- Tốc độ tăng trưởng GDP:
d. Giá trị sản xuất (GTSX) và cơ cấu GTS
TIỂU KẾT CHƯƠNG
1. Tăng trưởng và PTKT là một trong những vấn đề cốt lõi của lý luận PTKT. Tăng trưởng và PTKT là mục tiêu hàng đầu của tất cả các nước trên thế giới, là thước đo chủ yếu về sự tiến bộ trong mỗi giai đoạn của mỗi quốc gia.
Đặc trưng về thay đổi cơ bản của PTKT trong thời kỳ CNH, HĐH là quy mô nền kinh tế ngày càng lớn; tốc độ tăng trưởng khá cao, đồng thời chuyển dịch CCKT theo hướng tăng tỷ trọng khu vực CN - XD và dịch vụ, đồng thời giảm tỷ trọng khu vực N-L-TS theo xu thế chung của thế giới.
2. Sự phát triển của mọi quốc gia đều phải dựa vào những nguồn lực nhất định. Ở các quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau thì các nguồn lực phát triển cũng như các nhân tố tác động đến sự PTKT cũng khác nhau. Ngay trong một quốc gia, ở từng thời kỳ khác nhau thì các nguồn lực và nhân tố tác động đến PTKT cũng có sự biến động về vị trí và vai trò của từng nguồn lực và nhân tố ảnh hưởng.
3. Về CNH, HĐH, mỗi một quốc gia đều lựa chọn cho mình một mô hình PTKT dựa vào những điều kiện là thế mạnh của họ. Ở Việt Nam, trong giai đoạn đầu của chiến lược CNH, HĐH nền kinh tế cũng cần thiết phải phân tích, đánh giá thực trạng các ĐKTN, tài nguyên và sự phát triển kinh tế của từng vùng, miền. Từ vận dụng các lý luận cũng như thực tiễn về CNH của các nước, đề ra được chiến lược đúng đắn cho nền kinh tế nhằm đảm bảo tăng trưởng nhanh, bền vững và theo hướng hiện đại.
4. Để phân tích và đánh giá được sự PTKT trong thời kỳ CNH, HĐH, vận dụng cho cấp tỉnh cần dựa vào một số tiêu chí nhất định, có thể theo 2 nhóm, đó là nhóm tiêu chí chung cho PTKT, nhóm tiêu chí PTKT cho cấp tỉnh, (gồm các tiêu chí PTKT theo ngành và các tiêu chí PTKT theo lãnh thổ) để từ đó có định hướng cũng như đề xuất cho các ban, ngành chuyên môn trong xây dựng và phát triển kinh tế.
5. Từ phân tích cơ sở thực tiễn về PTKT của cả nước nói chung và vùng TN nói riêng, sẽ là những định hướng kinh nghiệm cho phân tích vào địa bàn cụ thể ở tỉnh Đắk Lắk trong những năm tiếp theo, phấn đấu cùng cả nước đạt được mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp.
Chương 2. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH ĐẮK LẮK TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 2.1. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ