Kết quả công tác kiểm tra sau hoàn thuế đối với DN NQD

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh khánh hoà (Trang 71 - 74)

Năm

Tổng số hồ sơ đã hoàn năm trước phải kiểm tra năm nay theo chỉ

đạo của Tổng Cục thuế

Số hồ sơ kiểm tra Tỷ lệ hoàn thành Số tiền thuế thu hồi (triệu đồng) Số DN Số hồ sơ 2010 62 163 69 42,33% 2.444 2011 42 102 104 101,96% 4.645

(Nguồn: Báo cáo công tác kiểm tra thuế 2010, 2011 - Phòng Kiểm tra 2) Bảng 2.12 tổng hợp về kết quả kiểm tra sau hoàn thuế, năm 2010 có tỷ lệ hồn thành kế hoạch thấp là do số lượng hồ sơ nhiều trong khi nguồn nhân lực hạn chế, song tình hình này đã được khắc phục trong năm 2011 với việc hoàn thành vượt

mức kế hoạch đề ra, mức thuế thu hồi thấp chứng tỏ công tác kiểm tra hồ sơ của bộ phận chuyên trách hoàn thuế đã được thực hiện khá tốt, vì chỉ qua số liệu kiểm tra

tại CQT cũng khó cho cán bộ thuế có thể đảm bảo hồn thuế chính xác, việc kiểm tra sau hồn thuế có phát hiện thuế hoàn sai, phải truy thu cũng chứng tỏ sự cần thiết của công tác kiểm tra, đảm bảo chống thất thu thuế một cách tối đa nhất.

Nhìn chung cơng tác kiểm tra đã được Cục Thuế Khánh Hòa triển khai khá tốt,

đảm bảo thực hiện chỉ tiêu đề ra, cơng tác phân tích chọn lựa đối tượng rủi ro để

kiểm tra tại trụ sở CQT đã xác định đúng đối tượng có vi phạm pháp luật thuế và cung cấp tương đối đầy đủ thông tin phục vụ hiệu quả khi tiến hành kiểm tra tại trụ sở NNT, kiểm tra hoàn thuế thực hiện đúng tiến độ, ngăn chặn thất thu thuế. Song cũng cịn một số khó khăn làm hạn chế hiệu quả kiểm tra cần sớm được khắc phục,

đó là:

- Trong khi số lượng chỉ tiêu kiểm tra giao quá cao làm cho khối lượng hồ sơ chứng từ sổ sách kiểm tra rất lớn, nhiều DN quy mơ nhỏ khơng có bộ máy kế tốn hồn chỉnh, chủ yếu là thuê bán thời gian nên thực hiện sổ sách kế toán tại cịn nhiều sai sót. Trong khi đó nguồn nhân lực của bộ phận kiểm tra còn thiếu, bộ phận kiểm tra ngoài nhiệm vụ chính là kiểm tra DN còn kiêm thêm một số công việc

thu, đôn đốc nợ… nên để có thể thực hiện được chỉ tiêu đề ra một số đơn vị phải

thành lập các đồn kiểm tra chỉ gồm 2 cơng chức, bên cạnh đó trình độ cơng chức

khơng đồng đều, dẫn đến hai khó khăn cùng lúc cho công tác kiểm tra, đó là vừa không đủ nhân lực lại bị áp lực về thời gian phải hoàn thành kiểm tra nên dễ dẫn đến hiệu quả kiểm tra không cao.

- Nhiều vướng mắc về chính sách phát sinh qua kiểm tra nhưng không được cấp trên hướng dẫn kịp thời nên dẫn đến việc không đảm bảo về thời gian theo quy

định để hoàn thành một cuộc kiểm tra là phổ biến.

- Nhận thức của DN về việc kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở CQT như thơng báo giải trình, bổ sung điều chỉnh...chưa đúng, do vậy việc cung cấp tài liệu thông

tin thường chậm trễ và thường gởi kèm các văn bản yêu cầu dời lại ngày cung cấp

giải trình, dẫn đến ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả công tác kiểm tra.

2.2.6. Công tác thanh tra thuế

Thanh tra thuế có 2 hình thức:

- Thanh tra theo chương trình kế hoạch đã được phê duyệt.

- Thanh tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế; Giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc theo yêu cầu của thủ trưởng CQT các cấp hoặc Bộ trưởng Bộ tài chính.

Cơng tác thanh tra được tiến hành theo quy trình do Tổng Cục Thuế ban hành,

nội dung quy trình cục thể như sau:

Bước 1: Thu thập, khai thác thơng tin dữ liệu về NNT. Đánh giá, phân tích để

lựa chọn đối tượng lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra.

Bước 2: Trình lãnh đạo CQT ký duyệt kế hoạch thanh tra năm. Bước 3: Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch thanh tra.

Bước 4: Chuẩn bị thanh tra.

Bước 5: Công bố Quyết định thanh tra thuế.

Bước 6: Phân công công việc và lập nhật ký thanh tra thuế.

Bước 7: Thực hiện thanh tra theo các nội dung trong Quyết định thanh tra. Bước 8: Thay đổi, bổ sung nội dung thanh tra hoặc gia hạn thời gian thanh tra.

(nếu cần thiết)

Bước 9: Lập Biên bản thanh tra thuế.

Bước 10: Công bố công khai Biên bản thanh tra.

Bước 11: Báo cáo kết quả thanh tra; dự thảo kết luận thanh tra; dự thảo Quyết định xử lý truy thu thuế; dự thảo Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế

trình Thủ trưởng Cơ quan Thuế.

Bước 12: Thủ trưởng Cơ quan Thuế ký kết luận thanh tra; Quyết định xử lý

truy thu thuế; Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế.

Bước 13: Giao kết luận thanh tra; Quyết định xử lý truy thu thuế; Quyết định

xử phạt vi phạm hành chính về thuế cho người nộp thuế (giao trực tiếp hoặc bằng

thư bảo đảm có hồi báo).

Bước 14: Nhập các tài liệu nêu trên vào hệ thống cơ sở dữ liệu hỗ trợ thanh tra thuế

của ngành.

@ Đánh giá công tác thanh tra thuế đối với DN ngoài quốc doanh tại Khánh Hoà 2

năm 2010- 2011

Hằng năm, Phòng Thanh tra đều xây dựng kế hoạch thanh tra trình lãnh đạo Cục Thuế phê duyệt và chỉ đạo các Chi cục Thuế tiến hàng thanh tra theo đúng qui định. Đối tượng thanh tra thường là các DN lớn, có nhiều chi nhánh, các DN

báo cáo lỗ nhiều năm liên tục, DN nhiều năm kê khai thuế GTGT âm, đồng thời còn tiến hành thanh tra các DN mà phòng kiểm tra có đề nghị. Kết quả thanh tra năm

2010 và 2011 như sau:

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh khánh hoà (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)