Định hƣớng nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bồi thƣờng tài sản gắn liền với đất khi Nhà nƣơ ́ c hồi đất

Một phần của tài liệu Pháp luật về bồi thường thiệt hại tài sản trên đất khi nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn tại tỉnh lào cai (Trang 59 - 62)

11. Điể ma Khoả n3 Điều 69 Luật Đất đai 2013 12 Điều 66 Luật đất đai năm 2013.

3.1. Định hƣớng nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bồi thƣờng tài sản gắn liền với đất khi Nhà nƣơ ́ c hồi đất

Luật Đất Đai 2013 kể từ khi có hiệu lực thi hành đã thể hiện vai trị vơ cùng quan trọng trong việc điều chỉnh các hoạt động liên quan đến đất cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, bảo vệ tính nghiêm minh của pháp luật, góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế xã hội và ổn định an ninh quốc gia. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đã đạt được, q trình tổng kết tình hình thi hành Luật Đất đai năm 2013 cũng đã cho thấy, vẫn cịn tồn tại khơng ít yếu kém, bất cập như: cơng tác quản lý nhà nước về đất đai cịn nhiều hạn chế; chưa giải quyết hài hòa mối quan hệ về lợi ích giữa Nhà nước với các chủ thể khác có liên quan trong quá trình THĐ, GPMB; tình hình khiếu nại, tố cáo về về THĐ, bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước THĐ gia tăng không ngừng và diễn biến phức tạp.

Để khắc phục những khiếm khuyết này, trên cơ sở tìm hiểu, đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về bồi thường nói chung và bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước THĐ trên địa bàn tỉnh Lào Cai, chúng tơi cho rằng việc hồn thiện lĩnh vực pháp luật cần dựa vào một số định hướng cơ bản.

Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật về bồi thường tài sản gắn liền với đất

khi Nhà nước THĐ phải căn cứ vào quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ở nước ta, Đảng giữ vai trò lãnh đạo xã hội và được quy định trong Hiến pháp. Quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng là sự định hướng chính trị cho việc xây dựng và hồn thiện pháp luật. Vì những lý do trên, yêu cầu đặt ra là khi hoàn thiện và xây dựng pháp luật đất đai nói chung

và pháp luật về bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước THĐ nói riêng phải dựa trên quan điểm, đường lối của Đảng về bồi thường GPMB khi Nhà nước THĐ nhằm đảm bảo tính định hướng về mặt chính trị.

Thứ hai, hoàn thiện pháp luật về bồi thường tài sản gắn liền với đất

khi Nhà nước THĐ dựa trên việc giải quyết hài lợi ích giữa ba bên: Lợi ích Nhà nước - Lợi ích của người bị THĐ - Lợi ích của chủ đầu tư. Trong đó, lợi ích của người bị THĐ là chủ thể yếu nhất vì thế mà ta cần quan tâm đến chủ thể này nhiều hơn. Do đó, trong q trình thi hành pháp luật về bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước THĐ cho thấy địa phương nào giải quyết hài hịa lợi ích của ba bên thì sẽ nhận được sự đồng thuận của người dân, công tác GPMB được diễn ra nhanh chóng, khơng phát sinh những tranh chấp, khiếu kiện phức tạp kéo dài. Giữ vững ổn định chính trị, và niềm tin cho người dân, vì vậy việc hồn thiện chế định pháp luật về bồi thường khi thu hồi đát cần giải quyết tốt hơn mối quan hệ ba bên này.

Thứ ba, hoàn thiện pháp luật về bồi thường khi Nhà nước THĐ phải

đảm bảo dân chủ, công bằng, công khai và minh bạch. Cụ thể, Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 31/10/2012 của ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI xác định: Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước THĐ phải đảm bảo dân chủ, công khai, khách quan, công bằng và đúng quy định của pháp luật. Do vậy tất cả các vấn đề liên quan đến bồi thường đất khi Nhà nước THĐ đều phải được công khai để người bị THĐ được biết và tham gia nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

Vì vậy, pháp luật về bồi thường khi Nhà nước THĐ cần có những quy định cụ thể hơn về đảm bảo dân chủ, công bằng, cơng khai và minh bạch. Có như vậy Pháp luật về bồi thường mới thực sự phát huy hết được ý nghĩa bù đắp những thiệt hại, tổn thất gây ra từ việc THĐ của người sử dụng đất.

Thứ tư, hoàn thiện pháp luật về bồi thường khi Nhà nước THĐ cần học

này tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam nghiên cứu và tiếp thu một cách có chọn lọc kinh nghiệm pháp lý của các quốc gia khác nhau trên thế giới, vận dụng sáng tạo vào q trình hồn thiện pháp luật về bơi thường khi nhà nước THĐ.

3.2. Nhóm giải pháp góp phần hồn thiện phá p luâ ̣t về bồi thƣờng tài sản gắn liền với đất khi Nhà nƣớ c hồi đất gắn liền với đất khi Nhà nƣớ c hồi đất

Mặc dù đã có nhiều thay đổi tích cực được ghi nhận trong Luật đất đai năm 2013, song một số quy định về đất đai, đặc biệt là các quy định về bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước THĐ vẫn còn những điểm hạn chế và chưa thể hiện đầy đủ nguyện vọng của nhân dân, do vậy đòi hỏi phải nỗ lực hơn nữa trong quá trình hồn thiện pháp luật về đất đai nói chung và pháp luật về bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước THĐ nói riêng. Cụ thể:

Thứ nhất, cần có sự quy định cụ thể, rõ ràng về cơ chế ủy quyền trong THĐ

Để đảm bảo cách hiểu và cách thức tổ chức thực thi pháp luật về THĐ nói chung và THĐ với vấn đề bồi thường về đất, về tài sản trên đất nói riêng một cách thống nhất, không xảy ra nhiều quan điểm, ý kiến trái chiều làm chậm hoặc khó khăn đến việc THĐ, Luật Đất đai 2013 cần quy định rõ theo hướng trong trường hợp có sự ủy quyền của UBND cấp tỉnh cho UBND cấp huyện về THĐ theo quy định tại Điều 66 Luật Đất đai 2013 không bao gồm ủy quyền trong việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Cần phải nhận thấy rằng, việc ủy quyền trong THĐ với mục đích đơn giản, rút gọn các thủ tục hành chính khơng cần thiết trong THĐ. Tuy nhiên, vấn đề bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là vấn đề phức tạp, thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, bất đồng nên cần thiết của UBND thực thi trọng trách này mà không thuộc về UBND cấp huyện.

Thứ hai, hoàn thiện các quy định của pháp luật về đăng ký đất đai và tài sản gắn liền với đất

Theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành thì đăng ký QSDĐ là yêu cầu bắt buộc song đăng ký quyền sở hữu nhà và các tài sản khác trên đất

là quyền của chủ sở hữu. Cụ thể tại khoản 1 Điều 95 Luật đất đai 2013 quy định: "Đăng ký đất đai là bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý; đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu". Với quy định này đã và đang là cản trở lớn cho quá trình xem xét các cơ sở pháp lý xác nhận tài sản hợp pháp cho các chủ thể có nhà, cơng trình xây dựng trên đất và các tài sản khác gắn liền với đất khi Nhà nước THĐ. Làm cho việc xác định thiệt hại chỉ mang tính định tính, khơng rõ ràng, cụ thể. Vì vậy, nên chăng, cần thiết sửa đổi khoản 1 Điều 95 Luật Đất đai theo hướng, đăng ký tài sản gắn liền với đất cũng là yêu cầu bắt buộc đối với người có quyền sở hữu đối với các tài sản trên đất đó.

Thứ ba, cần xác định cơ chế rõ ràng về vấn đề tài sản gắn liền với đất trong trường hợp nhà nước THĐ do người sử dụng đất do người sử dụng đất gây lỗi.

Không phải mọi trường hợp Nhà nước THĐ đều được bồi thường thiệt hại mà trong một số trường hợp Nhà nước THĐ thuộc tại các điểm a, b, d, đ, e, i khoản 1 Điều 64 và các điểm b, d khoản 1 Điều 65 của Luật đất đai năm 201314. Với quy định trên có nhiều ý kiến khơng đồng nhất với nhau về nội hàm của quy định này. Tôi nhận thấy rằng, để tránh các quan điểm và những suy diễn nhiều chiều, gây tranh cãi của cán bộ thực thi nhiệm vụ và khiến người dân bị THĐ họ không biết nên lựa chọn cách ứng xử nào cho phù hợp. Vì vậy, để tránh tình trạng này, sự cần thiết quy định, người sử dụng đất bị thu hồi do người sử dụng đất vi phạm pháp luật đất đai. Cịn đối với tài sản trên đất mà q trình tạo lập khơng vi phạm thì tài sản đó Nhà nước khơng có quyền thu hồi mà doanh nghiệp, người dân có đất bị thu hồi sẽ được thu về bởi đó là tài sản thuộc cơng sức của người sử dụng đất tạo lập.

Thứ tư, hoàn thiện cơ cấu thành phần Hội đồng thẩm định giá đất.

Công khai, minh bạch, đồng thuận, công bằng là cần thiết giúp đẩy nhanh quá trình THĐ. Cách thức tốt nhất để đạt được các yêu tố trên là định

Một phần của tài liệu Pháp luật về bồi thường thiệt hại tài sản trên đất khi nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn tại tỉnh lào cai (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)