Hoàn thiện kỹ thuật lập hồ sơ dự thầu để nâng cao năng lực trúng thầu.

Một phần của tài liệu Thực trạng khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần vinashin – tư vấn đầu tư xây dựng (Trang 126)

Chương 2 Thực trạng khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần Vinashin

3.2.2. Nhóm giải pháp cụ thể

3.2.2.3. Hoàn thiện kỹ thuật lập hồ sơ dự thầu để nâng cao năng lực trúng thầu.

trúng thầu.

Khi các yếu tố khác như kinh nghiệm nhà thầu, năng lực tài chính... đã được đảm bảo thì khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp khi tham gia đấu thầu phụ thuộc trực tiếp vào trình độ xây dựng hồ sơ dự thầu.

Việc lập hồ sơ dự thầu đòi hỏi phải qua các bước như nghiên cứu hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, cơng việc này địi hỏi phải nghiên cứu kỹ lưỡng tất cả các nội dung và yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Điều tra môi trường đấu thầu, điều tra dự án đấu thầu, lập giải pháp tư vấn thiết kế, dự án cho cơng trình , xây dựng bản báo giá đấu thầu... Kỹ năng lập hồ sơ thầu được thực hiện ở phương pháp, chất lượng, tiến độ thực hiện ở tất cả các khâu trong quá trình xây dựng hồ sơ dự thầu.

Khi xác định môi trường đấu thầu, các doanh nghiệp phải tổ chức được công việc điều tra các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của dự án, những điều kiện này ảnh hưởng trực tiếp đến các giả pháp tư vấn, giá thành tư vấn và giá thành cơng trình. Các nội dung điều tra như: đặc điểm, vị trí địa lý của từng cơng trình, cung cấp điện nước, thơng tin liên lạc, điều kiện tự nhiên, điều kiện cung ứng vật tư, năng lực điều phối các loại vật liệu, giá cả, vận chuyển, khả năng khai thác nguyên vật liệu tại chỗ.

Phải nắm được tính chất, quy mơ, phạm vi đấu thầu, mức độ phức tạp về kỹ thuật cơng trình, u cầu tiến độ, thời hạn hồn thành và tổng thể cơng trình, nguồn vốn, phương thức thanh tốn, uy tín, năng lực cơng tác của tổ chức xét thầu và chủ đầu tư.

Lập giải pháp thiết kế là khâu có ảnh hưởng quyết định đến bản báo giá dự thầu và việc trúng thầu. Muốn thế trước hết phải xây dựng một đội ngũ cán bộ, chuyên gia đánh giá chuyên nghiệp có đủ khả năng đảm đương cơng tác đấu thầu. Đào tạo và bồi dưỡng kinh tế - tài chính, luật pháp đấu thầu trong nước và quốc tế cho cán bộ làm thầu. Việc có thêm kiến thức này sẽ góp phần nâng cao trình độ chun mơn

cho cán bộ để từ đó có thể xây dựng được chiến lược đầu tư thích hợp, giá dự thầu hợp lý và tuân thủ pháp luật hiện hành.

Công ty cổ phần Vinashin – Tư vấn đầu tư xây dựng cần có chiến lược đào tạo cán bộ trẻ, có trình độ năng lực để tận dụng được sự năng động, sáng tạo của tuổi trẻ, làm tiền đề cho lớp kế cận sau này. Qua đó sẽ nâng cao được chất lượng cơng tác chuẩn bị trong đấu thầu, lập hồ sơ dự thầu cũng như đảm bảo nguồn nhân lực để đáp ứng theo yêu cầu của chủ đầu tư, tạo lợi thế cho doanh nghiệp nâng cao được khả năng cạnh tranh.

Tổ chức lập hồ sơ dự thầu là một công việc hết sức phức tạp và yêu cầu thực hiện trong một thời gian hạn chế. Chất lượng hồ sơ là một trong những tiêu chí cơ bản quyết định cho việc doanh nghiệp có trúng thầu hay khơng, do vậy trình độ tổ chức lập hồ sơ dự thầu là một trong những yếu tố cơ bản để đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Qua thực tế có thể chứng minh rằng q trình đấu thầu bao giờ cũng phải trải qua bước sơ tuyển, kiểm tra đánh giá và loại bỏ các hồ sơ dự thầu không đảm bảo tiêu chuẩn, các yêu cầu mà chủ đầu tư đã đề ra trong hồ sơ mời thầu. Vì vậy, chất lượng hồ sơ dự thầu đóng vai trị khơng nhỏ trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp. Việc đảm bảo và nâng cao chất lượng, nâng cao tính thuyết phục của hồ sơ dự thầu là điều kiện cần thiết mà các doanh nghiệp nên làm:

- Tính thuyết phục của hồ sơ dự thầu là rất quan trọng vì nó khơng phải đơn thuần chỉ là một tập hồ sơ bao gồm các thông tin, số liệu, khô khan về giải pháp và phương pháp luận hợp lý đối với yêu cầu của gói thầu, của từng cơng trình mà nên xem nó như một tác phẩm thể hiện “bộ mặt” của nhà thầu cần được gọt dũa, chắt lọc và lựa chọn cẩn thận. trong hồ sơ dự thầu không nên sử dụng lối viết khá rườm ra, hoa mỹ mà nên sử dụng lối viết ngắn gọn, rõ ràng để sao cho người đọc hiểu đúng nội dung và đủ ý.

- Các con số, các thông tin trong hồ sơ dự thầu phải thật tương đối chuẩn xác, dễ kiểm tra.

- Kiểm tra, khắc phục các sai sót về lỗi chính tả, lỗi câu, lỗi số học trong hồ sơ dự thầu. Việc này phải tiến hành kỹ lưỡng từ khâu soạn thảo văn bản, dàn trang, in ấn, xét duyệt, đóng gói và niêm phong hồ sơ dự thầu. Việc kiểm tra liên tục qua các khâu sẽ giảm thiểu được các sai sót khơng đáng có. Kiểm tra là một cơng việc khơng khó nhưng nhiều khi nếu nhà thầu chủ quan sẽ dẫn đến làm giảm chất lượng hồ sơ dự thầu, gây nên sự khó khăn trong q trình chấm thầu, đơi khi chỉ vì một lỗi nhỏ như lỗi số học, lỗi chính tả hoặc thiếu bảo lãnh dự thầu... lại gây nên những “cái chết bất ngờ”. Vì vậy, việc kiểm tra đầy đủ và khắc phục các lỗi trong hồ sơ dự thầu trước khi hồ sơ dự thầu được đóng gói niêm phong phải được quan tâm đúng mức.

- Bên cạnh sự chú ý về nội dung, cũng cần quan tâm đến hình thức của hồ sơ dự thầu, đây chính là một thủ thuật để gây thiện cảm của người chấm thầu trong quá trình xét thầu. Một hồ sơ thầu có tính thẩm mỹ cao, được trình bầy đẹp và dễ hiểu chắc chắn sẽ gây được thiện cảm, đồng thời giúp người chấm nắm bắt nội dung đúng, đủ, nhanh sẽ là một thuận lợi đáng kể của nhà thầu.

- Vấn đề tiết kiệm thời gian hoàn thành hồ sơ một cách sớm nhất cũng là một trong những kỹ năng làm hồ sơ dự thầu. Thường thì các bài thầu có thời gian làm bài khơng q dài, đối với các cơng trình thơng thường khoảng từ 15 – 30 ngày, đối với các cơng trình đặc biệt thì có thể kéo dài hơn, khối lượng cơng việc lại rất nhiều, xin đề cử một số biện pháp để rút ngắn thời gian làm bài như sau:

+ Hồ sơ thầu được lập trực tiếp trên máy vi tính để thuận lợi cho việc soạn thảo, kiểm tra sửa đổi, ứng dụng các bài thầu trước và xuất bản được nhanh gọn và đặc biệt có thể nâng cao tốc độ và độ chính xác tính tốn bằng cách áp dụng các phần mềm tin học.

+ Thiết lập mối quan hệ phối hợp, trao đổi giữa các bộ phận: kế hoạch, kỹ thuật, hội đồng khoa học và tài chính để thống nhất giữa các biện pháp kinh tế, kỹ thuật, tài chính tránh tính trạng việc ai người ấy làm, thì khi phối hợp ghép bài sẽ dẫn đến tình trạng sai lệch số liệu, sai lệch giải pháp, tốn rất nhiều thời gian để sửa chữa.

+ Tận dụng các tài liệu, kinh nghiệm từ các hồ sơ thầu cũ, các tài liệu này có thể giúp chúng ta rút ra những kinh nghiệm quý báu, mặt khác còn giúp tiết kiệm thời

gian làm bài thầu mọt cách đáng kể. Tận dụng một cách triệt để có hệ thống các tài liệu từ các hồ sơ dự thầu cũ nên lập thành các ngân hàng dữ liệu: nhân hàng giá cả, ngân hàng cataloge vật liệu, thiết bị, ngân hàng các giải pháp và phương pháp luận, các hồ sơ về tư cách pháp nhân, năng lực tài chính, kinh nghiệm... để áp dụng cho hồ sơ dự thầu mới.

Tổ chức lập hồ sơ dự thầu là một công việc hết sức phức tạp và yêu cầu thực hiện trong một thời gian hết sức hạn chế. Chất lượng hồ sơ dự thầu là một trong những tiêu chí cơ bản quyết định việc doanh nghiệp có trúng thầu hay khơng. Do vậy, trình độ tổ chức lập hồ sơ dự thầu là một trong những yếu tố cơ bản để đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

3.2.2.4. Hoàn thiện hệ thống thông tin trên thị trường và tham gia xây dựng tổ chức hiệp hội tư vấn xây dựng Việt Nam.

a. Hoàn thiện hệ thống thông tin trên thị trường.

Muốn thúc đẩy hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải xây dựng được hệ thống thông tin như: thông tin về môi trường kinh doanh, thông tin về hệ thống giá cả hiện hành, thơng tin về tình hình và viễn cảnh của thị trường,....

Muốn có được hệ thống thơng tin trên, địi hỏi hệ thống thông tin của doanh nghiệp ngày càng được hồn thiện và có chất lượng cao. Các biện pháp sau đây có thể phần nào đóng góp cho việc xây dựng hệ thống thơng tin này:

- Xây dựng các chi nhánh nhằm thu được thơng tin chính xác, kịp thời về giá cả, chất lượng, nhu cầu xây dựng…

- Liên kết với các bạn làm ăn truyền thống để họ có thể giúp đỡ về vấn đề thông tin. Xây dựng một đội ngũ cán bộ chuyên trách nhằm nghiên cứu đầy đủ, cung cấp thơng tin về thị trường có thể dự báo về các biến động của thị trường.

- áp dụng biện pháp tin học hóa vào hoạt động kinh doanh thơng qua việc hịa mạng với hệ thống thông tin đã có trên thế giới. Các doanh nghiệp cần phải xây dựng một mạng tin học có thể nối mạng với Intemet nhằm thu thập thông tin ở thị trường thế giới.

Dưới tác động của khoa học và công nghệ, mà đặc 'biệt là cơng nghệ thơng tin đã làm xuất hiện hình thức thương mại tiên tiến - thương mại điện tử. Công ty tuy quy mơ cịn nhỏ bé và hoạt động trên một thị trường hạn chế, nhưng cũng phải chủ động áp dụng và phát triển thương mại điện tử, nếu không sẽ bị cơ lập với thế giới bên ngồi. Việc triển khai áp dụng thương mại điện tử có thể được tiến hành từng bước, từ thấp tới cao. Giai đoạn đầu tư có thể triển khai chủ yếu ở khâu xúc tiến hoạt động kinh doanh, dưới hình thức mở trang web quảng cáo trên mạng, tìm kiếm thơng tin về thị trường và bán hàng trên mạng, tiến hành các giao dịch trước khi ký kết hợp đồng và sử dụng cho các mục đích quản - trị bên trong doanh nghiệp. Khi điều kiện cơ sở hạ tầng và cơ sở pháp lý cho phép thì có thể tiến tới ký kết hợp đồng và thực hiện thanh toán trên mạng.

b. Tham gia xây dựng tổ chức hiệp hội tư vấn xây dựng Việt Nam.

Hiệp hội tư vấn xây dựng Việt Nam là một tổ chức phi chính phủ được công nhận, tập hợp rộng rãi các doanh nghiệp tư vấn trong cả nước để có tiếng nói chung. Tham gia Hiệp hội tư vấn xây dựng Việt Nam, cơng ty có những lợi ích sau:

- Góp phần thúc đẩy kinh doanh một cách lành mạnh

- Nâng cao trình độ quản lý, nghiệp vụ, khoa học kỹ thuật của các thành viên. - Cầu nối giữa các doanh nghiệp với Chính phủ và các cơ quan Nhà nước có liên quan.

- Mở rộng quan hệ với các Hiệp hội trong và ngoài nước tranh thủ được sự ủng hộ và giúp đỡ.

- Đấu tranh với các hiện tượng kinh doanh không lành mạnh để thực hiện quy tắc đạo đức ngành nghề.

Qua các vụ kiện tụng tranh chấp trên thị trường, vai trò của Hiệp hội rất quan trọng.

Muốn phát huy hơn nữa chức năng của mình, hiệp hội cần quan tâm cả ba phía: doanh nghiệp, hiệp hội và các cơ quan nhà nước. Doanh nghiệp cần tích cực tham gia hiệp hội vì lợi ích thiết thân của doanh nghiệp; Hiệp hội cần hướng mạnh hơn nữa về doanh nghiệp, mở ra nhiều hoạt động thiết thực hơn nữa, khắc phục cách

làm việc hành chính hóa, cơng chức hóa, xa thực tế, xa doanh nghiệp. Trước mắt, cần cùng cơ quan nhà nước có liên quan tổ chức giải thích thật cụ thể những cam kết với WTO trong lĩnh vực xây dựng nói riêng và các lĩnh vực, ngành nghề khác có liên quan, lộ trình thực hiện các cam kết, cắt giảm thuế,... và giúp doanh nghiệp kịp thời đề ra các biện pháp ứng phó. Đối với các cơ quan nhà nước, điều quan trọng là nâng cao nhận thức về vị trí, vai trị của các hội, hiệp hội, tơn trọng và lắng nghe ý kiến xây dựng của họ. Luật về Hội cần sớm được ban hành. Các cơ quan chức năng cần tạo thói quen nghe ý kiến của hội, hiệp hội - có thể có những ý kiến “trái tai”, nhưng đó là những ý kiến xuất phát từ thực tiễn cuộc sống, đầy tinh thần xây dựng vì lợi ích chung của nền kinh tế. Các cuộc hội thảo lấy ý kiến đóng góp vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật cần được thực hiện có thực chất hơn; những ý kiến chưa nhất trí cần được đối thoại thẳng thắn; những ý kiến đúng đắn cần được tiếp thu nghiêm túc.

Kết luận

Tồn cầu hố và hội nhập kinh tế quốc tế đang là một xu thế tất yếu đối với mọi quốc gia trên thế giới. Để chủ động tham gia tiến trình này, nền kinh tế quốc dân nói chung, từng ngành, từng địa phương nói riêng và đặc biệt là các doanh nghiệp phải ln chuyển mình, tìm ra hướng đi thích hợp để có thể đứng vững trên thị trường trong nước và quốc tế. Trong đó, sức cạnh tranh của doanh nghiệp là yếu tố sống

còn, quyết định sự phát triển bền vững khơng chỉ của từng doanh nghiệp mà cịn của cả nền kinh tế quốc dân.

Qua việc tìm hiểu thực tế hoạt động của các doanh nghiệp tư vấn xây dựng, cụ thể của Công ty cổ phần Vinashin – tư vấn đầu tư xây dựng và nghiên cứu khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường tư vấn xây dựng cơng trình, đề tài “Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần Vinashin - tư vấn đầu tư xây dựng” đã đạt được những kết quả sau:

1. Đề tài đã hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh và cạnh tranh của doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập.

2. Đề tài khái quát và phân tích những vấn đề chung về thị trường tư vấn xây dựng Việt Nam hiện nay.

3. Đề tài đã phân tích được khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp tư vấn xây dựng và những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp tư vấn xây dựng.

4. Trên cơ sở lý luận chung đề tài tập trung phân tích và đánh giá khả năng cạnh tranh về thực tiễn trong lĩnh vực tư vấn xây dựng của công ty Công ty cổ phần Vinashin – Tư vấn đầu tư xây dựng, từ đó rút ra những vấn đề tồn tại cần khắc phục.

5. Đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần Vinashin – Tư vấn đầu tư xây dựng về các mặt: phát huy và tăng cường thực lực, nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu.

6. Kiến nghị các nhóm giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế của Công ty cổ phần Vinashin – Tư vấn đầu tư xây dựng và là cơ sở để tham khảo đối với các doanh nghiệp tư vấn xây dựng khác.

Bên cạnh những kết quả đạt được, xin kiến nghị hoàn thiện lại tên gọi của doanh nghiệp cho phù hợp với Luật doanh nghiệp mới sửa đổi bổ sung cuối năm 2007: “Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư xây dựng – Tập đoàn kinh tế Vinashin”

Với những vấn đề được cập nhật trong thời gian này, hy vọng góp một phần nào đó để làm rõ thêm tính cạnh tranh trong lĩnh vực tư vấn xây dựng và đưa ra một số

giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp tư vấn xây

Một phần của tài liệu Thực trạng khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần vinashin – tư vấn đầu tư xây dựng (Trang 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)