Công tác quản lý thuế GTGT

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh khánh hoà (Trang 26 - 29)

Bảng 2.17 : Tổng hợp kết quả thực hiện cưỡng chế nợ đối với DN NQD

1.3. Công tác quản lý thuế GTGT

1.3.1. Sự cần thiết của công tác quản lý thuế GTGT

Thuế GTGT là một loại thuế tiến bộ, có vai trò to lớn trong việc huy động

NSNN, nó đảm bảo cho sự tồn tại và phát huy vai trò quản lý của bộ máy nhà nước. Do đó quản lý thuế GTGT là một cơng tác quan trọng cần phải được hồn thiện để

nâng cao hiệu quả, hạn chế thất thu cho ngân sách.

Công tác quản lý thuế GTGT là hoạt động của CQT nhằm mục đích chủ yếu là

đảm bảo nguồn thu thuế GTGT cho NSNN, góp phần phát huy tốt hơn vai trò của

luật thuế GTGT.

1.3.2. Nội dung công tác quản lý thuế GTGT đối với DN NQD

Hiện nay công tác quản lý thu thuế GTGT nói chung và quản lý thuế GTGT

đối với DN NQD nói riêng được thực hiện chủ yếu ở hai cấp là Cục Thuế và Chi

cục thuế với quy trình quản lý khá giống nhau. Trong phạm vi đề tài này em xin trình bày về cơng tác quản lý thu thuế ở cấp Cục Thuế.

Công tác quản lý thuế GTGT đối với DN NQD ở cấp Cục thuế bao gồm các nội dung sau: Đăng ký thuế và cấp mã số thuế, Quản lý hóa đơn chứng từ, Xử lý tờ khai, quyết toán thuế và kiểm tra tờ khai, quyết tốn thuế, Hồn thuế và kiểm tra

Sơ đồ 1.1: Quy trình quản lý thuế GTGT đối với DN NQD

Giải thích quy trình:

- Công tác quản lý thuế bắt đầu từ khi DN đăng ký thuế và CQT cấp mã số thuế.

- Sau khi có mã số thuế DN đăng ký sử dụng hóa đơn tại CQT, cơng tác quản

lý hóa đơn khơng chỉ được thực hiện bởi bộ phận quản lý hóa đơn ấn chỉ mà cịn được tiến hành bởi bộ phận thanh tra, kiểm tra.

- Định kỳ DN nộp tờ khai thuế, quyết toán thuế cho CQT để CQT theo dõi, quản lý tình hình thu nộp thuế. Bộ phận quản lý kê khai có trách nhiệm kiểm tra hồ

sơ khai thuế xem DN có khai trung thực hay không, tùy trường hợp phát hiện sai

phạm mà hồ sơ khai thuế có thể sẽ được chuyển đến cho bộ phận kiểm tra giải quyết.

- Ngoài ra bộ phận thanh tra – kiểm tra cũng độc lập tiến hành các cuộc thanh tra- kiểm tra DN. Trên cơ sở phân tích dữ liệu về DN, cán bộ thuế sẽ tìm ra các DN Có truy thu Có truy thu Thanh tra Kiểm tra Đăng ký thuế, cấp mã số thuế

Quản lý hóa đơn chứng từ

Xử lý tờ khai, quyết toán thuế, quản lý thu

nộp thuế

Xử lý hoàn thuế

Quản lý nợ Quản lý thu nộp thuế

bị truy thu, nộp phạt

thuộc diện có nghi vấn về gian lận, trốn thuế để tiến hành kiểm tra – thanh tra, truy thu số thuế thất thoát và xử phạt các vi phạm.

- Nếu DN thuộc diện được hoàn thuế sẽ gửi hồ sơ đề nghị hoàn thuế đến CQT, tại đây hồ sơ sẽ được kiểm tra trước hoặc sau khi hoàn thuế, nếu trong quá trình kiểm tra mà phát hiện sai phạm lớn thì cũng đưa vào kế hoạch thanh tra.

- Nếu quá thời hạn nộp thuế vào NSNN hoặc quá hạn nộp các khoản thuế bị truy thu, các khoản phạt mà các DN vẫn khơng nộp thì các biện pháp đôn đốc thu

nơ, cưỡng chế nợ sẽ được tiến hành nhằm đảm bảo nguồn thu cho ngân sách. Ngồi

việc đơn đốc các khoản thu và phạt mới phát sinh trong kỳ thì việc thu hồi nợ cịn

được tiến hành trên cơ sở thu nợ đọng của năm trước.

- Ngồi ra trong cơng tác quản lý thuế GTGT cịn có sự tham gia tích cực của công tác Tuyên truyền – hỗ trợ, đặc biệt là bộ phận Một cửa, đây là nơi tiếp nhận hồ

sơ của DN, là nơi giải đáp các thắc mắc của DN trong quá trình thực hiện nghĩa vụ

thuế. Bộ phận tuyên truyền có nhiệm vụ truyền tải các thơng tin mới về chính sách thuế đến DN, nâng cao ý thức trách nhiệm của DN về nghĩa vụ nộp thuế, giúp cho công tác quản lý thuế nói chung được thực hiện dễ dàng hơn.

Như vậy qua tóm tắt sơ lược về quy trình quản lý thuế GTGT đối với DN

NQD ta thấy được công tác quản lý thuế được thực hiện theo mơ hình chức năng, các bộ phận tuy có sự liên kết với nhau nhưng không hẳn là phụ thuộc lẫn nhau, phải có bước này thì mới có bước kia mà tại một số các bộ phận vẫn có hoạt động

độc lập, điều này đảm bảo cho công tác quản lý được hiệu quả hơn, từng bộ phận sẽ

chủ động có kế hoạch hoạt động phù hợp với chức năng và thẩm quyền được phân cơng.

CHUƠNG II: THỰC TRẠNG CƠNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CỤC THUẾ TỈNH KHÁNH HOÀ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh khánh hoà (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)