Điều kiện lao động

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp tư nhân ở việt nam (Trang 25 - 26)

3.3.4.3 .Ph-ơng pháp MBO

1.3.Điều kiện lao động

1. Đặc điểm của thị tr-ờng lao động Việt Nam

1.3.Điều kiện lao động

Điều kiện lao động là tập hợp các yếu tố vệ sinh (vật lý, hoá học, sinh học), tâm sinh lý (trọng l-ợng thể lực, thần kinh, tâm sinh lý), thẩm mỹ (không gian nơi làm việc, màu sắc, âm thanh, bầu khơng khí tập thể…), kinh tế- xã hội (tổ chức, định mức lao động, tiền lương, áp dụng luật pháp lao động, trách nhiệm xã hội…) tại nơi làm việc.

Việc đảm bảo điều kiện lao động cho ng-ời lao động là không chỉ là trách nhiệm của doanh nghiệp (đ-ợc quy định tại ch-ơng XI của Luật lao động và các văn bản h-ớng dẫn áp dụng Luật lao động) mà còn là sự cần thiết để doanh nghiệp có thể tạo tâm lý yên tâm và hăng say cho ng-ời lao động, giúp tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó, thu hút và giữ chân đ-ợc ng-ời lao động, đặc biệt là những ng-ời tài. Vì vậy, việc tìm hiểu để đề ra các giải pháp nhằm cải thiện điều kiện lao động cho ng-ời lao động cũng là một phần quan trọng mà các nhà quản trị nguồn nhân lực cần l-u tâm.

n-ớc ta, điều kiện lao động của ng-ời lao động ch-a đ-ợc đảm bảo và có phần bị đe doạ nghiêm trọng hơn trong giai đoạn cơng nghiệp hố- hiện đại hố phát triển đất

n-ớc, thể hiện ở 2 khía cạnh lớn nhất: điều kiện an tồn- vệ sinh lao động và thời gian làm việc.

Thứ nhất, điều kiện về vệ sinh- an toàn lao động ch-a đ-ợc đảm bảo. D-ới tác động của quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị tr-ờng, các doanh nghiệp buộc phải đổi mới cơng nghệ, máy móc- thiết bị để nâng cao chất l-ợng và khối l-ợng sản phẩm. Nh-ng bên cạnh đó, ng-ời lao động cũng phải đối mặt với nguy cơ mới về an toàn- vệ sinh lao động do nhập khẩu công nghệ cũ thải loại từ các n-ớc trên thế giới, tình trạng sử dụng ngày càng nhiều ngun nhiên vật liệu mới nh- hố chất, phóng xạ… So sánh chỉ tiêu của kết quả điều tra doanh nghiệp do Tổng liên đoàn lao động Việt Nam thực hiện gần đây cho thấy, tại doanh nghiệp liên doanh chỉ tiêu nhiệt độ (độ nóng) khơng có mẫu v-ợt tiêu chuẩn cho phép, trong khi đó ở doanh nghiệp Nhà n-ớc là 72,4% và doanh nghiệp t- nhân là 25% số mẫu v-ợt tiêu chuẩn cho phép. Chỉ tiêu tiếng ồn t-ơng ứng là 13,3%- 36%- 50%, chỉ tiêu rung 4,6%- 10,5%- 50%.9

Đây là những con số nói lên phần nào thực trạng an tồn- vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp. Trong đó, tại các doanh nghiệp Nhà n-ớc và t- nhân ít đầu t- cho cải thiện điều kiện lao động, bộ phận lớn cơng nghệ- máy móc thiết bị lạc hậu đang cần phải có sự nâng cấp, nên điều kiện lao động ở một bộ phận khá lớn nơi làm việc ch-a đảm bảo.

Thứ hai, thời gian làm việc th-ờng bị vi phạm. Thông th-ờng, thời gian làm việc tối đa là 40 giờ/tuần, nh-ng chỉ những ng-ời có hợp đồng lao động bằng văn bản mới thực sự đ-ợc h-ởng quyền lợi này. Thời gian làm việc của những ng-ời làm công không h-ởng theo l-ơng tháng th-ờng bị vi phạm pháp luật nhiều nhất. Trong nhiều doanh nghiệp sản xuất, có những nhân viên khơng có hợp đồng lao động chính thức phải làm việc 12 – 16 giờ/ ngày, thậm chí làm việc kể cả chủ nhật và ngày lễ. Chỉ có khoảng 5% số nhân công làm việc d-ới 32 tiếng một tuần và 42% làm việc trên 48 tiếng/tuần.

Tóm lại, nguồn lao động Việt Nam dồi dào về số l-ợng nh-ng vẫn còn nghèo nàn về chất l-ợng, nên vẫn ch-a đáp ứng đ-ợc hết nhu cầu của nhà tuyển dụng, gây ra tình trạng “nhiều mà ít” trên thị trường lao động. Cung và cầu lao động vẫn ch-a tìm đ-ợc khía cạnh chung để giải quyết bài toán việc làm cho cả lao động giản đơn lẫn nguồn nhân lực cao cấp. Bên cạnh đó, cơ cấu lao động ở còn lạc hậu, điều kiện lao động cịn ch-a đ-ợc đảm bảo nghiêm ngặt- đó là những vấn đề địi hỏi các nhà quản trị nguồn nhân lực thực sự quan tâm và đ-a ra những chính sách thích hợp để khai thác và phát huy hết tiềm năng của đất n-ớc.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp tư nhân ở việt nam (Trang 25 - 26)