Xây dựng chiến lược cạnh tranh

Một phần của tài liệu Thực trạng khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần vinashin – tư vấn đầu tư xây dựng (Trang 104 - 109)

Chương 2 Thực trạng khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần Vinashin

3.2.1. Nhóm giải pháp chiến lược chung

3.2.1.3. Xây dựng chiến lược cạnh tranh

a. Thực hiện phân đoạn thị trường.

Với chiến lược này, cần phân chia thị trường tư vấn xây dựng theo vùng lãnh thổ, theo chuyên ngành xây dựng, theo chuyên ngành kinh tế, theo nguồn vốn của chủ đầu tư... để tìm ra cơng cụ cạnh tranh hiệu quả nhất trên mỗi đoạn thị trường, từ đó

đưa ra chiến lược cạnh tranh hợp lý như nội dung được kiến nghị tổng hợp trong các bảng sau:

Bảng 3.1: Phân đoạn thị trường theo đặc điểm địa giới thị trường xây dựng.

Thị trường xây dựng trong nước Thị trường XD nước ngoài

Đồng bằng Miền núi Đô thị

Nhận xét

Số lượng cơng trình cần xây dựng nhiều, nhiều cơng trình có quy mơ lớn, có u cầu kỹ, mỹ thuật cao, dễ thu thập dữ liệu, có nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh Chiến lược: - Chất lượng: Tốt - Tiến độ: Nhanh Nhận xét Số lượng cơng trình cần xây dựng ít, có u cầu kỹ, mỹ thuật vừa phải trừ các cơng trình có liên quan đến sạt lở đất và lũ quét, khó khăn trong việc thu thập dữ liệu , thường ít đối thủ cạnh tranh hơn. Chiến lược: - Chất lượng: Đạt - Tiến độ: Kịp thời Nhận xét Nhiều cơng trình có quy mơ lớn, có yêu cầu kỹ, mỹ thuật cao, có nhiều yêu cầu ràng buộc, có nhiều đối thủ cạnh tranh. Chiến lược: - Chất lượng: Tốt - Tiến độ: Kịp thời Nhận xét Địa điểm xa xơi, khó khăn khó nắm bắt, thu thập các thông tin, điều kiện ràng buộc

Chiến lược:

- Chất lượng: Tốt - Tiến độ: Nhanh

Bảng 3.2: Phân đoạn thị trường theo lĩnh vực tư vấn xây dựng chun ngành.

dựng dân dụng dựng cơng nghiệp, cơng trình thuỷ dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật Nhận xét: Là thị trường có ít kinh nghiệm, nhiều đối thủ cạnh tranh. Chiến lược: - Chất lượng: tốt - Tiến độ: Nhanh Nhận xét: Là thị trường quen thuộc có nhiều uy tín và kinh nghiệm. Chiến lược: - Chất lượng: Tốt - Tiến độ: Đạt Nhận xét: Là thị trường còn mới mẻ, đặc biệt là về cầu, đường, hầm... Chiến lược: - Chất lượng: Tốt - Tiến độ: Nhanh

Bảng 3.3: Phân đoạn thị trường theo chuyên ngành kinh tế.

Kinh tế nhà nước Kinh tế tư nhân Kinh tế đa sở hữu

Nhận xét:

Là thị trường tương đối ổn định, có nhiều cơ sở về mặt pháp lý, có nhiều đối thủ cạnh tranh. Chiến lược: - Chất lượng: Đảm bảo - Tiến độ: Nhanh Nhận xét: Là thị trường cịn hạn chế về quy mơ, chưa thực sự ổn định về luật pháp nhưng ổn định về kinh tế. Chiến lược: - Chất lượng: Đảm bảo - Tiến độ: Đạt Nhận xét: Là thị trường còn hạn chế về quy mô, chưa thực sự ổn định về kinh tế và luật pháp.

Chiến lược:

- Chất lượng: Đảm bảo - Tiến độ: Đạt

b. Thực hiện chun mơn hố kết hợp với đa dạng hố ngành nghề sản phẩm.

Tập trung hoạt động vào một hoặc vài thị trường chủ yếu đang có sự tăng trưởng cao và duy trì một số ngành nghề để phân tán rủi ro và hỗ trợ sự phát triển chung.

Việc đa doanh, đa dạng hoá ngành nghề sản phẩm là một chiến lược tất yếu trên con đường trở thành một công ty mạnh, có khả năng cạnh tranh trên mọi lĩnh vực thị trường.

Công ty cổ phần Vinashin – Tư vấn đầu tư cần tiếp tục thực hiện phương châm đa doanh, đa dạng hoá sản phẩm, từng bước chuyển đổi tỷ trọng cơ cấu hoạt động

sản xuất kinh doanh, tiến tới đầu tư, nâng cao giá trị sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới. Thúc đẩy hội nhập, tăng cường tiếp cận nền kinh tế tri thức nâng hàm lượng chất xám trong cơ cấu sản phẩm.

Những cơng trình xây dựng có tiêu chuẩn kỹ thuật cao hiện đại là mục tiêu đặt ra cho việc phát triển ngành xây dựng của nước ta hiện nay. Một doanh nghiệp tư vấn xây dựng năng động có nhiều nghề sẽ tạo nên lợi thế về năng lực kỹ thuật và cũng bởi nhiều nghề sẽ giảm thiểu được những chi phí.

Song song với việc củng cố và nâng cao năng lực sản xuất ở các sản phẩm truyền thống, mũi nhọn như: tư vấn xây dựng cơng trình cơng nghiệp, cơng trình thuỷ, trong những năm tới công ty sẽ đầu tư đúng mức để mở rộng sản xuất, tạo nên cơ cấu sản xuất đa ngành, đa sản phẩm như:

- Tư vấn xây dựng các cơng trình nhà cao tầng, cầu đường, cảng, thuỷ điện, khu cơng nghiệp...

- Thi công xây lắp. - Kinh doanh nhà đất.

- Kinh doanh thiết bị, dây chuyền công nghệ trong các nhà máy đóng tàu. - Nghiên cứu các giải pháp thiết kế cho các cơng trình đặc biệt.

Cùng với những nghề truyền thống, việc mở rộng đầu tư đa dạng hoá ngành nghề, sản phẩm sẽ tạo ra sự tăng trưởng nhảy vọt về giá trị sản lượng cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh, làm cho q trình tích tụ tập trung nhanh chóng, để tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh cho những năm tới.

c. Chiến lược duy nhất.

Công ty dựa vào sức mạnh cơng nghệ của mình để đưa ra giải pháp kỹ thuật, công nghệ duy nhất mà chủ đầu tư đang cần để đánh bại đối thủ về yêu cầu kỹ thuật. Để sử dụng chiến lược này công ty cần đưa ra hai phương án sau:

- Đối với các cơng nghệ mà mình đang dẫn đầu, có thể áp dụng chiến lược này như tư vấn xây dựng các cơng trình nhà xưởng cần trục lớn, các cầu trình thuỷ đóng các tàu tải trong lớn, cần tiếp tục nghiên cứu nhằm duy trì lợi thế.

- Đối với các lĩnh vực có trình độ ngang bằng hoặc thua kém đối thủ cần có chiến lược đón đầu các cơng nghệ mới để tạo lợi thế thì mới có thể áp dụng chiến lược duy nhất này.

d. Thực hiện liên doanh, liên kết để tăng sức mạnh.

Trong hoạt động tư vấn, việc liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp để khai thác các mặt mạnh của nhau là rất cần thiết, có hiệu quả cao. Tuy nhiên cần hiểu rằng mối quan hệ liên kết chỉ bền vững và hiệu quả khi hai bên cùng có lợi.

Tăng cường liên doanh, liên kết theo nguyên tắc ưu tiên liên doanh giữa các công ty tư vấn, giữa công ty tư vấn với các công ty thi công xây lắp, với các doanh nghiệp nước ngoài.

Thực tế trong những năm qua, việc liên doanh giữa các doanh nghiệp tư vấn đã diễn ra nhưng vẫn cịn rất ít, chủ yếu vẫn là sự liên doanh giữa một công ty tư vấn xây dựng của Việt Nam với một hoặc hai doanh nghiệp tư vấn nước ngồi là phổ biến. Thơng thường trong những liên doanh này, do lợi thế về mặt tài chính và ở một chừng mực nào đó nên các doanh nghiệp nước ngồi đều là những đơn vị nắm thế chủ động. Việc thiết lập các liên doanh giữa các công ty tư vấn xây dựng cơng trình Việt Nam là việc cần thiết và cấp bách để nâng cao khả năng cạnh tranh, nó khơng những mang lại hiệu quả cho các doanh nghiệp trong nước mà cịn mang lại lợi ích to lớn cho nền kinh tế nước nhà.

Giải pháp được thực hiện như sau:

+ Xây dựng hệ thống thông tin, tăng cường mọi khả năng nghiên cứu và nắm bắt thông tin nhanh nhậy về thị trường trong mọi lĩnh vực để đầu tư nhằm có thơng tin chính xác để đưa ra quyết định kịp thời.

+ Tăng cường liên doanh, liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước, tạo thêm sức mạnh cạnh tranh bình đẳng, tơn trọng lẫn nhau, cả hai cùng có lợi.

e. Chiến lược Marketing và thông tin quảng cáo

Thường xuyên tăng cường quảng cáo, giới thiệu các thành tựu tư vấn đầu tư xây dựng mà công ty đã và đang thực hiện ở các dự án đầu tư xây dựng cơng trình nhằm

làm nổi bật thành tích và bề dầy kinh nghiệm của công ty với ưu thế về chiến lược ấn tượng sản phẩm tốt.

Một phần của tài liệu Thực trạng khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần vinashin – tư vấn đầu tư xây dựng (Trang 104 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)