Thiết kế nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị và truyền thông về bệnh lao cho nhân viên y tế (Trang 44 - 48)

CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu

Mục tiêu (1): mô tả cắt ngang, tiến cứu phối hợp với hồi cứu:

- Hồi cứu đối với NVYT chẩn đoán lao trước thời điểm nghiên cứu: sử dụng số liệu đã có trên bệnh án lưu trữ, hồ sơ lưu trữ sức khỏe cơ quan.

- Tiến cứu đối với NVYT chẩn đoán lao từ thời điểm nghiên cứu: theo tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ.

Mục tiêu (2): mơ tả cắt ngang có phân tích: xác định tỷ lệ mắc và phân tích yếu tố nguy cơ

Mục tiêu (3): Nghiên cứu can thiệp (dựa trên thiết kế cắt ngang lặp lại), so sánh trước và sau can thiệp.

+ Các bước tiến hành nghiên cứu đối với mục tiêu (1):

Giai đoạn1:

Xây dựng mẫu bệnh án nghiên cứu

Phối hợp với phòng y tế cơ quan: tiến hành khám sàng lọc tất cả NVYT theo lịch khám sức khỏe định kỳ, phát hiện các triệu chứng bệnh lao bao gồm: ho có thể có ho đờm, ho máu, sốt, đau ngực, giảm cân, khó thở, tổn thương XQ phổi, xét nghiệm Mantoux dương tính qua khám sàng lọc định kỳ được tiến hành cùng thời gian, tiền sử chẩn đoán và điều trị bệnh lao.

Đối với các trường hợp hồi cứu điều trị lao tiến hành tìm lại các bệnh án thơng qua mã bệnh (A15-19) tại phịng quản lý hồ sơ bệnh án của bệnh viện, thông tin lưu trữ trong hồ sơ khám sức khỏe hàng năm tại phòng y tế cơ quan và phần mềm lưu trữ quản lý sức khỏe cán bộ trong thời gian nghiên cứu để ghi lại thông tin số ca mắc mới hàng năm, triệu chứng lâm sàng, các xét nghiệm chẩn đoán, điều trị và kết quả điều trị.

Giai đoạn 2:

NVYT được chẩn đoán và điều trị lao trong thời gian nghiên cứu được phỏng vấn các thông tin về: nhân khẩu học, tiền sử bệnh, tiền sử tiêm vacxin BCG và LTA trước đó (hỏi tiền sử tiêm vắc xin và thử phản ứng Mantoux trước đó, kiểm tra sẹo tiêm phịng BCG), tiếp xúc với người bị lao, vị trí và đặc điểm cơng việc, thể lao (lao phổi/ngồi phổi), các dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng bệnh lao (ho ≥ 2 tuần, sốt, ho máu, mất cân, đau ngực, khó thở), kết quả XQ và CT, xét nghiệm vi khuẩn chẩn đoán bệnh, phác đồ điều trị lao và theo dõi trong quá trình điều trị: thời gian và gian đoạn điều trị, tác dụng phụ khi điều trị thuốc lao, kết quả điều trị.

+ Các bước tiến hành nghiên cứu đối với mục tiêu (2) (3):

Giai đoạn 1: Lập kế hoạch, chuẩn bị nhân lực và công cụ nghiên cứu, khảo sát

thông tin điều tra ban đầu:

 Lập kế hoạch, xin chủ trương của Bệnh viện đến phòng Kế hoạch tổng hợp, phòng Y tế cơ quan, các Trung tâm/khoa/phòng ban của Bệnh viện.

 Liên hệ với đầu mối phịng hành chính sau khi có cơng văn chỉ đạo để lên danh sách NVYT đồng ý tham gia thử phản ứng Mantoux và khảo sát KAP.  Xây dựng bộ câu hỏi và hệ thống thu thập số liệu

 Lựa chọn, tập huấn cho NVYT tham gia đề tài:

Tham gia làm phản ứng Mantoux tại Trung tâm/khoa/phòng: nghiên cứu sinh và 1 bác sĩ nội trú tốt nghiệp chuyên nghành Nội tổng hợp, 2 điều dưỡng tại khoa khám bệnh và Trung tâm hô hấp.

Tham gia khảo sát KAP và truyền thông: nghiên cứu sinh, 2 bác sĩ nội trú đã tốt nghiệp chuyên ngành Nội tổng hợp. Thực hiện phát vấn được tập huấn bởi cán bộ y tế tại Trung tâm hô hấp và thầy hướng dẫn.

Nội dung tập huấn: mục đích điều tra, kỹ năng làm việc nhóm, phát vấn, thu thập và phân tích thơng tin, quan sát, ghi chép phiếu phỏng vấn, hướng dẫn khai thác các yếu tố nguy cơ, tiền sử, triệu chứng, chẩn đốn.

 Chuẩn bị phương tiện, cơng cụ cho nghiên cứu: danh sách NVYT tự nguyện đăng ký tham gia được thử phản ứng Mantoux và khảo sát KAP qua phòng y tế cơ quan, thuốc thử phản ứng Mantoux, thước đo sẩn Mantoux, in ấn bản khảo sát KAP và bản câu hỏi thu thập yếu tố nguy cơ đối với LTA, tài liệu truyền thông và phiếu ghi kết quả phản ứng Mantoux.

 Khảo sát bộ câu hỏi KAP bệnh lao ban đầu, tiến hành thử phản ứng Mantoux cho tất cả NVYT tại tất cả khoa phòng đồng ý tham gia nghiên cứu.

 Điều tra cơ bản (trước can thiệp) bao gồm: nghiên cứu định lượng (nghiên cứu cắt ngang) nhằm xác định mục tiêu cần truyền thông thông qua kết quả điều tra ban đầu đánh giá về kiến thức, thái độ, thực hành bệnh lao và kiểm soát nhiễm khuẩn lao, kết quả phản ứng Mantoux cũng như một số yếu tố liên quan đến phịng lây nhiễm lao, từ đó giúp xây dựng nội dung và giải pháp can thiệp truyền thông phù hợp.

Giai đoạn 2:

Triển khai thử phản ứng Mantoux và đánh giá kết quả:

Thử phản ứng Mantoux được tiến hành ngay sau các buổi giao ban Trung tâm/khoa/phòng dựa theo danh sách được tổng hợp đăng ký từ phòng y tế cơ quan. NVYT trước khi tiến hành thử phản ứng được phát vấn phiếu điều tra thông tin nhân khẩu học, yếu tố nguy cơ gây mắc LTA và phiếu chấp thuận tham gia nghiên cứu sau đó được tiến hành thử phản ứng Mantoux (phụ lục III,V). Thuốc thử phản ứng Mantoux sẽ được lấy từ nơi bảo quản ngay trước khi tiến hành thử phản ứng cho từng Trung tâm/khoa/phòng. Sau 72 giờ cán bộ tham gia nghiên cứu đến Trung tâm/khoa/phòng sau buổi giao ban để đọc và điền kết quả vào phiếu kết quả của từng NVYT.

Triển khai can thiệp truyền thông:

Cơ sở xây dựng nội dung và hình thức truyền thơng: do tình trạng q tải bệnh nhân nên NVYT đảm nhiệm nhiều cơng việc và vị trí nên thời gian để tiếp cận truyền thông và thực hiện khảo sát KAP hạn chế. Do vậy được sự cho phép của Ban lãnh đạo cùng với hỗ trợ phịng hành chính của Trung tâm/khoa/phịng: nghiên cứu tiến hành truyền thông bằng phát tài liệu truyền thông và thảo luận nhóm, phân tích các thơng tin tại ngay các Trung tâm/khoa/phịng có NVYT tham gia nghiên cứu để đảm bảo số lượng NVYT tham gia nhiều nhất và không ảnh hưởng đến thời gian làm công tác chun mơn tại bệnh phịng.

Tài liệu thông tin truyền thơng bệnh lao, kiểm sốt nhiễm khuẩn lao: được

cung cấp bởi chương trình “Nghiên cứu Kết thúc bệnh lao tại Bệnh viện Bạch Mai” được biên soạn bởi nhóm hợp tác nghiên cứu các chuyên gia đầu nghành Việt Nam-Nhật Bản.

Cán bộ y tế tham gia truyền thông tiến hành phát vấn tài liệu truyền thơng bệnh lao và kiểm sốt nhiễm khuẩn lao. Sau mỗi buổi truyền thông NVYT được phát và trả lời lại bộ câu hỏi KAP lao và kiểm soát nhiễm khuẩn lao ban đầu. Đánh giá kết quả phản ứng Mantoux và tư vấn đến khám tại bác sỹ chuyên khoa

Hơ hấp đối với NVYT có kết quả dương tính.

Lập kế hoạch theo dõi lao tái hoạt động đối với NVYT có phản ứng Manntoux dương tính

Giai đoạn 3: Đánh giá kết quả can thiệp, theo dõi tiến triển lao hoạt động của các

NVYT mắc LTA, viết báo và hoàn thành luận án:

Thiết kế nghiên cứu sử dụng phương pháp mơ tả cắt ngang có phân tích tỷ lệ NVYT có KAP đúng: nghiên cứu định lượng nhằm đánh giá và so sánh kết quả kiến thức, thái độ, thực hành đúng trước và sau truyền thông bệnh lao và kiểm soát nhiễm khuẩn lao.

Khảo sát theo dõi các trường hợp lao tiềm ẩn từ khi NVYT được thử phản ứng Mantoux thơng qua phối hợp với phịng quản lý sức khỏe bệnh viện và phịng hành chính các Trung tâm/khoa/phịng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị và truyền thông về bệnh lao cho nhân viên y tế (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)