản xuất nông nghiệp, đó là vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm và vùng chuyên canh cây hàng năm; bước đầu tạo ra giá trị hàng hóa lớn, cơ sở quan trọng để phát triển ngành công nghiệp chế biến, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần làm thay đổi bộ mặt KT - XH của tỉnh. Các vùng chuyên canh chủ yếu của tỉnh là:
* Vùng chuyên canh cà phê: cà phê là cây thế mạnh chủ lực của tỉnh nhờ có các điều kiện đặc biệt thích hợp với cây trồng này. Trong một thời gian dài, làn sóng di dân tự do từ các vùng khác đến, đã bổ sung một lực lượng lao động khai phá đất đai để trồng cây công nghiệp (trong đó có cây cà phê) đã làm cho diện tích tăng lên nhanh chóng, vượt ra ngoài sự kiểm soát của các ngành chức năng. Thậm chí những nơi không có khả năng tưới nước, điều kiện sinh thái không thích hợp vẫn được phát triển cây cà phê.
- Hiện nay, cà phê có mặt ở tất cả các huyện, thị xã, TP trong tỉnh. Những địa bàn tập trung quy mô lớn: Cư M'gar, Ea H'leo, Krông Năng, Krông Búk, Krông Pắk, thị xã Buôn Hồ cùng với Cư Kuin và TP Buôn Ma Thuột đã tạo nên một vùng chuyên canh cà phê nổi tiếng với diện tích là 174.942 ha và sản lượng lên tới 359.562 tấn (chiếm 86,6% diện tích và 87,2% sản lượng cà phê của cả tỉnh) năm 2011.
- Các địa bàn còn lại như: Ea Kar, Krông Ana, Buôn Đôn, Krông Bông, Ea Súp, Lắk ,…có mức độ tập trung thấp hơn (chiếm 13,4% diện tích và 12,8% sản lượng cà phê của cả tỉnh) do các huyện này các điều kiện về đất trồng và các điều kiện sinh thái khác không thích hợp lắm với cây cà phê (trừ Ea Kar, Krông Ana).
Cùng với các tỉnh có trồng cây cà phê của vùng Tây Nguyên, cây cà phê ở Đắk Lắk đã đem lại thu nhập cao cho người nông dân; góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của người dân, định trật tự an ninh, xã hội của tỉnh. Tuy vậy, là nông sản gắn với giá cả của thị trường thế giới, trong điều kiện các sản phẩm chỉ mới qua sơ chế, ngành công nghiệp chế biến chưa được đầu tư các thiết bị công nghệ hiện đại, sản phẩm làm ra giá trị kinh tế chưa cao. Vì vậy, việc phát triển cà phê vẫn chưa thực sự bền vững, trước mắt đòi hỏi có sự liên kết chặt chẽ hơn nữa với ngành công nghiệp chế biến và với các địa phương thuộc các vùng chuyên canh nhằm tạo được sự phát triển bền vững.
* Vùng chuyên canh cao su: tập trung chủ yếu tại các huyện Ea H'leo, Cư M'gar , Krông Năng , Krông Buk và thị xã Buôn Hồ với diện tích 32.378 ha và sản lượng mủ là 30.095 tấn (chiếm 87% diện tích và 93,5% sản lượng cao su toàn tỉnh) năm 2011. Tuy nhiên, việc chế biến cao su thành các sản phẩm tiêu dùng có chất lượng hiện nay cũng là bài toán nan giải trong điều kiện thiếu thốn về vốn đầu tư cũng như tiếp cận với trình độ công nghệ chế biến hiện đại. Sản phẩm mủ cao su chủ yếu là sơ chế bước đầu, chủ yếu xuất ra khỏi vùng để chế biến và tiêu thụ tại chỗ hoặc xuất khẩu ra nước ngoài với giá trị còn thấp. Với việc mở rộng địa bàn trồng cây cao su sang các huyện Ea Súp, Buôn Đôn, M’Đắk là ý tưởng tốt của chính quyền địa phương. Tuy nhiên, cần phải tìm hiểu kỹ về các điều kiện sinh thái đối với cây cao su cũng như cân nhắc kỹ giữa hiệu quả kinh tế và môi trường do việc phá rừng chuyển đổi mục đích sử dụng đất và phát triển cây cao su.
* Vùng chuyên canh điều: Mặc dù không phải là thế mạnh của tỉnh, vì cây điều không phải cây của vùng miền núi, cao nguyên. Tuy nhiên, trong những năm gần đây nhằm thực hiện đa dạng hóa cây trồng và chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; cây điều là cây được khuyến khích trồng, do bên cạnh về ý nghĩa kinh tế trồng điều còn có ý nghĩa phủ xanh đất trống, đồi núi trọc bảo vệ môi trường sinh thái. Trong thời gian qua việc trồng điều đã đem lại hiệu quả nhất định cho người dân và cho nền nông nghiệp hàng hóa. Diện tích không ngừng được nâng lên, năm 2011, diện tích trồng điều của cả tỉnh là 28,3 nghìn ha và sản lượng 23,9 nghìn ha.
Tại Đắk Lắk đã hình thành vùng chuyên canh cây điều tập trung với mức độ cao tại các huyện Ea H'leo, Ea Súp , Ea Kar , Cư M'gar. Bốn huyện này đã tập trung tới 62,7% diện tích và 65,0% sản lượng điều của cả tỉnh; tiếp theo là các vùng tập trung trồng điều mức độ thấp hơn là các huyện Krông Pắk, Krông Bông, Krông Ana, Cư Kuin, Buôn Hồ…do điều kiện ít thuận lợi hơn.
Nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành này, hiện nay tỉnh cũng đã chú trọng đến vấn đề đầu tư máy móc thiết bị, xây dựng các nhà máy chế biến hạt điều trên địa bàn tỉnh.
* Vùng chuyên canh lương thực: do có sự phân hóa về các ĐKTN (địa hình, đất trồng, khí hậu…) cho nên trên địa bàn Đắk Lắk cũng hình thành vùng chuyên canh về lương thực (lúa, ngô). Những vùng này, sản xuất ra một khối lượng lương thực không những đảm bảo cho nhu cầu tiêu thụ tại chỗ mà còn tạo nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thức ăn cho chăn nuôi, góp phần cho sự phát triển kinh tế.
- Vùng trồng lúa tập trung: phân bố ở các huyện Ea Súp, Krông Pắk, Krông Ana, Ea Kar, Lắk trên những cánh đồng tương đối bằng phẳng với nguồn nước dồi dào, đất trồng thích hợp, đó là điều kiện quan trọng cho việc hình thành vùng chuyên canh chiếm 65,3% diện tích và 66,2% sản lượng lúa của cả tỉnh. Trong đó nổi lên là Ea Súp, Krông Pắk, Krông Ana …là chiếm diện tích và sản lượng lớn nhất.
- Vùng trồng ngô: cây ngô có mặt hầu như khắp các huyện trong tỉnh. Các huyện có diện tích và sản lượng ngô lớn là Ea H'leo, Cư M'gar , Ea Kar , Krông Pắk chiếm 47,6% diện tích và 48,4% sản lượng ngô của cả tỉnh ; tiếp sau là Krông Năng, Krông Bông , thị xã Buôn Hồ chiếm 24,6% diện tích và 20,8% sản lượng, và cuối cùng là Ea Súp, Buôn Đôn , M' Đrăk , Lắk….
Ngoài ra, để phát huy các điều kiện thế mạnh của tỉnh, Đắk Lắk cũng đã hình thành nên các vùng chăn nuôi tập trung như vùng chăn nuôi bò (M' Đrăk , Krông Bông, Lắk, Ea Súp, Krông Pắk …); vùng chăn nuôi lợn (TP Buôn Ma Thuột, Ea Kar, Krông Pắk, Cư M'gar …). Việc hình thành nên các vùng chuyên canh, bước đầu đã tạo ra các sản phẩm hàng hóa chủ lực cho tỉnh trong thời kỳ CNH , HĐH ; là điều kiện cần thiết để tỉnh thực hiện các mục tiêu tăng trưởng và PTKT. Trong thời gian tới, yếu tố khoa học kỹ thuật và công nghệ cần được Đắk Lắk quan tâm hơn nhằm khai thác tối đa lợi thế và phát huy hiệu quả về kinh tế, tạo ra giá trị sản phẩm lớn nhất/một đơn vị đất trồng, góp phần đưa Tây Nguyên trở thành vùng kinh tế động lực của cả nước.
b. Công nghiệp
Trong bức tranh TCLTCN tỉnh Đắk Lắk, nổi bật lên là hình thức CCN và KCN. Đây là các hình thức TCLTCN đang được nhân rộng trên cả nước. Đến năm 2011, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có 6 CCN và 1 KCN đã được phê duyệt với tổng diện tích 507 ha. Trong đó có các CCN đã đi vào hoạt động :
- Cụm công nghiệp Buôn Hồ (huyện Krông Buk), với quy mô diện tích 69,3 ha, kề bên quốc lộ 14, tập trung vào các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản (cà phê, cao su, xay sát gạo, ngô, chế biến thức ăn gia súc, gỗ xuất khẩu); sản xuất vật liệu xây dựng; sản xuất phân vi sinh; công nghiệp nhựa, bao bì; cơ khí sửa chữa máy móc các loại, công nghiệp hàng tiêu dùng.
- Cụm công nghiệp Ea Đar (huyện Ea Kar) nằm trên địa phận xã Ea Đar, huyện Ea Kar, cạnh quốc lộ 26, qui mô 51,5 ha với các ngành chế biến nông sản,
thực phẩm; sản xuất vật liệu xây dựng; cơ khí sửa chữa; chế biến gỗ và sản xuất đồ gỗ cao cấp; sản xuất hàng tiêu dùng.
- Cụm công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp Buôn Ma Thuột tại km 8, tỉnh lộ 8 thuộc phường Tân An, TP Buôn Ma Thuột thu hút các xí nghiệp vừa và nhỏ vào sản xuất các ngành nghề thủ công nghiệp, chế biến nông, lâm sản, sản xuất cơ khí, hàng thủ công mỹ nghệ, mây tre đan, hàng thổ cẩm v.v...
- Cụm công nghiệp Tân An 1: quy mô 50 ha, nằm ở tỉnh lộ 8, phường Tân An, TP Buôn Ma Thuột.
- Cụm công nghiệp Tân An 2: quy mô 56,3 ha, nằm tại phường Tân An, TP Buôn Ma Thuột.
Ngoài ra trong kế hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh đến năm 2015, sẽ kêu gọi đầu tư xây dựng CSHT 7 dự án tại các cụm công nghiệp: cụm công nghiệp Buôn Chăm, (huyện Krông Ana), quy mô 50ha; cụm công nghiệp Ea Lê, (huyện Ea Súp), quy mô 30ha; cụm công nghiệp Cư Kuin (huyện Cư Kuin), quy mô 50ha; cụm công nghiệp Buôn Đôn, (huyện Buôn Đôn), quy mô 30ha; cụm công nghiệp Ea Dar (huyện Ea Kar), quy mô 50ha; cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Krông Bông (huyện Krông Bông), quy mô 50,2 ha; cụm công nghiệp M' Đrăk (huyện M' Đrăk , quy mô 70 ha.
Sự phát triển của các cụm công nghiệp đang và sẽ góp phần quan trọng vào sự TTKT của tỉnh. Các cơ sở công nghiệp trong cụm đã bước đầu được đổi mới thiết bị, hiện đại hóa dây chuyền công nghệ. Ngoài việc tạo ra các loại sản phẩm xuất khẩu còn giải quyết việc làm, góp phần tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo, thực hiện chuyển đổi CCKT, cơ cấu lao động tại các huyện, thị xã và TP.
+ Khu công nghiệp:
Tỉnh Đắk Lắk đang triển khai xây dựng CSHT kĩ thuật cho khu công nghiệp Hòa Phú. Diện tích quy hoạch là 181 ha và 48 ha dành cho khu dịch vụ công nghiệp. Đến nay KCN Hòa Phú đã có khoảng 20 dự án đầu tư ( 11 dự án đi vào hoạt động, 3 dự án đang xây dựng, 6 dự án đăng ký đầu tư). Khu công nghiệp này sẽ trở thành động lực chính thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh phát triển theo hướng CNH, HĐH. Từ đó, tạo sự chuyển dịch CCKT, lao động, hiện đại hóa nông nghiệp và