- Tốc độ tăng trưởng GDP:
d. Giá trị sản xuất (GTSX) và cơ cấu GTS
2.1.1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ
2.1.1.1. Vị trí địa lí
Đắk Lắk nằm ở trung tâm của vùng TN. Phía Bắc giáp với tỉnh Gia Lai, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Tây Nam giáp tỉnh Đắk Nông, phía Đông giáp Phú Yên và Khánh Hòa, phía Tây giáp với Vương quốc Campuchia.
Diện tích tự nhiên toàn tỉnhlà 13.125,5 km2, dân số năm 2011 là 1.771.890 người [13], chiếm 24% diện tích và 35,5% dân số toàn vùng TN. Mật độ dân số trung bình là 135 người/km2. Đắk Lắk là tỉnh có diện tích đứng thứ 2 vùng TN (sau Gia Lai), thứ 4/63 tỉnh, TP (sau Nghệ An, Gia Lai và Sơn La), và dân số đông nhất vùng.
Đắk Lắk có vị trí chiến lược quan trọng nhiều mặt về KT - XH và an ninh quốc phòng. Lãnh thổ của tỉnh là đầu mối của nhiều tuyến đường quan trọng nối liền với các tỉnh trong vùng TN và với các vùng khác. Đó là Buôn Ma Thuột – Pleiku - Kon Tum và Buôn Ma Thuột - Đồng Xoài (quốc lộ 14), Buôn Ma Thuột - Nha Trang (quốc lộ 26), Buôn Ma Thuột - Đà Lạt (quốc lộ 27),… Trong tương lai, khi các tuyến đường này được nâng cấp, cùng với đường hàng không và tuyến đường Hồ Chí Minh và đường 14C thì Đắk Lắk sẽ là đầu mối quan trọng trong quan hệ với các tỉnh trong vùng và quan hệ liên vùng; là cầu nối giữa Duyên hải Nam Trung Bộ với Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, tăng cường khả năng liên kết, hợp tác liên tỉnh, mở rộng thị trường, hợp tác quốc tế với các nước Lào, Campuchia nói riêng và khu vực nói chung.
Ngoài vị trí thuận lợi về giao lưu kinh tế, Đắk Lắk còn có vị trí chiến lược về chính trị, an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường không chỉ với vùng TN mà còn đối với cả nước. PTKT bền vững phải gắn chặt chẽ với an ninh quốc phòng.
Như vậy, vị trí của Đắk Lắk có nhiều thuận lợi trong việc giao lưu, trao đổi hàng hóa, hợp tác đầu tư, mở rộng thị trường với các tỉnh trong vùng và các vùng trong nước, với các nước trong khu vực, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, do nằm sâu trong nội địa, gây khó khăn về thông thương bằng đường biển, lại nằm xa các trung tâm kinh tế phát triển của đất nước nên hạn chế trong việc thu hút đầu tư, nhất là với các nhà đầu tư nước ngoài. Vì thế, vị trí địa lí cũng gây những khó khăn nhất định trong sự PTKT của địa phương.
2.1.1.2. Phạm vi lãnh thổ
Trải qua một thời gian dài của lịch sử, ranh giới của tỉnh có nhiều biến động. Đến hết năm 2012, toàn tỉnh có 15 đơn vị hành chính gồm TP Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ và 13 huyện là Ea H'leo, Ea Sup, Krông Năng, Krông Buk, Buôn Đôn, Cư M’Gar, Ea Kar, M’Đrăk, Krông Pắk, Krông Bông, Krông Ana, Cư Kuin và huyện Lắk với 20 phường, 12 thị trấn và 152 xã (phụ lục 8).
2.1.2. Tự nhiên
2.1.2.1. Địa hình
Nằm ở phía Tây và cuối dãy Trường Sơn với địa hình khá phức tạp, gồm các dãy núi caa nối với các cao nguyên rộng lớn, dốc thoải, lượn sóng, khá bằng phẳng xen kẽ các dải đồng bằng thấp trũng dọc theo các sông chính. Nhìn chung, địa hình có hướng thấp dần từ Đông Nam lên Tây Bắc với độ cao trung bình so với mức nước biển là 500 m. Thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây CN quy mô lớn. Có thể khái quát thành 3 dạng địa hình chính sau:
a. Địa hình núi
- Địa hình núi cao: phân bố ở phía Đông Nam của tỉnh, chiếm 25% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, ngăn cách giữa cao nguyên Buôn Ma Thuột và cao nguyên Lâm Viên, Di Linh (Lâm Đồng), độ cao trung bình từ 1.000 – 1.500 m. Vùng có nhiều dãy núi cao trên 1.500m (cao nhất là đỉnh Chư Yang Sin 2.445 m), có đỉnh nhọn, dốc đứng, đường phân thuỷ kéo dài liên tục, nên địa hình mang sắc thái hiểm trở với những khối núi non hùng vĩ. Đây là vùng sinh thủy lớn nhất, đầu nguồn của các sông có lượng nước dồi dào như sông Krông Ana, Krông Nô và là vùng có thảm thực vật thường xanh quanh năm gồm các khu rừng gần như nguyên sinh với nhiều loại động thực vật quý hiếm.
- Vùng núi thấp, trung bình: nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh, thuộc huyện Krông Buk, có độ cao trung bình 600 - 700 m (trong đó có đỉnh Chư Dơ Jiu cao 1.103m), chạy theo hướng Bắc - Tây Bắc, Nam - Đông Nam ngăn cách giữa thung lũng sông Ba (Gia Lai) và cao nguyên Buôn Ma Thuột. Địa hình mang sắc thái khá mềm mại và chiếm khoảng 10% diện tích tự nhiên của tỉnh. Thảm thực vật chủ yếu là rừng cây lá rộng, đã được khai thác khá nhiều cho mục đích sản xuất nông nghiệp.
Nhìn chung, địa hình miền núi gây nhiều khó khăn cho việc phát triển GTVT. Tuy nhiên, thượng lưu các sông với các dòng chảy dốc, tạo nên các thác
lại là tiềm năng lớn để phát triển thủy điện và du lịch. Các thác nước và thắng cảnh Dray Nur, thác Gia Long, Dray H'linh, Krông Kmar có khả năng thu hút khách du lịch cao.
b. Địa hình cao nguyên
Vùng cao nguyên có địa hình thấp hơn, với độ cao trung bình 500 - 750m, khá bằng phẳng, cao ở giữa và dốc thoải về hai phía. Dạng địa hình này nằm chủ yếu ở phần trung tâm tỉnh và chiếm phần lớn diện tích tự nhiên. Đây cũng là nơi đã và đang được khai thác mạnh mẽ vào hoạt động kinh tế, nhất là trong nông nghiệp. Toàn tỉnh có 2 cao nguyên lớn:
- Cao nguyên Buôn Ma Thuột: là cao nguyên bazan trẻ, lượn sóng , ít bị chia cắt, có diện tích rộng lớn nằm ở trung tâm tỉnh chạy dài từ Bắc xuống Nam trên 90 km, từ Đông sang Tây 70 km. Phía Bắc cao gần 800 m, phía Nam 400 m, phía Tây còn khoảng 300 m. Độ cao trung bình 450 - 500 m, diện tích khoảng 371 km2, chiếm 28,4% diện tích toàn tỉnh. Bề mặt cao nguyên khá bằng phẳng, được phủ một tầng đất nâu đỏ phong hóa từ bazan, rất phì nhiêu. Đây cũng là một trong những vùng đất đai màu mỡ và dân cư tập trung đông đúc nhất Tây Nguyên.
Với diện tích rộng lớn, đất có tầng phong hóa sâu, giàu chất dinh dưỡng, dạng địa hình cao nguyên thuận lợi cho việc phát triển nông, lâm nghiệp trên quy mô lớn, là cơ sở để hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp (cà phê, cao su,…), cây ăn quả. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất là thiếu nước vào mùa khô, mực nước ngầm hạ thấp.
- Cao nguyên M’ Đrăk (cao nguyên Khánh Dương): nằm ở phía Đông tỉnh, tiếp giáp với tỉnh Khánh Hòa, chạy sát chân núi cao và có dạng địa hình thung lũng cổ, được tạo thành từ bề mặt san bằng cổ vào Pleixtôxen. Được cấu tạo chủ yếu là đá granít và một phần đá bazan phun trào. Cao nguyên này chủ yếu là các đồi lượn sóng, độ cao trung bình 450- 500m, dốc dần từ Đông sang Tây. Bề mặt địa hình khá gồ ghề và nổi lên các đỉnh núi thấp và trung bình, nhìn khái quát tựa như lòng chảo, cao xung quanh và thấp dần ở trung tâm.
Vùng cao nguyên này có nhiều đồng cỏ thích hợp cho việc phát triển chăn nuôi gia súc, nhất là gia súc lớn như bò.
Nằm xen giữa cao nguyên với các dãy núi cao đã tạo nên những cánh đồng tương đối bằng phẳng với độ cao trung bình vài trăm mét, phân bố ở các huyện, Krông Pắk, Krông Ana, Lắk, Ea Súp, chiếm gần 12% diện tích của tỉnh, được chia làm 2 khu vực:
- Bán bình nguyên Ea Súp: là vùng đất rộng lớn nhất trong tỉnh, nằm ở phía Tây của tỉnh, tiếp giáp với các cao nguyên. Bề mặt địa hình bị bóc mòn với dạng đồi núi sót lượn sóng, khá bằng phẳng với độ cao trung bình 180 - 300 m, có một vài dãy núi nhô lên như Yok Đôn, Chư M’Lanh. Địa hình thấp dần từ Đông sang Tây, từ Nam lên Bắc. Hiện nay, vùng này đóng một vai trò to lớn trong sản xuất lương thực, thực phẩm của tỉnh.
- Địa hình vùng đồng bằng, trũng Krông Pắk - Lắk: nằm ở phía Nam của tỉnh, giữa cao nguyên Buôn Ma Thuột và dãy núi Chư Yang Sin, độ cao trung bình 400 - 500 m. Đây là thung lũng bóc mòn thuộc lưu vực sông Sê rê Pôk, đã biến thành một cánh đồng tích tụ với đầm lầy và hồ Lắk rộng trên 800 ha được tạo nên do lớp bazan đệ tứ lấp đầy thung lũng sông Krông Ana.
Địa hình thấp trũng chủ yếu để phát triển cây lương thực, thực phẩm và nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, khu vực này thường bị ngập úng, lầy thụt vào mùa mưa gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.
2.1.2.2. Đất a. Các nhóm đất
Tài nguyên đất của Đắk Lắk phong phú và đa dạng thích hợp cho sản xuất nông nghiệp. Theo kết quả phân loại đất đã công bố năm 1995 của FAO - UNESCO [95], Đắk Lắk có 11 nhóm và 84 đơn vị đất. Tuy nhiên, các nhóm đất chính và có kinh tế là:
- Nhóm đất xám (Acrisols): 579.309 nghìn ha, chiếm 44,1% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố hầu hết ở các huyện, trên dạng địa hình có độ dốc.
- Nhóm đất đỏ (Ferralson): 311.340 nghìn ha, chiếm 23,7% diện tích toàn tỉnh, phân bố tập trung tại các khối bazan Buôn Ma Thuột, phần lớn có độ dốc thấp, tầng đất mịn dày, có thành phần cơ giới nặng (tỷ lệ sét trên 40%) tơi xốp khi ẩm, khả năng giữ và hấp thu nước tốt. Nhóm đất này thích hợp với các loại cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, dâu tằm…
- Nhóm đất nâu (Lixisols): diện tích 146.055 ha (chiếm 11,1% diện tích tự nhiên), phân bố ở địa hình ít dốc, thành phần cơ giới tầng mặt nhẹ, xuống sâu nặng dần, khả năng giữ nước và dinh dưỡng tốt.
Ngoài ra, còn có nhiều loại nhóm đất khác như đất đen, đất nâu thẫm, đất xói mòn trơ sỏi đá. Đất của Đắk Lắk vừa nhiều lại khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, dễ khai thác thích nghi với nhiều loại cây trồng khác nhau như cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả và một số cây lâu năm khác, trồng rừng,... Hơn nữa, tiềm năng về quỹ đất của Đắk Lắk còn lớn cũng là một lợi thế cho tỉnh quy hoạch và sử dụng đất phục vụ vào việc xây dựng các cụm, khu công nghiệp, CSHT, quy hoạch đô thị,… trong thời gian tới.
b. Cơ cấu sử dụng đất
Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk năm 2013, tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh 1.312,5 nghìn ha, bao gồm đất nông nghiệp 1.137,8 nghìn ha (trong đó đất sản xuất nông nghiệp 537,7 nghìn ha, đất lâm nghiệp 597,3 nghìn ha, đất nuôi trồng thủy sản 2,8 nghìn ha); đất phi nông nghiệp 103,2 nghìn ha và đất chưa sử dụng 71,5 nghìn ha.
Đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp chiếm 41,0% diện tích đất tự nhiên; trong đó, diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm có tỷ trọng cao nhất. Đất lâm nghiệp chiếm 45,5%, đất nuôi trồng thủy sản 0,2%; đất chuyên dùng và đất ở chiếm 7,9%; còn lại đất khác và đất chưa sử dụng 5,4% diện tích của tỉnh.
Đắk Lắk có quỹ đất cho sản xuất nông nghiệp đứng thứ 2 vùng TN (sau Gia Lai) và cũng đứng thứ 2 cả nước, còn đất lâm nghiệp có rừng đứng thứ 3 trong vùng (sau Gia Lai và Kon Tum), đứng thứ 9/63 tỉnh TP; đây là lợi thế mà không phải tỉnh nào cũng có được trong giai đoạn đầu của quá trình CNH, HĐH.
2.1.2.3. Khí hậu
Là một tỉnh nằm trong vùng Tây Nguyên, vì vậy vị trí địa lí và độ cao có ý nghĩa lớn đối với bức xạ và hoàn lưu khí quyển; hệ quả là sự hình thành kiểu khí hậu đặc sắc của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nước ta, đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên. Khí hậu có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 10, tập trung 90% lượng mưa hàng năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa không đáng kể. nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp đều nảy sinh trong mùa khô này.
Hàng năm nhận được lượng bức xạ dồi dào, khoảng 130 - 135 Kcal/cm2 với cán cân bức xạ 81 Kcal/cm2 (trạm Buôn Ma Thuột). Nhiệt độ trung bình năm 23- 24 0C, tháng cao nhất (tháng 4) lên tới 370C, tháng thấp nhất xuống tới 140C (tháng 12)
Lượng mưa bình quân toàn vùng 1.600 - 2.000 mm, tổng lượng nước đến lãnh thổ Đắk Lắk 20,5 tỷ m3 nước, chuyển vào dòng chảy thuộc lưu vực sông Sê rê Pôk, sông Ba. Nhưng do lượng mưa phân bố không đều theo thời gian, theo vùng lãnh thổ và địa hình chia cắt phức tạp, mùa mưa thường gây ngập úng cục bộ tại một số vùng ven sông các huyện: Krông Ana, Lắk và Krông Pắk, mùa khô thiếu nước nghiêm trọng. Tháng mưa nhiều nhất vào tháng 8- 9, ở trung tâm cao nguyên Đắk Lắk tới 1900 - 2100 mm; mưa ít nhất vào tháng 1, 2, nhất là ở Krông Pắk, Krông Bông, phía Tây M’Đrăk và Đông Krông Buk.
Đắk Lắk ít chịu tác động trực tiếp của bão và chế độ gió mùa Đông Bắc. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của bão đổ bộ vào Duyên hải miền Trung hoặc nhiễu động khí quyển và gió mùa Đông Bắc hoạt động lấn sâu, đôi khi cũng gây ra mưa lớn và lũ trên các sông suối của tỉnh, ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống nhân dân địa phương.
Tóm lại, khí hậu Đắk Lắk vừa mang nét chung của khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa vừa chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng cao nguyên. Nên tương đối ôn hoà với nền nhiệt cao (tổng nhiệt độ bình quân năm đạt 8.5000C), và 2.200 - 2.700 giờ nắng thuận lợi cho sản xuất nông - lâm nghiệp với cơ cấu cây trồng đa dạng phong phú, đặc biệt đối với cây công nghiệp lâu năm và lâm nghiệp, là nguồn nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp chế biến, đồng thời tạo nguồn hàng xuất khẩu có giá trị. Vì vậy, tài nguyên khí hậu cũng có vai trò nhất định trong PTKT của tỉnh, nhất là trong giai đoạn hiện nay.
2.1.2.4. Nguồn nước a. Nước trên mặt
Đắk Lắk có nhiều sông suối, phân bố đều trên địa bàn tỉnh, mật độ sông suối 0,8 km/km2, với hai hệ thống sông chính là Sê rê Pôk và sông Ba:
- Hệ thống Sông Sê rê Pôk: chiều dài sông chính là 315 km, diện tích lưu vực 30.100 km2 (trong phạm vi của Đắk Lắk là 4.200 km2), do hai nhánh sông Krông Nô và Krông Ana hợp lưu tạo thành. Sông Krông Ana gồm các nhánh chính hợp thành là suối Krông Buk (bắt nguồn từ dãy núi thuộc cao nguyên Buôn Ma Thuột), suối Krông Pắk (bắt nguồn từ dãy núi phía Tây Khánh Hòa) và suối Krông Bông (bắt nguồn từ dãy núi phía Đông Nam tỉnh) với chiều dài sông chính 215 km, diện tích lưu vực 3.960 km2. Sông Krông Knô bắt nguồn từ dãy núi cao Chư Jang Sin (2.445 m) chảy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc, toàn bộ lưu vực của sông hầu hết là rừng núi, thượng lưu hẹp và dốc, bề rộng của dòng sông lớn dần từ thượng lưu xuống hạ lưu, diện tích lưu vực 3.080 km2, chiều dài sông chính là 143 km.
- Hệ thống lưu vực sông Ba: diện tích lưu vực 13.900 km2, nằm về phía Đông Bắc tỉnh và có hai phụ lưu chính chảy trong phạm vi của tỉnh là sông Krông Hin và sông Krông Năng. Hai sông này bắt nguồn từ dãy núi cao và chảy qua các vùng có lượng mưa lớn và phong phú.
Các sông suối trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có tiềm năng thủy điện lớn, riêng hệ thống Sê rê Pôk có trữ năng khoảng 2.636 triệu KW. Tổng công suất lắp đặt thủy điện của tỉnh hiện có là 14.280 KW (ngành điện quản lý 12.480 KW). Trong đó, thủy điện Đray Hling 12.000 KW và 23 trạm thủy điện nhỏ công suất trên 2.280 KW, năm 2011 tổng sản lượng điện đạt 785 triệu KWh [95].
Các sông suối nhỏ nằm trên địa bàn tỉnh, cũng thuận tiện cho việc xây dựng thủy điện nhỏ và vừa có công suất 15 - 1.500 KW, được đánh giá có khả năng xây dựng trong 10 - 15 năm tới khoảng 100 nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ với tổng