- KV có vốn đầu tư nước ngoà
Trong tương lai, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk sẽ hình thành và phát triển 3 tiểu vùng kinh tế.
3.3. Các giải pháp phát triển 1 Nhóm giải pháp chung
3.3.1.1. Huy động vốn đầu tư và quản lý vốn có hiệu quả
- Để đạt được mục tiêu và phương hướng phát triển KT - XH của tỉnh đến năm 2020 và tốc độ TTKT như đã dự báo. Việc huy động vốn và quản lý vốn có hiệu quả là một trong những giải pháp quan trọng nhằm thực hiện các mục tiêu về PTKT theo hướng CNH, HĐH. Nguồn vốn của tỉnh có thể lấy từ các nguồn: ngân sách Nhà nước, từ nguồn tích lũy của dân và doanh nghiệp, vốn từ bên ngoài:
a. Huy động vốn đầu tư
- Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước: cần khai thác các nguồn thu nhằm tăng nhanh nguồn thu cho ngân sách và tăng vốn cho đầu tư phát triển. Vốn từ ngân sách Nhà nước cấp cho tỉnh thường tập trung vào các lĩnh vực hạ tầng phục vụ KT - XH (giao thông, thủy lợi, CSHT phục vụ giáo dục, y tế, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo...). Vì thế tỉnh cần chú trọng đến những khâu đột phá: tập trung vốn vào phát triển CSHT giao thông phục vụ phát triển KT - XH, quốc phòng an ninh, đặc biệt là các xã nghèo, vùng sâu, vùng xa, rất khó khăn; vốn cho nhóm ngành N-L-TS để giúp người nông dân phát triển sản xuất, đầu tư thâm canh…
- Vốn huy động từ dân và các doanh nghiệp:
Đây là nguồn vốn quan trọng và có ý nghĩa lâu dài, nó được tạo lập từ nguồn vốn tái tạo qua quá trình sản xuất và tiết kiệm thường xuyên của xã hội.
Đây là nguồn chủ yếu để đầu tư vào đổi mới trang thiết bị và công nghệ tiên tiến; khuyến khích đầu tư vào các ngành lĩnh vực tỉnh có chủ trương ưu đãi và thực hiện xã hội hoá. Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn: mở tài khoản cá nhân, mở sổ tiết kiệm, mua các kỳ phiếu, trái phiếu... Hình thành trung tâm giao dịch chứng khoán: mua bán cổ phiếu của các công ty và các loại trái phiếu. Mở rộng hình thức bảo hiểm.
- Nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài tỉnh và FDI
Nguồn này không chỉ có ý nghĩa tạo vốn mà còn là cơ hội để đổi mới công nghệ, đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, mở rộng thị trường. Từ đó sẽ thúc đẩy sự PTKT và nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế cho sản phẩm nông nghiệp của Đắk Lắk như cà phê, cao sư và các sản phẩm thế mạnh khác.
- Xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi, môi trường đầu tư thông thoáng; chuẩn bị các dự án khả thi để thu hút FDI vào các lĩnh vực ưu tiên; đào tạo cán bộ và công nhân kỹ thuật có trình độ và tay nghề cao, nhằm hấp dẫn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào những địa bàn, ngành - lĩnh vực cho phép.
- Đẩy mạnh các hoạt động và phương thức xúc tiến đầu tư kết hợp với công tác quy hoạch ngành nghề, địa bàn, xác định đối tác thu hút đầu tư; trên cơ sở đó giới thiệu tính hấp dẫn của tỉnh, giúp nhà đầu tư giảm tối thiểu chi phí tiền bạc, thời gian khi đầu tư và góp phần ổn định tình hình chính trị, xã hội.
- Phát triển CSHT. Xây dựng khu công nghiệp tập trung, các khu du lịch đảm bảo những điều kiện CSHT, điện, nước, giao thông, bưu điện. Đảm bảo các CSHT xã hội như trường học, bệnh viện, cửa hàng, ngân hàng. Hình thành các khu nhà ở của công nhân, nhân viên gắn với các khu cụm công nghiệp.
- Khuyến khích kiều bào đầu tư sản xuất, tạo những điều kiện thuận lợi để Việt kiều đầu tư trực tiếp không phải qua thân nhân trong nước.
b. Quản lý nguồn vốn hiệu quả
Để nâng cao hiệu quả đầu tư, một trong những yêu cầu mang tính xuyên suốt và chủ đạo là: tỉnh phải đảm bảo đầu tư đúng hướng, đúng mục đích, đúng trọng tâm, trọng điểm. Trong những năm tới, Đắk Lắk phải cân đối đầu tư giữa các ngành (nông nghiệp- công nghiệp- dịch vụ) và các lĩnh vực; cân đối giữa trồng trọt và chăn nuôi; giữa phát triển nông- lâm nghiệp nguyên liêu và công nghiệp chế biến; giữa sản xuất kinh doanh với CSHT kinh tế và cho phát triển nguồn nhân lực.
Vốn FDI dành cho PTKT, nhất là lĩnh vực được Đắk Lắk ưu tiên phát triển thủy điện; phát triển cây công nghiệp,.. đòi hỏi công nghệ cao, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến tạo ra những sản phẩm xuất khẩu có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường. Đây là lĩnh vực sản xuất không chỉ đem lại lợi nhuận kinh tế cao, thu hồi vốn nhanh mà còn là lĩnh vực có thể tạo đà phát triển cho các hoạt động kinh tế khác (du lịch, công nghiệp chế biến, xuất khẩu...) đem lại nguồn thu cao cho nhà đầu tư và nhà nước, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân và ổn định an ninh, trật tự an toàn xã hội.
Vốn trong dân và từ các doanh nghiệp được sử dụng để làm tăng năng lực sản xuất của các ngành kinh tế trong tỉnh. Đắk Lắk cần xác định và xây dựng những sản phẩm mang lại lợi nhuận cao cho người nông dân; hỗ trợ khâu giống, kỹ thuật, tìm đầu ra cho sản phẩm, thậm chí có chính sách trợ giá cho nông dân..từ đó tạo niềm tin cho người sản xuất để họ sẵn lòng huy động mọi tiềm lực kinh tế của mình cho qúa trình sản xuất để tăng nguồn thu nhập cho cá nhân, gia đình và cho ngân sách Nhà nước từ hoạt động kinh tế.
3.3.1.2. Phát triển nguồn nhân lực
Đắk Lắk nói riêng và vùng Tây Nguyên nói chung có trình độ dân trí còn thấp đặc biệt là vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Tỉnh cũng còn thiếu đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và quản lý giỏi. Trình độ chuyên môn, kĩ thuật chưa đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH, vì thế trong thời gian tới cần phải:
- Có chính sách khuyến khích thu hút, phát triển nhân tài, đãi ngộ các nhà quản lý giỏi, các cán bộ chuyên gia khoa học kỹ thuật đầu đàn, công nhân có tay nghề cao... đến tỉnh làm việc có thời hạn và không thời hạn
- Đẩy mạnh đào tạo và đào tạo lại lực lượng lao động của tỉnh bằng nhiều hình thức như: đào tạo tại chỗ, kết hợp với các trung tâm đào tạo của cả nước để đào tạo, gửi đi đào tạo ở ngoài tỉnh; chọn cán bộ trẻ có trình độ và năng lực để đào tạo ở nước ngoài đối với một số ngành, lĩnh vực quan trọng, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế thế giới. Đồng thời có chính sách đãi ngộ trong đào tạo như lập quỹ đào tạo nhân tài, tín dụng đào tạo.
- Xây dựng đề án việc làm, vấn đề trọng tâm của chính sách việc làm trong suốt thời kỳ quy hoạch là tạo được nhiều việc làm mới tại các đô thị, khu công nghiệp và phân bố lại lao động giữa nông nghiệp và phi nông nghiệp, giữa thành thị và nông thôn.
- Xây dựng CSHT nông thôn, tạo ra những điều kiện sống và làm việc ở nông thôn ngày càng gần với đô thị nhằm hạn chế di chuyển lao động nông thôn ra thành thị không theo kế hoạch.
3.2.1.3. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Cần nâng cao trình độ dự báo các nhu cầu thị trường để định hướng đúng loại sản phẩm hàng hoá cần sản xuất cả về quy mô, chất lượng và tốc độ phát triển, chú trọng dự báo nhu cầu thị trường thế giới.
- Để dự báo nhu cầu thị trường đúng và chính xác, cần tổ chức các trung tâm thông tin chuyên ngành. Ngoài ra ở các doanh nghiệp cần tổ chức bộ phận nghiên cứu thị trường, có nhiệm vụ đẩy mạnh công tác thu nhập, phân tích và khai thác các thị trường. Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí để thực hiện công tác này.
Đối với thị trường nước ngoài cần chú trọng đến đặc điểm và yêu cầu của từng thị trường: Thị trường EU, thị trường Nhật Bản, thị trường Trung Quốc, các nước NICs, thị trường Đông Âu và SNG ...tỉnh cần xây dựng chính sách xâm nhập thị trường đối với từng loại thị trường về loại sản phẩm, giá cả, kênh phân phối, cách phân phối, khuyến mại, quảng cáo.
Nâng cao khả năng cạnh tranh về chất lượng sản phẩm và giá sản phẩm. Cần phải tích cực ứng dụng các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm đi đôi với giảm giá thành sản phẩm. Đổi mới công nghệ và kỹ thuật sản xuất bằng cách vay vốn ngân hàng, tín dụng, thuê mua tài chính, liên doanh với cá doanh nghiệp lớn có vốn ở ngoài tỉnh để hỗ trợ vốn, máy móc thiết bị. Cải tiến bộ máy quản lý làm việc có năng suất và hiệu quả. Đồng thời với việc xây dựng thương hiệu hàng hoá và xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường và chủng loại hàng hoá xuất, nhập khẩu, phù hợp với các quy định của WTO.
Thực hiện cơ chế chính sách giá bảo hộ nông sản, quy định mức giá tối thiểu lập quỹ bình ổn giá để hỗ trợ trực tiếp cho nông dân
Tổ chức mạng lưới cung ứng thu mua nông lâm sản hợp lý, nhằm thúc đẩy sản xuất. Khuyến khích các Hiệp hội ngành hàng thành lập quỹ hỗ trợ xuất khẩu ngành hàng, nhằm phòng chống rủi ro cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu; trợ giá cho các nhà sản xuất hàng xuất khẩu, hỗ trợ lãi suất, hỗ trợ vốn dự trữ trong khâu lưu thông cho các nhà xuất khẩu ... Đồng thời nghiên cứu thành lập công ty bảo hiểm tín dụng xuất khẩu để bảo hiểm cho trường hợp bán chịu, trả chậm do yêu cầu của khách hàng hoặc sản phẩm khuyến khích xuất khẩu nhưng khó bán... Tỉnh cần xem xét cơ chế bảo lãnh thanh toán hàng xuất khẩu đối với các thị trường nhiều rủi ro như Nga, Đông Âu và Châu Phi.
Tìm kiếm, giúp đỡ các doanh nghiệp tạo quan hệ tầm cỡ nhà nước trong việc thâm nhập và mở rộng thị trường tiêu thụ nước ngoài cho các công ty của tỉnh. Phối hợp với các tham tán kinh tế của Sứ quán ta ở nước ngoài trong việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong tỉnh nghiên cứu thị trường nước ngoài và liên doanh với các công ty nước ngoài.
3.2.1.4. Thực hiện và vận dụng tốt các cơ chế, chính sách nhà nước đã ban hành phù hợp với đặc thù của tỉnh để thúc đẩy phát triển KT
Xây dựng các biện pháp cụ thể nhằm thực hiện những ưu đãi, hỗ trợ đầu tư của Nhà nước phù hợp với điều kiện của tỉnh để thúc đẩy phát triển các ngành và lĩnh vực:
- Phát triển công nghiệp chế biến nhỏ, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn. - Phát triển các loại hình dịch vụ, du lịch của tỉnh trong tình hình mới.
- Quản lý lâm nghiệp theo hướng xã hội hoá nghề rừng, tạo mọi điều kiện để giữ và phát triển vốn rừng, trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc; có cơ chế giao, khoán quản lý rừng cộng đồng và hộ gia đình, để người nhận khoán quản lý bảo vệ rừng thực sự là người chủ, thực sự được hưởng lợi từ nghề rừng.
- Cơ chế chính sách về sử dụng đất để thu hút vốn đầu tư.
- Về tài chính, thị trường, trợ giá vận chuyển nông sản hàng hoá ở các vùng sâu, vùng xa và vùng đặc biệt khó khăn.
- Huy động vốn đầu tư của các tổ chức và nhân dân đầu tư xây dựng CSHT, như: giao thông nông thôn, thuỷ lợi nhỏ, đường, điện, trường học...
- Đầu tư công nghiệp kỹ thuật cao và công nghệ tiên tiến; hỗ trợ và ưu đãi phát triển công nghệ thông tin, nhất là công nghệ phần mềm,...
3.2.1.5. Phát triển các thành phần kinh tế
- Đi đôi với việc phát triển LLSX, phải thường xuyên củng cố quan hệ sản xuất. Tiếp tục đổi mới, sắp xếp và chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước theo hướng chất lượng, hiệu quả và thực sự thể hiện vai trò là thành phần chủ đạo trong nền kinh tế.
- Phát triển các trang trại ở những nơi có điều kiện đất đai, trồng cây công nghiệp, chăn nuôi... Trước mắt là hướng dẫn sản xuất, cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm, phổ biến công nghệ, chuyển giao khoa học kỹ thuật, đầu tư CSHT, làm dịch vụ, tín dụng nông nghiệp hoặc đảm trách những khâu then chốt mà kinh tế hộ không thể làm hoặc làm không hiệu quả.
- Khuyến khích PTKT hộ gia đình ở nông thôn làm nông nghiệp, lâm nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp.
- Khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế đầu tư vốn hoặc liên kết, liên doanh phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh bằng cách: tổ chức cấp giấy phép đầu tư, thỏa thuận địa điểm cấp đất, đền bù giải toả, cấp giấy phép xây dựng một cách nhanh chóng cho các doanh nghiệp. Thực hiện khuyến khích ưu đãi đầu tư cho các đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật như miễn giảm thuế doanh thu, thuế lợi tức, vay vốn ưu đãi.
- Đa dạng hoá các loại hình sản xuất - kinh doanh: trong nông nghiệp có hộ gia đình, tổ sản xuất, hợp tác xã kiểu mới, trang trại gia đình, trang trại cổ phần; trong công nghiệp có cơ sở sản xuất, tổ sản xuất, hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, xí nghiệp, công ty TNHH, công ty cổ phần; trong các ngành dịch vụ có xí nghiệp, doanh nghiệp, cửa hàng, tổ hợp tác, hợp tác xã mua bán, siêu thị, chợ...
- Tổ chức liên kết, hợp tác giữa doanh nghiệp chế biến lớn với hợp tác xã nông nghiệp, hộ nông dân thành một quy trình xuyên suốt từ sản xuất nông sản, thu mua, chế biến bảo quản và tiêu thụ.
3.2.1.6. Khoa học và công nghệ
- Xây dựng và thực hiện các chương trình phát triển khoa học và chuyển giao công nghệ mới của tỉnh theo hướng ưu tiên công nghệ tiên tiến, nhất là công nghệ quyết định chất lượng sản phẩm xuất khẩu.
- Mở rộng các phương thức và điều kiện vay vốn, thanh toán thuận lợi, lãi suất vay khuyến khích. Thành lập các quỹ hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ, tín dụng phi ngân hàng để mở rộng nguồn vốn vay cho doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế để phát triển khoa học công nghệ, đổi mới trang thiết bị.
- Phát triển mạnh nguồn nhân lực cho khoa học và công nghệ. Có chính sách thu hút lực lượng chuyên gia khoa học kỹ thuật, kể cả việt kiều và người nước ngoài làm công tác chuyển giao tri thức và chuyển giao công nghệ cho tỉnh.
- Xây dựng tiềm lực khoa học kỹ thuật, hình thành một số cơ sở, trung tâm nghiên cứu một số lĩnh vực mũi nhọn trong hoặc ngoài các công ty, trường học có khả năng hỗ trợ hiệu quả việc nhập công nghệ từ nước ngoài. Xã hội hóa hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ.
- Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin hoàn chỉnh, phục vụ cho yêu cầu phát triển KT - XH; quản lý điều hành của hệ thống chính trị. Xây dựng các cơ sở thông tin dữ liệu KT - XH, làm cơ sở khoa học phục vụ cho công tác hoạch định chiến lược, xây dựng kế hoạch, quản lý điều hành phát triển KT - XH của tỉnh. Hình thành hệ thống thông tin và tư vấn giám định công nghệ nhằm bảo đảm thông tin về công nghệ và có khả năng tư vấn có hiệu quả cho các doanh nghiệp có nhu cầu.
- Dành một phần ngân sách tỉnh cho công tác nghiên cứu triển khai công nghệ mới, thiết bị mới.
Đẩy nhanh tiến độ cải cách hành chính ở tất cả các cấp, các ngành, các lĩnh vực; cả về thể chế, tổ chức bộ máy và thủ tục hành chính, nhằm tạo điều kiện để