Thống kê tình hình nộp thuế GTGT của DN NQD

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh khánh hoà (Trang 54 - 62)

Đvt: Lượt CHỈ TIÊU 2009 2010 2011 Số lượt NNT phải nộp tờ khai thuế 42.997 58.527 61.127 Tổng số 42.348 56.306 58.319 % so với tổng số phải nộp 98,49% 96,21% 95,41% Đúng hạn 40.902 53.945 55.540 % so với tổng số phải nộp 95,13% 92,17% 90,86% Nộp chậm 1.437 2.361 2.758 Số lượt NNT đã nộp tờ khai thuế % so với tổng số phải nộp 3,34% 4,03% 4,51% Số lượt NNT không nộp tờ khai thuế 649 2.221 2.808 % so với tổng số phải nộp 1,51% 3,79% 4,59% (Nguồn: Báo cáo tổng hợp Phòng kê khai – kế toán thuế) Bảng 2.8 cho thấy tuy số thuế thu mỗi năm có tăng nhưng việc chấp hành các

quy định về quản lý thuế của ĐTNT ngày càng giảm sút. Số lượng DN tăng lên thì

số lượt phải nộp tờ khai thuế cũng tăng lên, song tỷ lệ tờ khai thuế được nộp đúng hạn lại giảm, cụ thể ở năm 2009 con số này là 95,13%, sang năm 2010 giảm còn

92.17%, đến năm 2011 lại tiếp tục giảm còn 90.86%. Trong khi đó tình hình DN

nộp chậm tờ khai thuế lại tăng mạnh qua các năm, tại thời điểm năm 2009 chỉ có

1.437 trường hợp nộp chậm, sang năm 2010 tăng đột biến lên 2.361 trường hợp, năm 2011 tình hình vi phạm vẫn tiếp tục tăng cao với số lượt tờ khai nộp chậm là

2.758. Số lượt NNT không nộp tờ khai ngày càng nhiều, nếu như vào năm 2009 chỉ

có 649 trường hợp vi phạm thì đến năm 2011 đã tăng đến 2.808 trường hợp.

₪ Về tình trạng doanh nghiệp nộp tờ khai trễ và không nộp tờ khai:

- Một số DN mới thành lập chưa nắm rõ thời gian phải nộp tờ khai thuế.

- Đội ngũ kế toán DN làm việc kém hiệu quả hoặc vì trục trặc của phía DN nên nộp tờ khai trễ hạn.

- Mức xử phạt đối với hành vi nộp tờ khai chậm cũng chưa thể hiện tính răn

đe nên tình trạng nộp trễ vẫn diễn ra nhiều.

Số lượng các DN không nộp tờ khai thuế tăng đáng kể do nhiều nguyên nhân. - Do địa hình tỉnh phức tạp lại thêm biên chế ngành thuế đang thiếu nên việc quản lý các DN hoạt động ở vùng sâu vùng xa gặp nhiều hạn chế, khi DN nghỉ không kinh doanh nữa cũng không gửi thông báo ngừng hoạt động cho CQT địa

phương biết.

- DN do làm ăn thua lỗ dẫn đến phá sản, bỏ trốn khỏi địa phương, không nộp tờ khai. Điều này cho thấy công tác quản lý theo dõi hoạt động của DN tại một số

địa phương chưa được thực hiện tốt, chưa sâu sát, để đến khi DN ngưng hoạt động

bất ngờ, bỏ trốn, mất tích thì việc truy lùng rất khó khăn và tốn nhiều thời gian song kết quả thu được thường rất hạn chế.

₪ Về chất lượng tờ khai:

Nhìn chung các DN kê khai số thuế phải nộp khá nghiêm túc, tuy nhiên có một số

đơn vị chưa khai thuế sát với tình hình thực tế kinh doanh, chủ yếu là các DN xây dựng xăng dầu, sắt thép, dịch vụ ăn uống. Mặc dù đã được cán bộ quản lý đôn đốc, nhắc nhở nhưng việc kê khai doanh số bán cho người mua khơng ghi hố đơn vẫn cịn tồn tại, chưa có nhiều chuyển biến. Các DN xây dựng chưa nộp đầy đủ báo cáo của các hợp đồng xây dựng để tiện theo dõi trong công tác quản lý, dẫn đến chất lượng kê khai

của ngành xây dựng chưa sát với tình hình kinh doanh thực tế. Các DN bán hàng hoá, dịch vụ, đại lý kê khai chưa đúng với tờ khai, dẫn đến số thuế phải nộp và số thuế được khấu trừ chưa đúng với thực tế. Một số DN do sát hạn phải nộp nhưng

chưa thực hiện kê khai xong nên nộp chiếu lệ, bất chấp tính chính xác rồi sau đó lại xin điều chỉnh.

Các nguyên nhân lớn làm cho chất lượng tờ khai chưa cao có thể kể đến như sau:

- DN thiếu hiểu biết, thiếu ý thức chấp hành luật thuế GTGT .Ví dụ như

trường hợp kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hàng hoá được thanh toán qua ngân hàng, theo quy định thì việc thanh tốn phải được thực hiện bằng cách chuyển

tiền từ tài khoản của công ty mua sang công ty bán, nhưng do chưa nắm luật, thiểu hiểu biết hoặc đã biết nhưng cố tình vi phạm mà một số trường hợp chủ DN bán

hàng đã yêu cầu chuyển tiền thanh tốn vào tài khoản cá nhân của mình mà vẫn kê

khai khấu trừ thuế, dẫn đến làm sai tờ khai. Qua đó cho thấy quy trình tự tính thuế, tự khai và tự nộp tuy đề cao được sự chủ động cũng như sự tự chịu trách nhiệm của NNT trong việc kê khai, tính thuế nhưng cũng địi hỏi họ phải nắm vững các quy

định về thuế suất, cách xác định số thuế phải nộp, các hồ sơ, chứng từ cần thiết làm cơ sở để xác định nghĩa vụ thuế như các điều kiện miễn, giảm thuế, hoàn thuế...

- DN cố tình kê khai sai để làm giảm số thuế GTGT đầu ra, tăng số thuế GTGT đầu vào.

- Nền kinh tế nước ta chưa đủ phát triển để khách hàng khi mua hàng hoá đều có ý thức lấy hố đơn, chứng từ để giúp CQT quản lý chặt chẽ doanh thu thực tế của DN.

- Số lượng cán bộ quản lý là rất ít so với số DN hoạt động trên địa bàn, tuy có trình độ nghiệp vụ nhưng kinh nghiệm chưa nhiều để đấu tranh với DN nhằm nâng cao chất lượng tờ khai.

₪ Về công tác ấn định thuế:

Việc quản lý hồ sơ kê khai thuế chỉ có thể quản lý về mặt số lượng và nghĩa vụ nộp thuế, cịn thực sự tình hình sản xuất kinh doanh của DN như thế nào thì cán bộ thuế khó lịng nắm bắt được. Bởi vì việc thu thuế chỉ dựa trên số liệu hồ sơ mà DN kê khai tại CQT, còn số liệu thực tế về doanh thu và chi phí thì rất khó cho cơ quan thuế xác định cụ thể chính xác. Vì vậy khi ấn định thuế đối với DN, CQT cũng gặp một số vấn đề khó khăn, lúng túng trong cơng tác khảo sát, so sánh số thuế phải nộp

còn tạo tâm lý cho các DN không chịu thực hiện chế độ kế toán đầy đủ, cố tình chậm nộp hoặc không nộp tờ khai để được ấn định thuế, gây khó khăn cho CQT trong công tác quản lý.

₪ Đối với việc nộp thuế qua Kho bạc và Ngân hàng:

Nhiều DN ghi sai thơng tin tài khoản, mã loại hình tờ khai, ngày đăng ký hoặc

Ngân hàng thương mại nhầm lẫn về Chi cục Hải quan quản lý khiến cho cơ quan

Kho bạc phải mất thời gian điều chỉnh, có một số trường hợp DN nộp thuế bằng chuyển khoản nhưng các ngân hàng không ghi đúng tên DN hoặc thiếu mã số thuế,

ảnh hưởng đến việc thu nộp và thời gian nộp bị kéo dài ngoài ý muốn làm DN bị

phạt chậm nộp. Hiện tại, công tác triển khai thu thuế qua Ngân hàng (Ngân hàng

Công Thương và Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Khánh Hồ) cịn những vướng mắc cần tháo gỡ, chẳng hạn chứng từ điều chỉnh số thu gửi về KBNN thực hiện cịn lâu, có trường hợp điều chỉnh bị sai dẫn tới KBNN không chấp nhận trả về, vấn đề này đã gây khó khăn cho công tác đối chiếu số thu với công tác quản lý của

CQT. Chương trình kết nối giữa KBNN với CQT đã xảy ra tình trạng có nhiều trường

hợp DN được cấp mã số mới hoặc đã thay đổi thông tin nhưng chưa cập nhật kịp thời

vào chương trình của KBNN nên khi DN đến nộp tiền thuế, nhân viên Kho bạc bắt buộc phải truy cập vào mã số vãng lai hoặc vào mã số của CQT.

₪ Về vấn đề triển khai kê khai thuế qua mạng:

Từ năm 2010 Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa đã là 1 trong 19 Cục Thuế tỉnh, thành phố trong cả nước được Tổng Cục Thuế giao nhiệm vụ triển khai mở rộng Dự án Nộp hồ sơ khai thuế qua Internet, hiện đã có 1.174 DN đăng ký kê khai thuế qua

mạng. Qua quá trình áp dụng cho thấy việc triển khai kê khai thuế qua mạng đem lại nhiều ích lợi cho cả DN và CQT:

- Về phía DN: DN có thể tự kê khai thuế và truyền số liệu để nộp hồ sơ khai thuế hằng tháng mà không phải in tờ khai thuế và không cần phải đến CQT. Tờ khai có thể gửi đến CQT chậm nhất trước 24 giờ ngày cuối cùng của hạn nộp, điều này giúp DN không bị áp lực trễ do hết giờ làm việc, đặc biệt phần mềm kê khai thuế qua mạng còn giúp hạn chế sai sót, lỗi số học mà DN thường mắc phải trong quá

trình kê khai.

- Về phía CQT: Việc khai thuế qua mạng đã giúp cán bộ thuế phát hiện ngay

các trường hợp kê khai không đúng, khơng đủ số thuế phải nộp để có biện pháp chấn

chỉnh, xử lý kịp thời. Kê khai thuế qua mạng cịn giúp giải quyết tình trạng ùn tắc tại bộ phận một cửa, giảm số lượng cán bộ tiếp nhận trực tiếp tờ khai và đọc tờ khai vào hệ thống quản lý thuế. Việc tổ chức lưu trữ, tìm kiếm tờ khai được cải thiện rất nhiều, giảm được cơ sở vật chất và nguồn lực; đồng thời đáp ứng được nhu cầu phục vụ số lượng DN ngày càng tăng trong khi nguồn lực của CQT đến thời điểm này vẫn chưa được bổ sung tương xứng.

Tuy nhiên do thời gian áp dụng chưa lâu nên công tác kê khai thuế qua mạng còn khá nhiều vấn đề phải nói tới:

■ Đối với cơng tác quản lý của CQT còn tồn tại những vấn đề như:

- Phần mềm kê khai chưa bao quát hết các loại tờ khai DN phải nộp như báo cáo tình hình sử dụng ấn chỉ, bảng kê chứng từ..., những báo cáo này DN vẫn phải nộp bằng giấy và mất công đi lại nhiều lần.

- Hệ thống khai thuế qua mạng hoạt động chưa ổn định, chẳng hạn khi DN gửi hồ sơ kê khai qua mạng trên internet thành công kể cả gửi lần 1 & lần 2 nhưng hệ thống nhận dữ liệu mã vạch iHTKK không nhận và báo lỗi, tình trạng bị nghẽn mạng vào những ngày cao điểm (ngày 18- 20 hàng tháng) chưa được khắc phục triệt để.

- Do mới được đưa vào ứng dụng nên phần mềm hỗ trợ kê khai thuế thường

xuyên được nâng cấp để ngày càng hoàn thiện hơn, tuy nhiên việc cập nhật thường được thực hiện sát với thời hạn nộp tờ khai dẫn đến việc có khá nhiều DN do ít cập

nhật thơng tin về thuế nên không biết những thay đổi trong việc kê khai thuế nên vẫn dùng những phần mềm kê khai cũ, không nâng cấp theo phiên bản mới, một số

trường hợp tờ khai theo mẫu cũ không được cập nhật những thay đổi của thông tư mới nên hồ sơ bị trả về, dẫn đến nộp tờ khai trễ.

không nộp tờ khai được hoặc mất dữ liệu.

- Một số DN có vốn đầu tư nước ngồi, một số ngân hàng có chính sách an ninh thông tin hoặc phần mềm diệt vi rút đặc thù nên khó cài đặt phần mềm.

■ Về chính sách, quy định về thuế cịn một số vấn đề cần giải quyết:

- Một số vấn đề thực tế nảy sinh vướng mắc mà những quy định về thuế hiện tại chưa bao quát hết, ví dụ như trường hợp DN đã có 1 mã số thuế và được cấp chứng thư số (chữ ký điện tử) cho mã số thuế đó, tuy nhiên DN được cấp thêm một mã số thuế dùng để kê khai thuế nộp hộ nhà thầu nước ngồi, do vậy khơng thực hiện kê khai nộp thay cho nhà thầu nước ngoài qua mạng được, nếu thực hiện kê khai thuế nhà thầu nước ngồi thì phải cấp thêm một chứng thư số khác, điều này sẽ gây tốn kém cho DN.

2.2.4. Công tác xử lý hồn thuế

Cơng tác hồn thuế được thực hiện theo quy trình do Tổng Cục Thuế ban hành, cụ thể như sau:

Bước 1:

- Phòng Tuyên truyền hỗ trợ tiếp nhận hồ sơ hồn thuế, kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ, vào sổ theo dõi nhận hồ sơ, lập Phiếu hẹn trả kết quả cho DN.

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, khơng đúng thủ tục thì hướng dẫn DN bổ

sung điều

- Chuyển hồ sơ cho bộ phận hồn thuế (phịng Kê khai Kế toán thuế).

Bước 2: Cán bộ phụ trách hoàn thuế phân loại hồ sơ, gồm các trường hợp sau: - Hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau.

- Hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước kiểm tra sau.

Nếu hồ sơ không thuộc diện được hồn thuế thì dự thảo Thơng báo về việc hồn thuế.

Bước 3:

■ Dự thảo Thông báo về việc hoàn thuế Nếu hồ sơ không thuộc truờng hợp

được hồn thuế.

- Phân tích hồ sơ: đối chiếu thông tin, dữ liệu CQT đang quản lý, kiểm tra chỉ tiêu thuế đề nghị hoàn, thuế được khấu trừ, thuế suất, chứng từ thanh toán…

- Xác nhận tình trạng nợ thuế, tạm dừng hồn nếu cịn nợ thuế nhưng không đề nghị bù trừ.

- Đối với số thuế chưa đủ điều kiện hồn: thơng báo giải trình bổ sung thơng tin, tài liệu. Nếu DN khơng giải trình hoặc giải trình nhưng khơng được: chuyển hồ

sơ đến Phòng kiểm tra, bộ phận Thẩm định.

■ Đối với hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau:

- Kiểm tra hồ sơ, xác định nợ thuế để làm căn cứ bù trừ thuế cịn nợ.

- Kiểm tra hồn thuế tại trụ sở NNT. Căn cứ kết luận kiểm tra, lập hồ sơ hoàn thuế của CQT, chuyển toàn bộ hồ sơ đến bộ phận Thẩm định.

Bước 4: Hồ sơ được chuyển cho phịng Tổng hợp nghiệp vụ dự tốn để thẩm

định về pháp chế đối với hồ sơ. Bước 5:

- Lãnh đạo CQT phê duyệt rồi chuyển cho Phòng Tuyên truyền hỗ trợ để trả

kết quả cho DN.

- Phòng Kê khai Kế toán thuế chuyển lệnh hoàn trả cho KBNN, hạch tốn hồn trả hoặc thu nợ và lưu trữ hồ sơ.

Sơ đồ 2.5: Quy trình hồn thuế

Kết quả cơng tác hồn thuế từ năm 2009 đến 2011 được thể hiện qua bảng 2.9 sau:

2. Kiểm tra thủ tục và phân loại 1.Tiếp nhận hồ sơ

Hồ sơ hoàn trước kiểm tra sau

Dự thảo Thơng báo về việc hồn thuế

Hồ sơ kiểm tra

trước hồn sau

3. Phân tích đối chiếu số liệu, nhận xét hồ sơ hoàn thuế,

đề nghị hoàn thuế

3. Kiểm tra hồ sơ tại CQT, tại trụ sở NNT

3. Dự thảo lệnh hồn thuế. Thơng báo về việc hồn thuế

4. Thẩm định lệnh hồn thuế

5. Phê duyệt lệnh hồn/Thơng báo về việc hồn thuế; Gửi trả lệnh/ Thơng báo;

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh khánh hoà (Trang 54 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)