7. Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật đất đai.
2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Lào Cai và sự tác động đến quá trình thực thi pháp luật về bồi thường tài sản gắn liền với đất kh
đến quá trình thực thi pháp luật về bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất
* Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Lào Cai
Lào Cai là một tỉnh thuộc miền núi phía Bắc Việt Nam, diện tích tự nhiên 6.383,89km2 và tiếp giáp với tỉnh Yên Bái, Lai Châu và có 203,5 km đường biên giới với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc. Do đó, đây là tỉnh có vị trí kinh tế, an ninh quan trọng của các tỉnh miền ní phía Bắc.
Lào Cai có tiềm năng lớn về rừng, với tổng khoáng sản, với trên 35 loại khống sản khác nhau, với 150 điểm mỏ có giá trị, trong đó có nhiều loại chất lượng cao, trữ lượng lớn, điển hình: Apatit (2,1- 2,5 tỷ tấn), sắt (137 triệu tấn), đồng, vàng gốc, graphít, đất hiếm, fenpat, nguyên liệu gốm, sứ thủy tinh… Nhiều loại khoáng sản đang được khai thác phục vụ chế biến sâu tại Lào Cai như tuyển quặng apatít, đồng nên ngành cơng nghiệp có tiềm năng và thế mạnh phát triển lớn. Đây là điều kiện thuận lợi để lĩnh vực nông - lâm nghiệp phát triển mạnh ở Lào Cai với các loại cây trồng, vật nuôi đa dạng, phong phú như: táo, lê, đào, mận, hoa hồng, cây dược liệu...; cá hồi, cá tầm. Điểm đáng chú ý hơn trong tiềm năng phát triển kinh tế của Lào Cai là tiềm
năng thương mại - kinh tế cửa khẩu. Lào Cai là tỉnh có cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu (Cửa khẩu quốc tế Lào Cai là cửa khẩu duy nhất ở phía Bắc Việt Nam nằm trong lịng một thành phố trực thuộc tỉnh, có đầy đủ hệ thống dịch vụ của đô thị loại III cũng như các dịch vụ thương mại vận tải, kho bãi, logicstics, giám định hàng hóa, cảng ICD… Đây cũng là lợi thế vơ cùng lớn trong việc thu hút phát triển du lịch quốc tế và du lịch trong nước với các địa danh du lịch nổi tiếng như Sapa, du lịch Bát Xát, Bắc Hà, Bảo Yên…
Tăng trưởng kinh tế Lào Cai đang đứng ở vị trí top đầu các tỉnh khu vực trung du và miền núi phía Bắc. Dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi bệnh dịch Covid - 19 nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Lào Cai vẫn đạt 6,31%, đứng thứ 2 các tỉnh khu vực trung du và miền núi phía Bắc (sau tỉnh bắc Giang)8. Kinh tế có mức tăng trưởng lớn và luôn giữ vững ổn định đã mang lại nhiều sự thay đổi cho diện mạo của Lào Cai trong những năm gần đây. Theo đó, hạ tầng ngày càng được phát triển, hoàn thiện và mở rộng. Sự chuyển dịch mạnh mẽ về kinh tế làm cho đời sống của bà con ngày càng nâng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần. Tỉnh càng ngày càng thu hút nhiều hơn các doanh nghiệp lớn lựa chọn là điểm đến để thực hiện các dự án đầu tư.
* Tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tới công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
Tốc độ đơ thị hóa nhanh và mạnh cũng cho thấy sự chuyển dịch lớn về cơ cấu sử dụng đất. Theo đó, quy hoạch sử dụng đất ln có sự thay đổi nhằm thích ứng và phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội ở mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ. Kéo theo đó, sự chuyển dịch đất đai từ loại đất này sang loại đất khác cũng diễn ra với sự biến động lớn. Một số loại đất có sự chuyển dịch mạnh phải được kể đến như: đất đô thị, đất cận đô thị, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, thương mại dịch vụ, đất ở đô thị, đất cho phát triển hạ tầng giao thông, du lịch …
8. http://baolaocai.vn/bai-viet/10104-tang-truong-kinh-te-cua-lao-cai-dung-top-dau-khu-vuc-trung-du-va-mien-nui-phia-bac nui-phia-bac
Kinh tế xã hội tỉnh luôn đạt mức tăng trưởng bền vững trong nhiều năm gần đây cũng khiến thị trường giao dịch bất động sản đối với đất đô thị cũng ngày càng tăng lên. Giá đất ngày càng tăng, đặt biệt ở những khu vực đô thị, cận đơ thị, những vị trí thuận lợi cho giao thơng, thuận lợi cho buôn bán kinh doanh, thương mại, du lịch. Giá đất ngày càng có xu hướng tăng cũng là trở lực lớn cho công tác THĐ, bồi thường và GPMB bởi người người dân ln có mong muốn được giữ lại đất, họ chỉ có thể chấp nhận việc nhà nước THĐ khi mà các thiệt hại phải được nhà nước bù đắp một cách thỏa đáng. Trong nhiều trường hợp, dù không phải là đối đầu, cản trở quyết liệt khi nhà nước THĐ, song thái độ khơng đồng tình, thiếu hợp tác và chỉ khi có sự vào cuộc rốt ráo từ chính quyền, các cơ quan chức năng thông qua nhiều biện pháp và hình thức khác nhau thì việc THĐ mới được thực hiện trên thực tế.
Kinh tế tăng trưởng, tốc độ đơ thị hóa nhanh chóng khiến sự sửa đổi bổ sung và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất để phát triển hạ tầng phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, lợi ích quốc gia, cơng cộng và phát triển, mở rộng các khu đô thị mới, phát triển các vùng kinh tế trọng điểm tại các huyện, thị xã, thành phố địi hỏi phải được chính quyền thành phố tỉnh Lào Cai thực hiện một cách thận trọng, với những bước đi vững chắc, phải được tính tốn một cách tổng thể, tồn diện, khách quan và hài hịa lợi ích giữa nhà nước, người dân, cộng đồng doanh nghiệp và vì lợi ích chung mọi mặt. Chủ trưởng của tỉnh là khơng vì chạy theo lợi ích kinh tế trước mắt, lợi ích cục bộ mà đánh đổi các ý tố khác, đặc biệt là an ninh quốc phịng, mơi trường và an sinh xã hội. Phải đặc biệt quan tâm chú trọng tới đời sống của bà con thuộc vùng bị THĐ, bảo vệ rừng và môi trường sinh thái và phát triển nhanh, mạnh nhưng trên nền của sự bền vững.
Mục tiêu và ý tưởng là đúng đắn song chính quyền tỉnh Lào Cai cũng nhận thức được rằng, đây là nhiệm vụ không hề dễ dàng bởi việc giải quyết hài hòa, cân đối mọi lợi ích là khơng có giới hạn, trong nhiều trường phải hy
sinh những lợi ích trước mắt để bảo vệ những lợi ích lâu dài. Trong nhiều trường hợp cũng cần phải có những quyết sách quyết đốn, táo bạo để giải quyết những lợi ích lớn và vì mục tiêu chung. Vấn đề giải quyết việc làm, ổn định cuộc sống và tâm lý cho người có đất bị thu hồi, nhất là đối với bà con dân tộc thiểu số, ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa là vấn đề đặt ra và phải chú trọng trong bất kỳ thời điểm nào.
Vấn đề quy hoạch để bảo đảm an ninh biên giới, giữ rừng, giữ nguồn tài nguyên quý mà thiên nhiên ban tặng cho tỉnh Lào Cai cũng là vấn đề được chính quyền tỉnh Lào Cai coi là vấn đề căn cốt, trọng yếu khi xây dựng định hướng và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và trong chỉ đạo, điều hành công tác THĐ của tỉnh.