Các giải pháp mang tính đột phá

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế tỉnh đắk lắk trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 165 - 169)

- KV có vốn đầu tư nước ngoà

Trong tương lai, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk sẽ hình thành và phát triển 3 tiểu vùng kinh tế.

3.3.2. Các giải pháp mang tính đột phá

Để thực hiện mục tiêu và định hướng PTKT tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, cần phải có các giải pháp mang tính đột phá.

3.3.2.1. Chuyển dịch CCKT để tăng trưởng và PTKT

CCKT và chuyển dịch CCKT là vấn đề có tính chiến lược. Nhìn vào thực trạng CCKT của tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2004- 2011 và năm 2012, dễ dàng nhận thấy rằng nhóm ngành N-L-TS vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất và tăng giảm không ổn định (xem hình 2.4, trang 72), đến năm 2012 giảm nhẹ xuống 50,6%, cao thứ 2 trong vùng Tây Nguyên (sau Đắk Nông) và thứ 3 cả nước (trên Bạc Liêu); nhóm ngành CN-XD chiếm tỉ trọng vừa thấp lại thất thường (17,0% năm 2004, 15,8% năm 2010, 15,0% năm 2011 và 16,3% năm 2012) [9], thấp nhất trong 5 tỉnh Tây Nguyên và thứ 4 cả nước sau An Giang (12,3%), Sóc Trăng (14,5%) và Trà Vinh (16,1%); nhóm ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng khá song vẫn thua mức trung bình của cả nước. Như vậy cơ cấu GDP theo ngành của Đắk Lắk còn lạc hậu, chưa đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH.

Mục tiêu của tỉnh đến năm 2020 tỉ trọng của 3 nhóm ngành tương ứng là 40,0%, 34,0% và 26,0% khó có thể đạt được nếu tỉnh không đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế ngay từ bây giờ. Tỉnh cần tập trung vốn, công nghệ vào các ngành công nghiệp có lợi thế theo hướng hợp tác, liên doanh, liên kết với các tỉnh trong vùng Tây Nguyên với vùng Đông Nam Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ; ưu tiên quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp, khu công nghiệp và phát triển công nghiệp chế biến với quy mô vừa và nhỏ ở các vùng nguyên liệu và nông thôn để từ đó đạt được tốc độ tăng trưởng cao, chuyển dịch tích cực theo hướng CNH, HĐH.

Nông nghiệp (theo nghĩa rộng) nông dân và nông thôn ở Việt Nam nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng đã trở thành bệ đỡ của nền kinh tế trước những bất ổn ở bên ngoài. Đối với Đắk Lắk nông nghiệp, nông thôn và nông dân có vai trò quan trọng lâu dài. Ông cha ta đã dạy “phi nông bất ổn”, nông nghiệp luôn được xếp hàng đầu để góp phần ổn định KT- XH, giải quyết việc làm và tăng thu nhập. Trong thời gian tới, trước những lợi thế so sánh về quỹ đất, vốn rừng và đặc điểm khí hậu, … và khả năng cạnh tranh. Tỉnh vẫn nên duy trì tỉ trọng N-L-TS ở mức độ nhất định, không phải là 40,0% mà có thể 45,0% song cần tái cấu trúc nông nghiệp theo định hướng mà Chính phủ đã nêu ra trong Thông điệp đầu năm 2014 là “nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới”.

Nông nghiệp Đắk Lắk cần chuyển đổi mạnh từ chiều rộng (tăng trưởng theo số lượng) sang chiều sâu (phát triển theo chất lượng, tăng cường chế biến sau thu hoạch để có giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững, hiệu quả.

Tái cơ cấu nông nghiệp Đắk Lắk từ thâm dụng tài nguyên (đất, rừng…) sang nông nghiệp thâm dụng KH-CN để vừa bảo vệ môi trường sinh thái mà vẫn tăng hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm (cà phê, đậu tương, ngô lai…), phát triển theo hướng nông nghiệp xanh.

Tỉnh cần xác định PTKT theo hướng CNH, HĐH trước hết là CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn, coi đây là trọng điểm số một trong nhiều năm tới.

Tỉnh cần có các biện pháp cụ thể để từng bước đưa người nông dân làm quen với thị trường và cơ chế thị trường; đặt người nông dân vào vị trí trung tâm, vai trò chủ thể để thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Tỉnh kết hợp với Nhà nước có cơ chế chính sách ứng dụng và chuyển giao, hướng dẫn KH- CN nhất là công nghệ sinh học, công nghệ thông tin vào sản xuất và quản lí; khuyến khích phát triển các hình thức hợp tác, liên kết; thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn.

Xác định các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của mình để đầu tư phát triển, cụ thể là cà phê, cao su, lúa, ngô lai và một số cây ăn quả chất lượng cao như bơ, sầu riêng, xoài; duy trì hợp lí diện tích rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, tăng diện tích đất rừng sản xuất.

3.3.2.3. Huy động vốn đầu tư, phân bổ nguồn vốn, sử dụng và quản lí vốn đầu tư hợp lí, có hiệu quả.

Nguồn vốn đầu tư là yếu tố vật chất trực tiếp quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế,có tác động về nhiều mặt. Việc có bao nhiêu vốn, từ đâu, vào đâu và quan trọng hơn là hiệu quả đầu tư như thế nào là một vấn đề phải được tính toán, cân nhắc.

Đối với một tỉnh có nền kinh tế điểm xuất phát thấp, muốn chuyển dịch CCKT và tái cấu trúc nền nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH thì nguồn vốn càng đóng vai trò quan trọng. Tổng vốn đầu tư trên địa bàn tăng liên tục qua các năm song còn nhỏ (từ 2.007,8 tỉ năm 2004 lên 10.365,4 tỉ năm 2011 và 11.245,8 tỉ đồng năm 2012) [13]. Nguồn vốn này chủ yếu từ địa phương (chiếm 88,9%) còn vốn Trung ương (5,5%) và FDI (5,6%) quá nhỏ bé. Tỉ lệ vốn đầu tư phát triển/GDP thấp hơn mức trung bình cả nước (26,0% của tỉnh so với 31,1% của cả nước). Điều này cũng ảnh hưởng lớn tới tiến trình CNH, HĐH nền kinh tế. Cơ cấu vốn đầu tư theo nhóm ngành kinh tế cũng chưa hợp lí. Tỉ trọng vốn đầu tư vào nhóm ngành N,L,TS thấp và giảm đi. Thấp so với tỉ trọng GDP của nhóm ngành này. Tổng vốn đầu tư luôn chiếm 34,0% (xem bảng 2.1, trang 66), trong khi tỉ trọng GDP luôn chiếm 50,0%; đặc biệt tỉnh không có nguồn FDI, thấp so với vị trí của một tỉnh hiện có 76,0% dân số sống ở nông thôn và 71,0% là lao động N-L-TS [13]. Vốn đầu tư trong khu vực 1 đã thấp lại giảm dần trong điều kiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ảnh hưởng tới tốc độ TTKT. Vì thế, tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới cần tập trung hơn nữa vào nhóm ngành N,L,TS để PTKT đi vào chiều sâu. Ngoài ra vốn đầu tư cũng cần tập trung vào các ngành chế biến có giá trị gia tăng cao, những ngành công nghiệp quan trọng và cả ngành dịch vụ cho phù hợp với xu hướng mở cửa và hội nhập.

Có vốn là quan trọng, theo phương án chọn, đến năm 2020, vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh sẽ đạt 148,1 nghìn tỉ đồng [95], gấp khoảng 13 lần năm 2012, nhưng quan trọng hơn là hiệu quả đầu tư mà biểu hiện tổng hợp bằng hệ số ICOR. Theo đó, hiệu quả đầu tư đã có sự cải thiện song chưa cao, nhất là khu vực N,L,TS. Vì vậy, giải pháp về vốn và sử dụng vốn có hiệu quả là một trong những giải pháp mang tính đột phá.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế tỉnh đắk lắk trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 165 - 169)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w