Một số vấn đề còn bất cập về hoạt động tư vấn xây dựng Việt Nam trong

Một phần của tài liệu Thực trạng khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần vinashin – tư vấn đầu tư xây dựng (Trang 98 - 101)

Chương 2 Thực trạng khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần Vinashin

3.1. Một số vấn đề còn bất cập về hoạt động tư vấn xây dựng Việt Nam trong

trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ nhất, Bộ Xây dựng và Hiệp hội tư vấn xây dựng Việt Nam đang cùng các cơ quan chức năng khẩn trương tiến hành công việc xây dựng được chiến lược, lộ trình hội nhập cho lĩnh vực tư vấn xây dựng. Lộ trình sẽ là "kim chỉ nam" để các đơn vị tư vấn trong Hiệp hội xây dựng chiến lược phát triển phù hợp với đơn vị mình”. Nếu biết nắm bắt những cơ hội, các đơn vị tư vấn sẽ khơng ngừng nâng cao trình độ chun mơn, kinh nghiệm, năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên thách thức đặt ra cũng không nhỏ. Cần phải vừa làm vừa học, vừa rút kinh nghiệm.

Đặc biệt qua các cơng trình có quy mơ lớn, địi hỏi kỹ thuật cao do tư vấn nước ngoài đảm nhận, đội ngũ tư vấn trong nước có cơ hội và điều kiện tiếp cận và học hỏi tiến bộ khoa học tiên tiến trên thế giới. Đó cũng là ưu điểm nổi trội của đội ngũ tư vấn Việt Nam. Có thể khẳng định, đội ngũ tư vấn Việt Nam đã trưởng thành lên rất nhiều.

Thứ hai, một điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam nói chung là sự kém hiểu biết về luật lệ, thông lệ quốc tế chưa nắm vững, thiếu mối quan hệ... Thậm chí sự hiểu biết, nhận thức và pháp luật, chủ trương chính sách trong nước cịn chưa rõ ràng. Đó cịn chưa kể đến những điểm yếu về năng lực trình bày, thuyết phục; trình độ kinh

tế, văn hóa xã hội - những yêu cầu căn bản của những người làm tư vấn. Đây cũng là điểm yếu của đội ngũ tư vấn thiết kế Việt Nam.

Thứ ba, trong điều kiện nước ta hiện nay, để các doanh nghiệp tư vấn phát huy hết năng lực và thể hiện được vai trò thực sự trong mỗi cơng trình, cần có cái nhìn mới về lĩnh vực tư vấn đầu tư xây dựng. Vì việc định giá tư vấn – giá chất xám là vấn đề nhạy cảm tác động trực tiếp, toàn diện và sâu sắc đến chất lượng, tiến độ, giá thành của bất kỳ dự án đầu tư xây dựng cơng trình nào. Hiện nay giá tư vấn trong nhiều trường hợp còn bất hợp lý, điều này không những ảnh hưởng bất lợi cho bản thân doanh nghiệp tư vấn, mà rộng hơn là hiệu quả đầu tư, chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật của cơng trình.

Hiện nay, chi phí thiết kế và một số chi phí tư vấn khác được xác định bằng tỉ lệ % của giá trị dự tốn xây lắp. Cách tính này đã làm cho chi phí tư vấn giảm so với trước đây, chưa kể đến tỉ lệ % cho tư vấn còn quá thấp so với thực tế đang áp dụng ở các nước trong khu vực và trên thế giới, một số trường hợp chi phí tư vấn có thể lên đến 10% tổng giá trị cơng trình.

Thứ tư, theo thống kê, hiện nay nước ta có khoảng trên 1.000 cơng ty tư vấn lớn nhỏ. Trong số này doanh nghiệp hạng I và hạng II (hoặc tương đương) chiếm gần 50%, số còn lại là doanh nghiệp hạng III và IV của các địa phương, hoạt động trong tất cả các lĩnh vực bao gồm: Đầu tư, cơng nghiệp, giao thơng, xây dựng (chỉ tính tư vấn liên quan đến lĩnh vực kinh tế). Số lượng các doanh nghiệp tư vấn xây dựng đã tăng lên gấp 2 lần so với số đã có tính năm 1995 và chất lượng được nâng cao rõ rệt, số lượng các cơng ty tư vấn ngồi quốc doanh đã tăng lên đáng kể. Theo số liệu sơ bộ điều tra: Lập dự án chiếm 10-15% doanh thu; Khảo sát 10-15% doanh thu; Thiết kế 50-60%; Thẩm định 5%. Theo thời gian, số lượng và cơ cấu giữa các loại doanh nghiệp có nhiều biến đổi, tính cạnh tranh trong thị trường này ngày càng mạnh.

Thứ năm, trên cơ sở sự so sánh với các công ty tư vấn nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, thì bản thân tư vấn đầu tư xây dựng của Việt Nam vẫn còn thua kém và chưa tương xứng với vai trò là “nghề cung cấp tri thức để đảm bảo sự sinh

tồn và phát triển của xã hội” như định nghĩa của Hiệp hội Tư vấn quốc tế. Bằng chứng là, rất nhiều cơng trình mang tầm cỡ quốc gia thuộc những ngành, lĩnh vực trọng yếu trong nền kinh tế (công nghiệp khai thác dầu khí, điện, hố chất, xi măng) …đều phải thuê tư vấn nước ngồi. Cho dù, thời gian gần đây đã có một vài cơng ty (trực thuộc chủ đầu tư) đã “dám” đứng ra nhận tổng thầu (từ ý tưởng đến lập báo cáo đầu tư, lập dự án, thiết kế và giám sát thi cơng…), nhưng thực ra, sau đó lại đi th chun gia tư vấn nước ngoài vào làm việc.

Thứ sau, thực tế hiện nay, trong những dự án có sử dụng vốn vay hoặc viện trợ của các tổ chức tài chính quốc tế, người ta thường đưa ra yêu cầu chỉ được phép dùng các công ty tư vấn độc lập (không phải của Nhà nước). Trong khi đó, cũng giống như Trung Quốc, ở Việt Nam hiện có đến 85% công ty tư vấn thuộc các doanh nghiệp nhà nước (nghĩa là bị ràng buộc hành chính bởi các cơ quan chủ quản cả về mặt nhân sự lẫn tài chính), làm ảnh hưởng đến công tác chuyên môn của những công ty này.

Để công tác tư vấn mang lại hiệu quả cao, trong những năm tới một trong những biện pháp khắc phục được các nhà chuyên môn đưa ra là phải tách tư vấn thành một hệ thống hoạt động độc lập (dưới dạng công ty cổ phần hoặc trách nhiệm hữu hạn) theo quy luật của kinh tế thị trường, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao

Thứ bảy, các cấp ngành, địa phương cũng phải độc lập trong vai trị quản lý nhà nước của mình (khơng can thiệp bằng bàn tay vơ hình vào cơng tác tư vấn). Vì, chỉ mình tư vấn độc lập, mà lãnh đạo các cấp ngành khơng độc lập thì cũng chưa giải quyết được tận gốc mọi vấn đề.

Thứ tám, trong tương lai, để “những dự án và cơng trình của Việt Nam sử dụng tư vấn Việt Nam”, phải gấp rút tiến hành đào tạo những chun gia có tính chun nghiệp cao, giỏi về chun môn, phải hiểu biết xã hội và am tường pháp luật. Ngoài ra, phải tiến hành đầu tư đổi mới, thiết bị công nghệ cũng như phương thức quản lý…sao cho ngoài những chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng và môi trường (ISO 9000 và ISO14.000), các công ty tư vấn Việt Nam cũng phải có chứng chỉ “trong sạch” như một vài nước tiên tiến trên thế giới đang áp dụng. Cương quyết

không cấp phép và thu hồi giấy phép đối với những công ty tư vấn không đạt chất lượng.

3.2. Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phẩn Vinashin – Tư vấn đầu tư xây dựng.

Từ kết quả nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng nói riêng trong chương 1, những phân tích đánh giá theo các nhóm tiêu chí về thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh, về khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần Vinashin – tư vấn đầu tư xây dựng khi lựa chọn nghiên cứu trong chương 2 của luận văn, cộng với một số vấn đề còn bất cập về hoạt động tư vấn xây dựng ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế trong điểm 3.1 nói trên làm cơ sở để tác giả luận văn đưa ra một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần Vinashin – Tư vấn đầu tư xây dựng trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu Thực trạng khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần vinashin – tư vấn đầu tư xây dựng (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)