2.2 .1Môi trường vĩ mô
2.2.1.3 Môi trường địa lý tự nhiên
Mọi ngành sản xuất nói chung và ngành Dệt May nói riêng đều chịu sự ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên. Khí hậu và đất đai thuận lợi sẽ tạo điều kiện phát triển các cây công nghiệp như Bông, Đay, trồng dâu ni tằm...Nước ta nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa rất phù hợp với phát triển cây cơng nghiệp là một yếu tố đầu vào của ngành Dệt May. Khi sợi, bơng có năng suất, chất lượng cao thì sản phẩm Dệt May sản xuất ra cũng có chất lượng cao hơn cạnh tranh dễ dàng trên thị trường, nó là yếu tố nâng cao chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó Việt Nam nằm trên tuyến giao thông quốc tế, nằm ở khu vực đang phát triển sôi động nên rất thuận lợi cho việc trao đổi thương mại về sản phẩm, nguyên liệu, máy móc, cơng nghệ khoa học kỹ thuật trong khu vực và trên thế giới. Nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp tới ngành.
2.2.1.4 Môi trường xã hội
Yếu tố dân cư: dân cư và cơ cấu dân cư ảnh hưởng rất quan trọng trong ngành
dệt may. Với số lượng dân cư dồi dào sẽ góp phần thúc đẩy nguồn nhân lực phát triển. Dân số tăng lên nhu cầu về hàng dệt may cũng tăng lên. Do đó ngành dệt may phải phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu để đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng và giải quyêt việc làm.
Yếu tố thị trường: Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh quyết liệt, chiếm lĩnh
thị trường trong và ngoài nước là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngành. Trong xã hội ngày nay nhu cầu “ăn ngon mặc đẹp” ngày càng thể hiện rõ đặc biệt là giới trẻ, đây cũng là một thị trường tiêu thụ hàng dệt may rất lớn.