Khái quát chung

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế tỉnh đắk lắk trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 74 - 77)

- Tốc độ tăng trưởng GDP:

2.2.1.Khái quát chung

d. Giá trị sản xuất (GTSX) và cơ cấu GTS

2.2.1.Khái quát chung

2.2.1.1. Về quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế

- Kể từ khi tách tỉnh năm 2004 đến nay, thực hiện CNH, HĐH nền kinh tế, Đắk Lắk đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tốc độ TTKT nhanh, CCKT có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, bước đầu đã phát huy được các lợi thế để phát triển.

Bảng 2.2: GDP, tốc độ tăng trưởng GDP và GDP/người của Đắk Lắk giai đoạn 2004- 2011 [13, 82] Chỉ tiêu 2004 2005 2010 2011 GDP (tỉ đồng- giá ss) 6.678,7 9.244,7 27.695 30.348 Tốc độ tăng GDP (%) 9,1 9,3 8,7 10,0 GDP (tỉ đồng- giá hh) 6.765,0 8293,0 27.695,0 39.809,0 GDP/người của Đắk Lắk (triệu đồng/người) 4,1 5,0 15,9 22,5 GDP/người của TN (triệu đồng/người) 5,3 5,4 17,5 22,8 So với toàn vùng (%) 77,4 92,6 90,6 98,7

GDP/người của cả nước

(triệu đồng/người) 8,8 10,2 22,8 28,9

So với cả nước (%) 46,6 66,0 68,0 78,0

- Trong giai đoạn 2004 - 2011 quy mô GDP không ngừng tăng lên, từ 6.765,0 tỉ đồng (giá thực tế) năm 2004 lên 27.965 tỉ đồng năm 2010 và 39.809,0 tỉ đồng năm 2011, đứng đầu vùng TN với 33,0% GDP toàn vùng và gần 1,6% cả nước.

- GDP bình quân đầu người cũng được tăng liên tục. GDP/người giai đoạn 2004 - 2011 tăng gần 5,5 lần, đứng thứ 3 trong vùng (sau Lâm Đồng và Đắk Nông)

với mức 22,5 triệu đồng/người năm 201,1 thấp hơn mức trung bình của vùng TN một chút (22,8 triệu đồng) và bằng 78,0% mức trung bình cả nước.

- Tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2004 - 2011 là 9,5%, riêng giai đoạn 2007 - 2011 là 9,9%, cao hơn mức tăng trưởng bình quân của cả nước (7,2% và 6,5% cùng thời kỳ), và của vùng Tây Nguyên.

- Theo các khu vực kinh tế thì dịch vụ có tốc độ tăng cao nhất (21,9% cho toàn giai đoạn 2004 - 2011; ngành công nghiệp - xây dựng ở vị trí thứ hai với 20,6%, khu vực nông- lâm- thủy sản tăng thấp nhất với 5,3%. Kết quả này thể hiện sự cố gắng lớn của tỉnh trong mục tiêu CNH, HĐH nền kinh tế, nhất là trong điều kiện phải đối mặt với thiên tai dịch bệnh, giá cả các mặt hàng chủ lực có năm sụt giảm mạnh.

2.2.1.2. Cơ cấu kinh tế và sự chuyển dịch CCKT giai đoạn 2004- 2011

CCKT theo ngành từng bước được chuyển dịch theo hướng tăng dần khu vực phi nông nghiệp và giảm tương đối khu vực nông- lâm- thủy sản.

So với năm 2004, năm 2011 tỷ trọng N-L-TS đã giảm 2,2 điểm %. Sự giảm này vừa chậm, vừa không liên tục và ổn định, vì năm 2007 tỷ trọng khu vực này tăng 3,5 điểm %, sau đó lại giảm 8,8 điểm % trong 3 năm 2007 - 2009, rồi đến năm 2011 lại tăng lên 4,1 điểm %.

- Tỷ trọng N-L-TS của tỉnh Đắk Lắk trong GDP chiếm khá cao so với cả nước, vùng Tây Nguyên, cũng như nhiều tỉnh khác, cao gấp 2,2 lần cả nước; 1,1 lần vùng TN và đứng thứ 3/63 tỉnh TP (chỉ sau Đắk Nông và Sóc Trăng). Tuy nhiên, đối với 1 tỉnh có

nhiều lợi thế, tiềm năng cho sản xuất nông - lâm sản, dân số sống và làm việc chủ yếu trong lĩnh vực này (76% dân số nông thôn và 71,8% lao động N-L-TS), kim ngạch xuất khẩu nông - lâm sản chiếm tới 99,9% năm 2011 và đang ở thời kỳ đầu của CNH, HĐH thì cơ cấu này là phù hợp.

Bảng 2.3: CCKT Đắk Lắk, vùng TN và cả nước năm 2004- 2011 (%)

Các ngành Đắk Lắk Tây Nguyên Cả nước

2004 2011 2004 2011 2004 2011

Nông - lâm - thủy sản 56,5 54,3 52,9 48,1 21,8 22,0

Công nghiệp - XD 17,0 15,0 17,9 23,1 40,2 40,2

Dịch vụ 26,5 30,7 29,2 28,8 38,0 37,8

Nguồn: [13],[82]

- Khu vực CN - XD trong cơ cấu GDP vừa có tỷ trọng thấp lại chuyển dịch thất thường, tăng tỷ trọng trong giai đoạn 2004 - 2006 (từ 17,0% lên 18,7%) sau đó liên tục giảm từ 2007 đến 2009 (từ 15,8% xuống 14,7%) và đến 2011 đạt 15,0% . Đây là vấn đề của 1 tỉnh có xuất phát điểm thấp, trang thiết bị và công nghệ còn lạc hậu, sản phẩm phần nhiều là sơ chế nên tạo ra giá trị không cao…

- Dịch vụ là khu vực kinh tế có sự chuyển dịch tương đối liên tục và ổn định. Đó là do đặc thù của ngành, đáp ứng yêu cầu thị trường, cung cấp hàng hóa, vật tư phục vụ sản xuất và tiêu dùng xã hội.

Như vậy, trong thời kỳ CNH, HĐH (2004- 2011), CCKT của tỉnh là nông nghiệp - dịch vụ - công nghiệp, trong khi cả nước đang trong thời kỳ nước rút thực hiện CNH, HĐH để đến năm 2020 về cơ bản trở thành nước công nghiệp.

- Cùng với sự chuyển dịch theo ngành, CCKT theo lãnh thổ ở tỉnh Đắk Lắk đã có những chuyển biến tích cực.

Trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp: đã hình thành các vùng chuyên canh quy mô vào loại lớn nhất của Tây Nguyên và cả nước. Đó là vùng cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, hồ tiêu…), vùng chuyên canh lúa, vùng ngô tập trung, vùng trồng rau đậu và cây công nghiệp hàng năm. Bên cạnh đó cũng xuất hiện những vùng chăn nuôi gia súc tập trung tại các huyện có thế mạnh về chăn nuôi bò, trâu, lợn…. Các hình thức TCSX và TCLT như kinh tế vườn rừng, vườn đồi, nông lâm kết hợp, trang trại…đã xuất hiện và nhân rộng, có hiệu quả kinh tế cao.

Trong lĩnh vực công nghiệp: đã chú trọng gắn kết giữa xây dựng nhà máy với vùng nguyên liệu. Các khu, cụm công nghiệp đang được triển khai xây dựng CSHT kỹ thuật. Đây chính là những dấu hiệu tích cực trong việc thực hiện CNH, HĐH nền kinh tế của tỉnh.

Dịch vụ: hình thành mạng lưới thương mại hoạt động rộng khắp các huyện. Hệ thống chợ và các điểm đại lý có chức năng làm cầu nối giữa người sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giao lưu, PTKT, ổn định xã hội.

Dịch vụ du lịch phát triển nhanh, có nhiều tuyến, điểm, cụm du lịch với hệ thống CSVC phục vụ ngày càng được phát triển, góp phần vào sự tăng trưởng và chuyển dịch CCKT của tỉnh trong những năm qua. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả khả quan, nhưng nền kinh tế của tỉnh

đang đối mặt với nhiều thách thức. TTKT dựa nhiều vào nông, lâm nghiệp, trong khi đó công nghiệp và dịch vụ còn nhỏ bé. Việc chuyển dịch CCKT nhìn chung còn chậm và chưa vững chắc. Kết cấu hạ tầng và CSVC kỹ thuật thiếu đồng bộ và chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới. Đời sống của đồng bào các dân tộc vẫn gặp nhiều khó khăn…

- Cơ cấu theo thành phần kinh tế có sự thay đổi:

Bảng 2.4: Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2004- 2011[13]

2004 2005 2007 2009 2010 2011

Tổng giá trị ( tỉ VNĐ) Tổng số (%)

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế tỉnh đắk lắk trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 74 - 77)