7. Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật đất đai.
2.1.5. Thực trạng pháp luật về mức bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất
Nhà nước thu hồi đất
Thứ nhất, bồi thường thiệt hại về nhà, cơng trình xây dựng trên đất khi
Nhà nước THĐ
Việc bồi thường thiệt hại về nhà, cơng trình xây dựng trên đất khi Nhà nước THĐ được xác định như sau:
- Đối với nhà ở, cơng trình phục vụ sinh hoạt gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi Nhà nước THĐ phải tháo dỡ toàn bộ hoặc một phần mà phần cịn lại khơng bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì chủ sở hữu nhà ở, cơng trình đó được bồi thường bằng giá trị xây dựng mới của nhà ở, cơng trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương.
Trường hợp phần cịn lại của nhà ở, cơng trình vẫn bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì bồi thường theo thiệt hại thực tế.
- Đối với nhà, cơng trình xây dựng khác gắn liền với đất khơng thuộc trường hợp nêu trên, khi Nhà nước THĐ mà bị tháo dỡ toàn bộ hoặc một phần mà phần cịn lại khơng bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì được bồi thường thiệt hại theo quy định của Chính phủ cụ thể được nêu tại Điều 9 Nghị định 47/2014/NĐ-CP quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước THĐ.
- Đối với cơng trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội gắn liền với đất đang sử dụng không thuộc hai trường hợp nêu trên thì mức bồi thường tính bằng giá trị xây dựng mới của cơng trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Ngồi ra, mức bồi thường đối với nhà, cơng trình xây dựng cũng được pháp luật đất đai cụ thể trong trường hợp nhà, công trình đang sử dụng thuộc
sở hữu Nhà nước tại Điều 14 Nghị định 47/2014/NĐ-CP quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư như sau:
- Người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước (nhà thuê hoặc nhà do tổ chức tự quản) nằm trong phạm vi THĐ phải phá dỡ, thì người đang th nhà khơng được bồi thường đối với diện tích nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước và diện tích cơi nới trái phép, nhưng được bồi thường chi phí tự cải tạo, sửa chữa, nâng cấp; mức bồi thường do UBND cấp tỉnh quy định.
- Người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước bị phá dỡ được thuê nhà ở tại nơi tái định cư; giá thuê nhà là giá thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; nhà thuê tại nơi tái định cư được Nhà nước bán cho người đang thuê theo quy định của Chính phủ về bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho người đang th; trường hợp đặc biệt khơng có nhà tái định cư để bố trí thì được hỗ trợ bằng tiền để tự lo chỗ ở mới; mức hỗ trợ bằng 60% giá trị đất và 60% giá trị nhà đang thuê.
Thứ hai, bồi thường đối với cây trồng; Đối vớ i các loa ̣i cây trồng ,
khoản 1 Điều 90 Luật Đất đai năm 2013 quy đi ̣nh khi Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại đối với cây trồng thì việc bồi thường thực hiện như sau:
Khi Nhà nước THĐ mà gây thiệt hại đối với cây trồng thì việc bồi thường thực hiện theo quy định sau đây:
- Đối với cây hàng năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch. Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 03 năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương và giá trung bình tại thời điểm THĐ;
- Đối với cây lâu năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị hiện có của vườn cây theo giá ở địa phương tại thời điểm THĐ mà không bao gồm giá trị QSDĐ;
- Đối với cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển đến địa điểm khác thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do phải di chuyển, phải trồng lại;
- Đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, cây rừng tự nhiên giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng, quản lý, chăm sóc, bảo vệ thì bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế của vườn cây; tiền bồi thường được phân chia cho người quản lý, chăm sóc, bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
Thông qua quy định trên , ta thấy được đối với câ y trồng trên đất , khi bồi thường được chia theo hai loa ̣i : cây hàng năm và cây lâu năm . Mỗi loa ̣i cây này được tính tốn mức bồi thư ờng khác nhau, do giá tri ̣ thiệt ha ̣i là khác nhau. Mứ c bồi thường đối với cây hàng năm được tính bằng giá tri ̣ sản lượng của vụ thu hoạch còn mức bồi thường đối với cây lâu năm, được tính bằng giá trị hiện có của vườn cây (không bao hàm giá trị quyền sử dụng đất) theo giá ở đi ̣a phương ta ̣i thời điểm thu hồi đất.
Thứ ba, bồi thường đối với vật nuôi (Khoản 2 Điều 93 Luật đất đai 2013).
Khi Nhà nước THĐ mà gây thiệt hại đối với vật ni là thủy sản thì việc bồi thường thực hiện theo quy định sau đây:
- Đối với vật nuôi là thủy sản mà tại thời điểm THĐ đã đến thời kỳ thu hoạch thì khơng phải bồi thường;
- Đối với vật nuôi là thủy sản mà tại thời điểm THĐ chưa đến thời kỳ thu hoạch thì được bồi thường thiệt hại thực tế do phải thu hoạch sớm; trường hợp có thể di chuyển được thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại do di chuyển gây ra; mức bồi thường cụ thể do UBND cấp tỉnh quy định.
Điều này có nghĩa , chỉ trong trường hợp , thu hồi đất m à xảy ra thiệt hại trực tiếp về tài sản cây trồng , vật nuôi hoặc làm phát sinh các chi phí khác như phí vận chuyển , hao hu ̣t , thiệt ha ̣i do thu hoa ̣ch sớm mới được bồi thường. Quy đi ̣nh này chủ yếu mang tính tương đối , bởi lẽ rất khó xác đi ̣nh được thế nào là phải thu hoa ̣ch sớm , sớm là bao lâu , và người có tài sản đó , vật nuôi là thủy sản phải di chuyển đi đâu , căn cứ định giá chính xác thiệt hại để bồi thường . Điều này đòi hỏi sự đánh giá chính xác của chính quyền các
đi ̣a phương, để bảo đảm bù đắp phần nào những thiệt hại trong chăn nuôi , trồng tro ̣t cho người dân
Thứ tư, bồi thường chi phí di chuyển khi Nhà nước THĐ
Khi Nhà nước THĐ mà phải di chuyển tài sản thì được Nhà nước bồi thường chi phí để tháo dỡ, di chuyển, lắp đặt; trường hợp phải di chuyển hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất cịn được bồi thường đối với thiệt hại khi tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt. Mức bồi thường trong trường hợp này do UBND cấp tỉnh quy định.