Đánh giá chung

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế tỉnh đắk lắk trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 72 - 74)

- Tốc độ tăng trưởng GDP:

2.1.4.Đánh giá chung

d. Giá trị sản xuất (GTSX) và cơ cấu GTS

2.1.4.Đánh giá chung

2.1.4.1. Những lợi thế

- Đắk Lắk có vị trí địa lý kinh tế thuận lợi: nằm ở vị trí trung tâm và là đầu mối giao thông của Tây Nguyên, có các tuyến quốc lộ quan trọng đi qua như quốc lộ 14, 26, 27 nối tỉnh với các khu vực phát triển năng động của vùng Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ; có đường hàng không nối với các trung tâm kinh tế lớn trong nước như Đà Nẵng, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh...

- Là tỉnh có tiềm năng về đất bazan màu mỡ; khí hậu phù hợp với sự phát triển của các loại cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao như cà phê, hồ tiêu, cao su… và các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như: bơ, sầu riêng, xoài với

qui mô sản xuất hàng hóa tập trung; có tiềm năng lớn về đất lâm nghiệp và trữ lượng gỗ cùng nguồn lâm sản phong phú.

- Là tỉnh giàu tiềm năng về du lịch, cả về phong cảnh tự nhiên và văn hóa nhân văn, cùng nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, vùng rừng nguyên sinh khác. Có nền văn hóa đa dạng đặc trưng cho Tây Nguyên với những lễ hội độc đáo như cồng chiêng Tây Nguyên, Lễ hội đua voi, đâm trâu.

- Là tỉnh có trữ năng lớn về thủy điện, có thể xây dựng các công trình thủy điện lớn và mạng lưới các thuỷ điện vừa và nhỏ, cơ sở để CNH, HĐH nền kinh tế và phục vụ đời sống của nhân dân.

- Dân cư và lao động trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk mang đặc điểm của nhiều vùng miền khác nhau tạo nên những nét truyền thống văn hóa đa dạng, phong phú chứa đựng những yếu tố năng động, sáng tạo mới. Cộng đồng các dân tộc trong tỉnh có truyền thống đoàn kết, cần cù và có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh trên nhiều lĩnh vực và ngành nghề đa dạng, phong phú.

- Tỉnh đã hình thành được mạng lưới CSHT và CSVCKT phục vụ phát triển các ngành kinh tế, tạo điều kiện trong thời gian tới đẩy nhanh phát triển kinh tế và thực hiện quá trình CNH, HĐH.

2.1.4.2. Những hạn chế, khó khăn

- Địa hình phức tạp cùng với sự phân hóa khí hậu 2 mùa rõ rệt, khai thác nguồn nước không hợp lí; suy giảm diện tích rừng và sự biến động của tự nhiên gây ra những hiện tượng bất lợi cho sản xuất và đời sống như xói mòn đất, rửa trôi, thiếu nước trầm trọng vào mùa khô, hạn hán…

- Trình độ dân trí còn thấp, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và quản lý giỏi còn thiếu; trình độ chuyên môn kỹ thuật, quản lý điều hành chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nhanh của nền kinh tế trong thời ký CNH, HĐH.

- Nhiều vấn đề xã hội bất cập chưa được giải quyết như áp lực về tăng dân số, tỷ lệ hộ nghèo tuy giảm nhanh nhưng vẫn còn cao và thiếu bền vững; tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn cao. Giải quyết đất ở cho đồng bào dân tộc thiểu số còn chậm và lúng túng. Khoa học, công nghệ, giáo dục - đào tạo, y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân chưa đáp ứng được yêu cầu; môi trường sinh thái bị tác động mạnh bởi chất lượng rừng ngày càng suy giảm,…

- Huy động nguồn lực cho phát triển còn hạn chế, cụ thể là huy động các nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài nhất là vốn FDI.

- Tích lũy nội bộ nền kinh tế thấp, vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước chỉ đủ tập trung xây dựng CSHT thiết yếu, thiếu vốn đầu tư cho phát triển sản xuất. Điều kiện thuận lợi về CSHT và các chính sách ưu đãi chưa đủ sức hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư. Những hạn chế và khó khăn đã ảnh hưởng tới sự phát triển KT của tỉnh trong quá trình CNH, HĐH. Vì vậy, cần có các giải pháp đồng bộ để khắc phục những hạn chế và vượt qua các khó khăn, tạo những nhân tố mới thúc đẩy phát triển nền KT trong tương lai.

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế tỉnh đắk lắk trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 72 - 74)