Phát triển kinh tế Tây Nguyên trong thời kì CNH,HĐH

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế tỉnh đắk lắk trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 37 - 45)

- Tốc độ tăng trưởng GDP:

1.2.2.Phát triển kinh tế Tây Nguyên trong thời kì CNH,HĐH

d. Giá trị sản xuất (GTSX) và cơ cấu GTS

1.2.2.Phát triển kinh tế Tây Nguyên trong thời kì CNH,HĐH

1.2.2.1. Tốc độ tăng trưởng GDP

- Trong quá trình CNH, HĐH, tốc độ TTKT của vùng TN khá nhanh, nhất là giai đoạn 2006 - 2011 đạt 8,9%/năm, cao hơn bình quân chung của cả nước. GDP của vùng tăng liên tục từ 11.819 tỉ đồng năm 2000, tăng lên 20.293,7 tỉ đồng năm 2004, 91.473,9 tỉ đồng năm 2010 và đạt 120.680 tỉ đồng năm 2011 (phụ lục1)

Bảng 1.3: Tốc độ TTKT vùng TN giai đoạn 2001 – 2011[74]

Khu vực kinh tế Tốc độ tăng trưởng (%)

2001- 2005 2006- 2011GDP GDP

Trong đó:- Nông – lâm - thủy sản - Công nghiệp - xây dựng - Dịch vụ 7,7 4,2 16,4 11,2 8,9 5,7 14,3 10,8

- GDP bình quân đầu người năm 2010 của Tây Nguyên là 15,9 triệu đồng và năm 2011 là 22,8 triệu đồng/người, gấp trên 7,5 lần năm 2000, nhưng cũng chỉ mới bằng 79,0% trung bình của cả nước (28,9 triệu đồng).

a. CCKT theo ngành của Tây Nguyên

Các ngành thuộc khu vực II và khu vực III đã có sự chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH song còn chậm và chưa ổn định. Tỷ trọng của khu vực II trong GDP tăng từ 12,8% năm 2000 lên 16,4% năm 2005 và 23,1% năm 2011. Tỷ trọng của khu vực III tăng chậm hơn và không ổn định, tương ứng là 27,5%, 31,5% và 28,8%

Hình 1.4: Cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế vùng Tây Nguyên giai đoạn 2000- 2011 (%), [82].

Khu vực I tuy vẫn tăng về giá trị tuyệt đối, nhưng tỷ trọng trong GDP có xu hướng giảm chiếm từ 59,7% năm 2000 xuống 52,1% năm 2005 và 48,1% năm 2011. Tỷ trọng của khu vực này so với cả nước (20,1% năm 2011) cao gấp 2,4 lần, cao nhất trong 7 vùng kinh tế. Điều này phù hợp với các điều kiện phát triển của vùng (khai thác lợi thế về tự nhiên, kinh tế- xã hội…).

* Nông, lâm, thủy sản

Trong thời kỳ CNH, HĐH, giai đoạn 2001 - 2011, khu vực N-L-TS có tốc độ tăng trưởng khá cao, cao hơn mức trung bình cả nước (5,7% so với 3,8%), đặc biệt là nông nghiệp và thủy sản. Do tác động của các chính sách kinh tế phù hợp và chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi hợp lí, sản xuất nông nghiệp trong vùng phát triển cả về số lượng và chất lượng theo hướng sản xuất hàng hóa. GTSX N-L-TS của vùng TN ngày càng tăng và chiếm tỉ trọng khá trong cơ cấu N-L-TS của cả nước.

Trong cơ cấu GTSX N-L-TS của vùng TN, nông nghiệp vừa chiếm tỷ trọng cao, lại vừa có tốc độ tăng trưởng lớn; là ngành đóng góp chính không chỉ trong

GTSX N-L-TS mà còn trong toàn bộ nền kinh tế của Tây Nguyên. Tuy nhiên N-L- TS của Tây Nguyên phát triển chủ yếu theo chiều rộng, chưa bền vững, phụ thuộc nhiều vào ĐKTN và thị trường trong và ngoài nước.

Bảng 1.4: GTSX và cơ cấu GTSX nông, lâm, thủy sản vùng Tây Nguyên giai đoạn 2005 - 2011 Tiêu chí 2005 2010 2011 GTSX (tỉ đồng- giá hiện hành) % so với cả nước Trong đó (%): 27.722,7 10,8 73.011,3 10,2 137.960,7 13,6 • Nông nghiệp 96,6 96,9 97,0 • Lâm nghiệp 2,7 2,3 2,1 • Thủy sản 0,7 0,8 0,9 Nguồn: Tính toán từ [13],[14],[15],[16],[17].

Cơ cấu GTSX nông nghiệp của vùng có điểm tương đồng với cả nước là việc chiếm ưu thế của ngành trồng trọt, và tỉ trọng còn thấp của ngành dịch vụ nông nghiệp. Tuy nhiên có nét khác biệt lớn ở chỗ cơ cấu có sự mất cân đối lớn hơn; ưu thế nghiêng tuyệt đối về trồng trọt, tỷ trọng của ngành chăn nuôi còn thấp còn vị trí của các ngành dịch vụ nông nghiệp thì hết sức nhỏ bé.

Tây Nguyên là vùng có vốn rừng giàu nhất nước ta với độ che phủ năm 2011 đạt 52,1%, cao hơn nhiều so với mức trung bình của cả nước (40,8%). Trữ lượng gỗ chiếm 45% cả nước. GTSX lâm nghiệp của vùng tuy có tăng lên, nhưng tỉ trọng trong cơ cấu GTSX N-L-TS lại giảm đi. Nạn phá rừng diễn ra phổ biến và không kiểm soát được. Đánh mất rừng ở Tây Nguyên là đánh mất một nền văn hóa bản địa đặc sắc, là sự mất mát to lớn không gì bù đắp nổi cho sự PTKT bền vững.

* Công nghiệp

Công nghiệp (cùng với xây dựng) chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu GDP của Tây Nguyên. Năm 2011, khu vực này chiếm 23,1% GDP (so với 54,2% của Đông Nam Bộ, 43,8% của Đồng bằng sông Hồng, 40,1% của Duyên hải Nam Trung Bộ; 24,9% của Đồng bằng sông Cửu Long…).

GTSX công nghiệp của vùng liên tục tăng, từ 3.100,2 tỉ đồng (giá hiện hành) năm 2000 lên 28.797,3 tỉ đồng năm 2011, gấp 9,3 lần. Trong thời kỳ CNH, HĐH tốc độ tăng trưởng GTSX công nghiệp của vùng (2001- 2011) đạt 14,2%/năm, trong đó giai đoạn 2001- 2005 là 12,8%/năm và giai đoạn 2006 - 2011 lên tới

15,6%/năm. Trong đó, tốc độ tăng cao nhất là nhóm ngành sản xuất và phân phối điện, ga, nước. Song do xuất phát điểm của Tây Nguyên quá thấp nên chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong GTSX công nghiệp của cả nước năm 2011 (0,8%) [82].

Cũng như nông nghiệp, công nghiệp Tây Nguyên phát triển theo hướng khai thác lợi thế so sánh của vùng như: công nghiệp chế biến nông - lâm sản (cà phê, chè, hạt điều, rang sấy khô, gỗ xẻ các loại…); công nghiệp khai thác khoáng sản (bô xít); công nghiệp sản xuất điện và sản xuất vật liệu xây dựng (cát, sỏi, xi măng, gạch,…)

Sản xuất công nghiệp có sự phân hóa giữa các tỉnh trong vùng. Trong khi tỉnh Đắk Lắk chiếm đến 31,4% đứng đầu toàn vùng; tỉnh Gia Lai 29,6% thì tỉnh Kon Tum lại chỉ có 7,2% GTSX công nghiệp của vùng năm 2011 (phụ lục 7)

* Dịch vụ

Dịch vụ là khu vực kinh tế quan trọng đứng hàng thứ hai trong toàn vùng sau khu vực N-L-TS. Trong giai đoạn 2000 - 2011, tỷ trọng của khu vực này dao động ở mức 27,5% -31,5% GDP.

Các ngành và hoạt động dịch vụ của vùng khá đa dạng, quan trọng nhất là các ngành GTVT, thương mại và du lịch.

- Hoạt động nội thương đã cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất, đời sống của đồng bào các dân tộc trong vùng. Các địa phương đã thực hiện tốt việc cung ứng hàng hóa, nhất là những mặt hàng thiết yếu phục vụ sinh hoạt hàng ngày của người dân. Thành phần kinh tế Nhà nước chi phối việc buôn bán hàng hóa, vật tư chiến lược phục vụ nền kinh tế như sắt, thép, xi măng, xăng dầu, phân bón đã đáp ứng một phần nhu cầu xã hội và góp phần ổn định thị trường. Đặc biệt, trong công tác cung ứng hàng hóa cho dân cư vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn được quan tâm như trợ cước, trợ giá. Tại các đô thị lớn trong vùng đã xuất hiện nhiều trung tâm thương mại, siêu thị. Các thành phần kinh tế đều được tạo điều kiện tham gia hoạt động thương mại.

Tuy nhiên, hoạt động nội thương vẫn tập trung chủ yếu ở các đô thị, các vùng đông dân gần quốc lộ; trong khi đó ở các vùng sâu, vùng xa còn nhiều hạn chế. Hoạt động thương nghiệp chưa thật sự gắn kết với nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Giữa các tỉnh trong vùng cũng có sự phân hóa rõ rệt, giá trị bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của 2 tỉnh Lâm Đồng và Đắk Lắk đã bằng 69% của toàn vùng (năm 2011).

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của vùng TN tăng khá nhanh, từ 7,6 nghìn tỉ đồng năm 2000 lên 17,4 nghìn tỉ đồng năm 2005 và 86,9 nghìn tỉ đồng năm 2011. Giai đoạn 2001 - 2005, tốc độ tăng bình quân khoảng 18%/năm, giai đoạn 2006 - 2011, tốc độ tăng bình quân hơn 23%/năm.

Cùng với nội thương, hoạt động ngoại thương từng bước được thúc đẩy. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Tây Nguyên tăng nhanh qua các năm; trong đó, kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh hơn kim ngạch nhập khẩu. Điểm khác biệt của vùng TN so với các vùng khác trong nước là cán cân xuất nhập khẩu luôn đạt giá trị dương. Tuy nhiên, tỷ trọng của Tây Nguyên trong giá trị xuất nhập khẩu toàn quốc còn rất khiêm tốn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của vùng là cà phê, cao su, hạt điều, hồ tiêu, tinh bột sắn, gỗ tinh chế, đỗ gỗ. Hạn chế là chủ yếu xuất khẩu mặt hàng thô, công tác xây dựng thương hiệu hàng hóa chưa được chú ý đúng mức… Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là phân bón, sắt thép, trang thiết bị, máy móc…

- Du lịch cũng là thế mạnh của Tây Nguyên, do tiềm năng du lịch rất lớn, có thể phát triển nhiều loại hình du lịch. Không gian du lịch Tây Nguyên có vị trí đặc biệt là tiếp giáp với Lào, Campuchia, nơi có ngã ba Đông Dương, thế mạnh phát triển du lịch chung " ba quốc gia một điểm đến". Sản phẩm du lịch ở đây đã đa dạng và phong phú hơn, từng bước nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh. Bên cạnh những sản phẩm du lịch truyền thống như du lịch văn hóa, tham quan thắng cảnh, tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc Tây Nguyên, nghỉ dưỡng cao nguyên… đã xuất hiện các sản phẩm du lịch mới như thể thao mạo hiểm, du lịch biên giới gắn với các cửa khẩu, du lịch sinh thái gắn với các sản phẩm hoa, cà phê , voi…

Vùng TN được xác định 3 địa bàn trọng điểm du lịch (TP Đà Lạt; Đắk Lắk gắn với VQG Yok Đôn và không gian văn hóa cồng chiêng và Gia Lai, Kon Tum gắn với Măng Đen, Yaly và cửa khẩu quốc tế Bờ Y), 4 khu du lịch Quốc gia (Măng Đen, Tuyền Lâm, Đan Kia - Suối vàng và VQG Yok Đôn) và 4 điểm du lịch quốc gia (ngã ba Đông Dương, hồ Yaly, hồ Lắk, thị xã Gia Nghĩa) [81]. Năm 2010, Tây Nguyên đón 3.388 nghìn lượt khách du lịch, trong đó có hơn 2,5 triệu lượt khách lưu trú. Tuy nhiên, số lượng khách du lịch này cũng chỉ chiếm chưa đến 5% tổng số khách du lịch của cả nước.

- Tây Nguyên là vùng đất rộng, người thưa, có số dân ít nhất trong 7 vùng của nước ta, song gia tăng hàng năm, cả gia tăng tự nhiên và cơ học vẫn còn cao. Đến hết năm 2011, dân số toàn vùng là 5.282,0 nghìn người [82], mật độ 97 người/km2. Trong đó Đắk Lắk là tỉnh có dân số đông nhất, chiếm 33,5% dân số toàn vùng. Là vùng có tới 45 dân tộc cùng sinh sống, trong đó có 12 dân tộc tại chỗ (bản địa) và phong tục tập quán, làm ăn sinh sống khác nhau.

- Lực lượng lao động của vùng tăng nhanh cùng với gia tăng dân số, từ 1.430,2 nghìn người năm 1995 lên 2.931,6 nghìn người năm 2010 và 3.016,0 nghìn người năm 2011, tốc độ tăng bình quân năm là 3,2%. Cơ cấu lao động theo ngành của Tây Nguyên đã có sự chuyển dịch nhưng chậm và còn lạc hậu so với mức trung bình của cả nước. Khu vực N-L-TS chiếm tỷ trọng rất cao 79,7% năm 2000 và 74,1% năm 2010. Khu vực CN - XD và dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp (tương ứng là 7,6% và 18,3% năm 2010).

c. CCKT theo lãnh thổ

Năm 2011, trong khi tỉnh Đắk Lắk chiếm tới 33,0% GDP toàn vùng đứng đầu Tây Nguyên, tỉnh Lâm Đồng chiếm 25,9% thì tỉnh Kon Tum chỉ có 7,0%. Giữa các huyện, thị trong cùng một tỉnh cũng có sự phân hóa như vậy (xem phụ lục 1).

- Trong nông – lâm - thủy sản:

+ Hình thức trang trại ngày càng phát triển, góp phần khai thác và bảo tồn quỹ đất, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người nông dân, từ 3.589 trang trại năm 2000 lên 9.623 trang trại năm 2005 và 8.932 năm 2010. Từ năm 2011 số trang trại giảm còn 2.528 do sự thay đổi của tiêu chí xác định trang trại (Thông tư số 27/2011 của Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn) [82] trong đó 71,4% là trang trại trồng cây lâu năm.

+ Vùng chuyên canh: ở Tây Nguyên đã hình thành những vùng chuyên canh rộng lớn phát triển các cây công nghiệp như cà phê, cao su, hồ tiêu, chè, dâu tằm… được phân bố ở các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Lâm Đồng. Đây là cơ sở quan trọng để phát triển các ngành công nghiệp chế biến, cải thiện đời sống cho đại bộ phận cư dân là nông dân, tạo đà đẩy nhanh quá trình chuyển dịch CCKT theo hướng hàng hóa.

- Trong công nghiệp: thực hiện quá trình CNH, HĐH nền kinh tế, vùng TN đã hình thành nhiều cụm và KCN và đang đi vào hoạt động 13 KCN với tổng diện tích 1.668,15 ha và 60 cụm công nghiệp (CCN) với 2845,58 ha [7]. Trong đó tỉnh Đắk Lắk có 1 KCN và 6 CCN.

- Về tổ chức không gian kinh tế vùng TN

Dựa vào các đặc điểm, lợi thế về ĐKTN, KT - XH, vùng TN đã hình thành 3 tiểu vùng kinh tế, cụ thể là:

+ Tiểu vùng Bắc Tây Nguyên: gồm 2 tỉnh Kon Tum và Gia Lai, trong đó trung tâm tiểu vùng là TP Plei Ku và TP Kon Tum cới các thế mạnh về công nghiệp thủy điện, chế biến nông - lâm sản (đặc biệt là cao su, chế biến gỗ…), du lịch (KDL Quốc gia Măng Đen, KDL vùng Biển Hồ), trồng cây công nghiệp lâu năm (cao su).

+ Tiểu vùng trung tâm Tây Nguyên: gồm 2 tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông, trong đó TP Buôn Ma Thuột vừa là trung tâm của tiểu vùng, vừa là đô thị trung tâm của vùng Tây Nguyên. Với các thế mạnh là công nghiệp thủy điện, khai thác và chế biến khoáng sản, chế biến nông, lâm sản (đặc biệt là cà phê, điều…), du lịch (KDL QG Yok Đôn…), trồng cây công nghiệp lâu năm (cà phê , điều), cây lương thực…

+ Tiểu vùng Nam Tây Nguyên: bao gồm tỉnh Lâm Đồng với 2 đô thị trung tâm là TP Đà Lạt và TP Bảo Lộc. Trong tương lai Đà Lạt sẽ trở thành đô thị trực thuộc TW, trung tâm du lịch quốc gia và quốc tế, trung tâm nghiên cứu khoa học, giáo dục - đào tạo đa ngành. Còn Bảo Lộc là trung tâm công nghiệp chế biến nông, lâm sản, khoáng sản… các ngành thế mạnh là du lịch, công nghiệp khai thác và chế biến bô xít - nhôm, công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản phi kim loại; nông nghiệp công nghệ cao…

1.2.2.3. Những tồn tại và hạn chế

- Trong quá trình PTKT, vùng còn gặp một số khó khăn về vị trí địa lí và ĐKTN. Do nằm xa các trung tâm kinh tế lớn của cả nước, xa các cảng biển và các đầu mối giao thông lớn, nên ít thu hút các nhà đầu tư. Sự phân bố không đồng đều về nguồn nước theo lãnh thổ và theo mùa; diện tích đất đang bị xói mòn, rửa trôi còn lớn; suy giảm diện tích rừng, tài nguyên nước mặt và nước ngầm vào mùa khô… ảnh hưởng đến PTKT, nhất là N-L-TS.

- CCKT theo ngành có sự chuyển dịch, nhưng chậm và ưu thế vẫn thuộc về khu vực I (cao nhất trong 7 vùng và cao gấp 2,3 lần cả nước). GDP/người có được cải thiện nhưng mới chỉ bằng gần 70% mức trung bình cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo chiếm 20,3% (chỉ đứng sau vùng TDMNPB năm 2011) [74].

- N-L-TS đạt được tốc độ tăng trưởng cao nhưng chủ yếu là theo chiều rộng. Nông nghiệp là ngành chủ yếu nhưng phát triển chưa bền vững, còn phụ thuộc quá nhiều vào ĐKTN và thị trường trong và ngoài nước, chưa coi trọng chế biến, chưa đáp ứng

được yêu cầu sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo quy mô lớn. Công nghiệp phát triển chưa đồng đều, chất lượng chưa cao, khả năng cạnh tranh của sản phẩm còn thấp. Công nghiệp chế biến nông, lâm sản tuy phát triển mạnh nhưng phần lớn là sơ chế, tỷ lệ sản phẩm tinh chưa nhiều.

- Nền kinh tế phát triển không đồng đều theo lãnh thổ, tập trung vào các khu vực đô thị, ven trục giao thông có điều kiện thuận lợi. Hệ thống CSHT và CSVCKT chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống nhân dân.

- Trình độ học vấn, dân trí của vùng còn thấp, hiện tượng di dân tự do; các vấn đề dân tộc, chính trị còn tiềm ẩn, gây tác động xấu đến PTKT và xã hội.

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế tỉnh đắk lắk trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 37 - 45)