Đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị và truyền thông về bệnh lao cho nhân viên y tế (Trang 39 - 42)

CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành trên 3169 NVYT tại bệnh viện Bạch Mai (bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, hộ lý và cán bộ các phòng ban) tại 58 đơn vị Trung tâm/khoa/phòng/ban của Bệnh viện Bạch Mai

2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn

Mục tiêu (1): tất cả NVYT được chẩn đoán và điều trị bệnh lao từ năm

2010 đến năm 2019.

Mục tiêu (2) (3): tất cả NVYT có hợp đồng lao động từ 6 tháng trở lên theo

danh sách của phòng tổ chức cán bộ.

+ Tiêu chuẩn nghi lao phổi:

Người nghi lao phổi khi có các triệu chứng sau:

- Ho kéo dài trên 2 tuần (ho khan, ho đờm, ho ra máu) là triệu chứng nghi lao quan trọng nhất.

Ngồi ra có thể có các triệu chứng sau:

- Gầy sút, kém ăn, mệt mỏi, sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi “trộm” ban đêm, đau ngực, khó thở

Nhóm nguy cơ cao cần chú ý:

- Người nhiễm HIV, tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây, mắc các bệnh mạn tính, nghiện rượu thuốc lá, thuốc lào, sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch kéo dài như Corticoid, hóa chất, điều trị ung thư…

Các trường hợp có bất thường trên X quang phổi: đều cần xem xét phát hiện

+ Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh lao:

Lao phổi:

Chẩn đốn xác định khi có tổn thương trên Xquang phổi nghi lao và một trong 2 tiêu chuẩn sau theo tiêu chuẩn của CTCLQG:

- Có bằng chứng vi khuẩn lao trong bệnh phẩm lâm sàng như đờm, dịch phế quản, dịch dạ dày và các bệnh phẩm khác.

- Khi có các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng nhưng không xác định được vi khuẩn lao, các bác sĩ chuyên khoa xác định chẩn đoán lao.

Phân loại chẩn đốn dựa theo xét nghiệm soi đờm trực tiếp tìm AFB

- Lao phổi AFB (+): có ít nhất 1 mẫu đờm hoặc dịch phế quản, dịch dạ dày có kết quả soi trực tiếp AFB (+).

- Lao phổi AFB (-): khi có ít nhất 2 mẫu đờm AFB (-) và được thực hiện quy trình chẩn đốn lao phổi AFB (-)

Chẩn đoán lao phổi AFB (-) cần thỏa mãn 1 trong 2 điều kiện sau: + Có bằng chứng vi khuẩn lao trong đờm, dịch phế quản, dịch dạ dày bằng phương pháp nuôi cấy hoặc các kỹ thuật mới như Xpert MTB/RIF.

+ Được thầy thuốc chuyên khoa chẩn dựa trên (1) lâm sàng, (2) bất thường nghi lao trên X-quang phổi và (3) thêm 1 trong 2 tiêu chuẩn sau: HIV (+) hoặc không đáp ứng với điều trị kháng sinh phổ rộng.

Lao ngoài phổi:

Dựa vào dấu hiệu, triệu chứng cơ quan ngoài phổi nghi bệnh và sàng lọc xem có lao phổi phối hợp bằng XQ phổi.

Lấy bệnh phẩm từ các vị trí tổn thương để xét nghiệm vi khuẩn: soi trực tiếp, nuôi cấy, Xpert MTB/RIF hoặc xét nghiệm mô bệnh, tế bào học xác định hình ảnh tổn thương lao.

+ Lao hạch: sinh thiết hạch, chọc hút hạch xét nghiệm mô bệnh học, tế bào thấy chất hoại tử bã đậu, tế bào bán liên, tế bào lympho, nang lao; nhuộm

soi trực tiếp tìm thấy AFB; ngồi ra có thể tìm vi khuẩn lao bằng phương pháp nuôi cấy bệnh phẩm chọc hút hạch.

+ Lao màng phổi: Chọc hút dịch khoang màng phổi có màu vàng chanh, dịch tiết, chủ yếu tế bào lympho; nhuộm soi trực tiếp và ni cấy có thể thấy bằng chứng vi khuẩn lao. Sinh thiết màng phổi mù hoặc qua soi màng phổi để lấy bệnh phẩm chẩn đốn vi khuẩn học hoặc mơ bệnh tế bào.

+ Lao xương khớp: dựa vào lâm sàng và các đặc điểm tổn thương trên

Xquang, CT, MRI cột sống, khớp. Nếu có áp xe lạnh, dị mủ xét nghiệm mủ áp xe tìm AFB cho tỷ lệ dương tính cao. Sinh thiết tổ chức cho phép chẩn đốn mơ bệnh tế bào 13.

Lao kháng thuốc:

Dựa vào kết quả kháng sinh đồ hoặc các xét nghiệm chẩn đoán nhanh được WHO chứng thực (Xpert MTB/RIF…):

- Kháng đơn thuốc: Chỉ kháng với duy nhất một thuốc chống lao hàng một khác Rifampicin.

- Kháng nhiều thuốc: Kháng với từ hai thuốc chống lao hàng một trở

lên mà không cùng đồng thời kháng với Isoniazid (H) và Rifampicin (R). - Đa kháng thuốc: Kháng đồng thời với ít nhất hai thuốc chống lao là H và R 13.

Phân loại bệnh nhân lao theo tiền sử điều trị lao:

- Mới: người bệnh chưa bao giờ dùng thuốc chống lao hoặc mới dùng

thuốc chống lao dưới 1 tháng.

- Tái phát: người bệnh đã được điều trị lao và được thầy thuốc xác định

là khỏi bệnh, hay hoàn thành điều trị nay mắc bệnh trở lại với kết quả AFB(+) hoặc có bằng chứng vi khuẩn 13.

+ Tiêu chuẩn chẩn đốn lao tiềm ẩn

Mantoux sau đó được đánh giá kết quả bằng cách đo kết quả kích thước cục sẩn trên da sau 72 giờ. Kết quả được chẩn đoán áp dụng cho NVYT theo tiêu chuẩn của CDC Hoa Kỳ: có phản ứng Mantoux đường kính cục sẩn ≥ 10 mm và khơng có bằng chứng của lao hoạt động 88 .

2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ

Mục tiêu (1):

- Đã có triệu chứng hoặc được chẩn đoán bệnh lao trước khi bắt đầu làm việc tại bệnh viện

- Khơng có bệnh án và/hoặc hồ sơ lưu trữ y tế cơ quan - Khơng rõ chẩn đốn

Mục tiêu (2):

- Không đồng ý tham gia nghiên cứu.

- Không đồng ý làm các xét nghiệm thăm dị chẩn đốn khi kết quả cục sẩn của phản ứng Mantoux ≥ 10 mm.

- Tiền sử đã được chẩn đoán và điều trị lao.

- Khơng khám sức khỏe định kỳ, khơng có hồ sơ sức khỏe lưu trữ, quản lý. - Phụ nữ có thai khơng chụp được phim và làm các thăm dị chẩn đốn.

Mục tiêu (3):

- Khơng đồng ý tham gia nghiên cứu.

- Tham gia không đủ trả lời câu hỏi KAP bệnh lao trước và sau truyền thông.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị và truyền thông về bệnh lao cho nhân viên y tế (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)