nước thu hồi đất
Nguyên tắc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nói chung và bồi thường tài sản gắn liền với đất khi thu hồi đất nói riêng, không thể thiếu trong pháp luật đất đai. Các nguyên tắc này chính là những định hướng quan trọng cho công tác bồi thường trên thực tế , được thực hi ện đảm bảo sự công bằng , dân chủ, minh ba ̣ch và đúng pháp luật. Bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước THĐ phải tuân theo các nguyên tắc sau đây được quy định tại Điều 88 Luật đất đai năm 2013, cụ thể:
Thứ nhất, khi Nhà nước THĐ mà chủ sở hữu tài sản hợp pháp gắn liền
với đất bị thiệt hại về tài sản thì được bồi thường theo quy định của pháp luật Khi Nhà nước THĐ, tài sản gắn liền với đất đã được người sử dụng đất đầu tư trước cũng sẽ không cịn nữa, trong khi đó đây là những tài sản được tạo lập hợp pháp bởi người có đất bị thu hồi. Chính vì vậy, Nhà nước phải có trách nhiệm xác định, kiểm đếm đúng những thiệt hại thực tế của tài sản gắn liền với đất bị thu hồi để bồi thường đúng với giá trị tài sản mà họ bị mất. Có thể nói, chế định bồi thường thiệt hại về tài sản gắn liền với đất đã thể hiện rõ sự bảo vệ của Nhà nước đối với quyền sở hữu tài sản của người sử dụng đất khi họ bị THĐ. Điều này cũng khẳng định rằng người sử dụng đất hồn tồn có quyền hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư của họ trên đất được giao.
Thứ hai, khi Nhà nước THĐ mà có thiệt hại về tài sản mà được bồi
thường phải bảo đảm sự khách quan, dân chủ công khai, nhanh chóng, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.
Nội dung của nguyên tắc thể hiện ở những nội dung cơ bản như sau: Trước hết, khi Nhà nước tiến hành THĐ phải đảm bảo cho người dân được thực hiện quyền dân chủ của mình. Theo đó, dân phải được biết, được tham gia bàn luận và bày tỏ quan điểm, ý chí và nguyện vọng của mình về tất cả các khâu, các quy trình của q trình THĐ, bồi thường, hỗ trợ nói chung cũng như việc bồi thường tài sản gắn liền với đất nói riêng. Nhân dân phải được đảm bảo quyền khiếu nại, tố cáo về các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan có thẩm quyền trong quá trình thực hiện THĐ và bồi thường, GPMB nếu xét thấy các quyết định đó là trái pháp luật.
Bên cạnh đó, cơng tác bồi thường thiệt hại về tài sản nói riêng trong cơng tác bồi thường, hỗ trợ, GPMB nói chung phải được thực hiện khách quan, công bằng và đúng pháp luật. Đây cũng là một nội dung quan trọng đòi hỏi các cơ quan thực thi pháp luật phải nghiêm minh. Theo đó, chủ thể có quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản thì phải được nhận chính sách bồi thường tương ứng khi nhà nước THĐ và các chủ thể có tài sản với đặc tính như nhau trên đất có nguồn gốc sử dụng đất hợp pháp như nhau, nếu đủ điều kiện thì phải nhận được chính sách bồi thường giống nhau mà khơng có bất kỳ một ngoại lệ nào. Đồng thời sẽ hạn chế tình trạng khiếu nại, tố cáo tràn lan, tình trạng kích động và tụ tập để chống đối các cơ quan thực thi công tác bồi thường và GPMB.
Công khai, kịp thời trong bồi thường cũng là một yếu tố quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người có đất bị thu hồi. Theo đó, tất cả các hoạt động có liên quan đến thu hồi, bồi thường, hỗ trợ về đất cũng như là bồi thường hỗ trợ về tài sản phải được cơng khai cho người dân biết để dân có cơ hội được tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của mình trước Nhà nước, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với công tác bồi thường, GPMB nhằm phát triển
kinh tế xã hội. Mặt khác, minh bạch, công khai việc bồi thường cũng là cơ sở để người có đất bị thu hồi kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật của cán bộ thực thi nhiệm vụ bồi thường. Đồng thời, triển khai kịp thời hoạt động bồi thường sẽ đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người dân đối với tài sản. Đặc biệt, yêu cầu kịp thời cũng cần được áp dụng nghiêm túc trong hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dân về bồi thường nói chung và bồi thường thiệt hại tài sản nói riêng.
2.1.2. Thực trạng về phạm vi và đối tượng được bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nướ c thu hồi đất