Tiểu vùng Phía Bắc

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế tỉnh đắk lắk trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 133 - 137)

- KV có vốn đầu tư nước ngoà

b. Tiểu vùng Phía Bắc

- Khái quát chung:

Bao gồm thị xã Buôn Hồ và các huyện: Ea H’leo, Ea Súp, Krông Búk, Krông Năng. Với diện tích tự nhiên 4.363,9 km2 và số dân là 457.023 người (chiếm 33,2% diện tích và 26% dân số của tỉnh).

Bảng 2.28: Một số chỉ tiêu của tiểu vùng Phía Bắc so với toàn tỉnh năm 2011

Chỉ tiêu Tiểu vùng phía Bắc

(1 thị xã + 4 huyện)

Toàn tỉnh

- Ranh giới Thị xã Buôn Hồ, Ea H'leo, Ea Súp, Krông Buk, Krông Năng.

1 TP, 1 thị xã và 13 huyện - Diện tích: + So với toàn tỉnh: 4.375, 88 km2 33,3% 13.125,37 km2 - Dân số: + So với toàn tỉnh: + Mật độ DS (ng/km2). 461.682 người 26,0% 106 1.771.890 người 135 - Lao động: + So với toàn tỉnh: 263,0 nghìn người 26,8% 981,3 nghìn người - GTSX : + So với toàn tỉnh: 21.889,0 tỉ đồng 29,9% 73.281,6 tỉ đồng - Cơ cấu GTSX (%) + Nông- lâm- thủy sản + Công nghiệp + Dịch vụ 100,0 78,0 6,5 15,5 100,0 63,7 14,5 21,8 - NSLĐ (triệu đồng, GTSX/LĐ). 83,2 74,7

Nguồn: tác giả xử lí từ NGTK tỉnh Đắk Lắk năm 2012

- Hiện trạng PTKT:

+ Là tiểu vùng phát triển khá nhanh đồng thời chịu ảnh hưởng không nhỏ từ tiểu vùng Trung tâm, nhất là lực hút mạnh mẽ từ TP Buôn Ma Thuột. Năm 2011 tiểu vùng tạo ra giá trị là 21.889,0 tỉ đồng, chiếm 29,9% cơ cấu GTSX toàn tỉnh. Đứng thứ 2 sau tiểu vùng Trung tâm, và đứng trên tiểu vùng phía Đông.

+ Về cơ cấu GTSX: nông – lâm - thủy sản chiếm ưu thế 78,0%, công nghiệp đóng góp vào sự phát triển còn nhỏ bé, dịch vụ chưa phát triển. Nếu so với hai vùng còn lại cũng như trong cơ cấu của tỉnh thì trong cơ cấu giá trị đóng góp chủ yếu là từ ngành nông nghiệp.

+ NSLĐ: đây là tiểu vùng có NSLĐ cao nhất, lên tới 83,2 triệu đồng/lao động nhờ có hình thức TCSX hợp lý, nhờ có sự đóng góp từ các trang trại cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, hồ tiêu…của các vùng chuyên canh Ea H'leo , Krông Năng , Krông Bông , Buôn Hồ …

- Các ngành kinh tế:

Là ngành có vai trò quan trọng nhất của tiểu vùng, chiếm 78,0% cơ cấu GTSX của tiểu vùng; Nhờ có các điều kiện đất trồng, khí hậu thuận lợi mà ở đây đã hình thành những vùng chuyên canh quy mô lớn về trồng cây công nghiệp lâu năm như: cà phê , cao su, hồ tiêu (Krông Năng , Krông Buk, Buôn Hồ , Ea H'leo) và những vùng trồng lương thực và chăn nuôi (Ea Súp , Ea H'leo). Năm 2011, số lượng trang trại của tiểu vùng là 287 chiếm 49,3% số lượng trang trại của cả tỉnh, và chủ yếu là trồng cây lâu năm. Tại những địa phương này, GTSP/1 ha đất trồng trọt rất cao, nhất là Krông Buk (88,1 triệu đồng), thị xã Buôn Hồ (85,4 triệu đồng), Krông Năng (81,7 triệu đồng), thấp nhất là Ea Súp (29,7 triệu đồng).

+ Cây Cà phê: Đây là vùng có diện tích và sản lượng cà phê lớn thứ hai. Năm 2011 vùng có 84.516 ha và 181.192 tấn (chiếm 44,3% diện tích và 45,5% sản lượng của cả tỉnh). Cà phê được trồng nhiều tại Ea H’leo, Krông Năng, Buôn Hồ. Chính cây cà phê đã góp phần làm thay đổi diện mạo của cả vùng và góp phần hình thành nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa cho tỉnh với vùng nguyên liệu rộng lớn trên địa bàn các huyện. Cùng với đó là sự hình thành nên các đô thị là các thị trấn, thị xã sầm uất như: Ea Đrăng, krông Năng và thị xã Buôn Hồ.

+ Cây cao su: bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ, đây là vùng có diện tích và sản lượng cao su lớn nhất tỉnh. Năm 2011 diện tích là 18.792 ha và 15.175 tấn mủ (chiếm 62,0% diện tích và 51,0% sản lượng mủ của cả tỉnh). Diện tích và sản lượng cao su không ngừng được mở rộng; để tăng giá trị làm ra thời gian tới cần đầu tư tăng cường việc xây dựng CSVC kỹ thuật, trang bị các công nghệ chế biến hiện đại để thúc đẩy sự phát triển của cây cao su, góp phần nâng cao thu nhập cho người lao động và ổn định xã hội.

Các huyện trồng nhiều cao su là Ea H’leo, Krông Năng, Buôn Hồ.

+ Cây hồ tiêu: trong những năm qua, cây hồ tiêu là cây đem lại hiệu quả kinh tế cao và được người dân tập trung phát triển. Diện tích trồng tiêu của vùng đã chiếm 46,0% và 43,3% sản lượng của cả tỉnh. Địa phương trồng nhiều hồ tiêu nhất là Ea H’leo 1.487 ha và sản lượng là 3018 tấn. Nếu so với cả tỉnh thì chiếm 26,9% diện tích và 23,5% sản lượng; nhưng nếu đem so với các địa phương trong tiểu vùng thì diện tích và sản lượng lần lượt là 58,5% và 54,4% của cả vùng. Trong chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi thì cần phải chú ý đến thế mạnh này và đảm bảo yếu tố phát triển bền vững.

+ Cây lương thực được trồng chủ yếu ở Ea Súp, Ea H’leo, Krông Năng. Các cây lương thực có hạt chủ yếu của vùng này là cây lúa, ngô. Năm 2010 cây lương thực chiếm 26,6% diện tích và 23,9% sản lượng cây lương thực có hạt của tỉnh.

Easúp được biết đến như vựa lúa quan trọng của cả tỉnh với diện tích là 11.944 ha và sản lượng là 54.134 tấn đã làm sản lượng lúa bình quân đầu người cao nhất tỉnh 911 kg/người, cao hơn mức trung bình của cả tỉnh (257 kg/người). Trong điều kiện về thủy lợi đã đảm bảo nguồn nước tưới được lấy từ hồ thủy lợi Ea Súp Thượng, dự báo trong tương lai gần, diện tích và sản lượng lúa của vùng tăng lên đáng kể, góp phần giải quyết vấn đề lương thực cho nhân dân, nhất là vùng có chủ trương tiếp nhận dân di cư mới đến lập nghiệp tại đây.

Ngoài ra cùng với Ea H’leo thì Ea Súp cũng trồng ngô và sắn chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu cây lương thực của vùng so với cả tỉnh.

+ Về chăn nuôi: chăn nuôi gia súc cũng được chú ý phát triển. Vị trí của một số gia súc so với cả tỉnh như sau: Đàn trâu chiếm 24,9%, đàn bò chiếm 22,8% và đàn lợn là 17%. Tuy nhiên các gia súc trên đây chủ yếu được phát triển tại các địa phương Ea Súp, Ea H’leo và một phần ở Krông Năng.

- Lâm nghiệp: ở đây chủ yếu là rừng sản xuất (phân bố trên địa bàn Ea Súp), Ea H’leo, đây là nơi bảo vệ nguồn thực vật với hệ sinh thái rừng Khộp điển hình ở Việt Nam, có giá trị lớn về nhiều mặt: kinh tế , du lịch, nghiên cứu khoa học,v.v. Tại các địa phương trên đã hình thành một số cơ sở khai thác và chế biến lâm sản lớn nhất tỉnh, góp phần vào TTKT của địa phương. Vấn đề ở đây là trong quá trình khai thác rừng, cần có chính sách tu bổ và bảo vệ rừng mới có thể phát triển bền vững ngành này và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

Công nghiệp

So với tiểu vùng Trung tâm thì công nghiệp của tiểu vùng này chưa phát triển, quy mô còn nhỏ bé (6,5% GTSX công nghiệp cả tỉnh). Tiềm năng về ngành công nghiệp khai thác (vật liệu xây dựng, khoáng sản) và chế biến (nhất là chế biến các sản phẩm của cây công nghiệp và sản xuất sản phẩm bằng gỗ, lâm sản…) là rõ hơn cả. Số cơ sở công nghiệp là: 1948 cơ sở (chiếm 22,4% của cả tỉnh), nhưng chủ yếu phân bố ở Ea H’leo, Buôn Hồ theo trục quốc lộ 14 và huyện Ea Súp.

Tiểu vùng đã hình thành nên một cụm công nghiệp đó là công nghiệp Buôn Hồ. Tuy nhiên, nhiều hạng mục của cụm công nghiệp này vẫn chưa được hoàn

thiện. Ở Ea H’leo và Ea Súp cũng đã có một số xí nghiệp công nghiệp với quy mô tương đối lớn, và thuộc về công nghiệp khai thác và chế biến lâm sản.

Do CSHT chưa tốt, còn lúng túng trong định hướng phát triển, cho nên tiềm năng phát triển công nghiệp hiện nay chưa được khai thác hết. Điều đó sẽ dẫn tới một số khó khăn nhất định trong quá trình thực hiện CNH, HĐH tại địa phương.

Dịch vụ

Ngành này cũng phát triển ngày càng nhanh chóng trong thời gian qua.

- Số doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh thương mại du lịch và khách sạn nhà hàng trên địa bàn tăng khá nhanh và có bước phát triển khả quan. Năm 2011 là 10.595 doang nghiệp (21,3% cả tỉnh), đứng sau tiểu vùng Trung tâm. Hàng hoá lưu thông phân phối thuận lợi đáp ứng kịp thời cho sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Thị xã Buôn Hồ được coi là trung tâm thương mại lớn nhất của vùng, giữ vai trò quan trọng và có sức hút lớn với những huyện xung quanh. Tuy nhiên, việc buôn bán và trao đổi các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của vùng này chịu lực hút rất lớn từ tiểu vùng Trung tâm, vì vậy việc mua bán chủ yếu diễn ra với TP Buôn Ma Thuột (nhất là Ea Súp).

- Mạng lưới thương mại được mở rộng cả quy mô lẫn loại hình kinh doanh dịch vụ. Số người kinh doanh cũng ngày càng tăng, đạt 17.371 người (chiếm 18,7% cả tỉnh). Tuy nhiên, trong cơ chế thị trường, do năng động hơn và dễ thích ứng hơn, cho nên thành phần kinh tế tư nhân tăng nhanh hơn, chiếm ưu thế chủ yếu.

- Hoạt động du lịch cũng có tiềm năng lớn. Loại hình du lịch sinh thái là phát triển hơn cả, với những thắng cảnh nổi tiếng như: khu thác Thủy Tiên, Đây là một thắng cảnh đẹp, hoang sơ giữa núirừng với vô vàn những tảng đá nằm gối chồng lên nhau và những rễ cây rừng đan kín trông rất lạ mắt. Do có 3 tầng nước đổ nên còn gọi là thác Ba Tầng (ở Krông Năng). Ngoài ra khi đến Ea Súp chúng ta còn được thăm vãn cảnh hồ Ea Súp Thượng, công trình thủy lợi lớn thứ hai của vùng Tây Nguyên sau Ayun Hạ ở Gia Lai và thăm tháp chàm Yang Prong hay còn gọi là Tháp chàm Rừng xanh là một ngôi tháp Chàm ở xã Ea Rốk, huyện Ea Súp rất cuốn hút du khách về tìm hiểu văn hóa của vùng này.

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế tỉnh đắk lắk trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 133 - 137)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w