CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4. Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu nghiên cứu
2.4.1. Công cụ thu thập số liệu
+ Công cụ thu thập số liệu với mục tiêu (1):
- Hồ sơ khám sức khỏe định kỳ tại phòng khám sức khỏe y tế cơ quan - Sổ khám và theo dõi bệnh ngoại trú, phim XQ, CT ngực đối với NVYT được chẩn đoán, theo dõi điều trị ngoại trú
- Bệnh án điều trị lao đối với các trường hợp điều trị nội trú
- Bệnh án nghiên cứu lao: thu thập các thông tin về tiền sử, triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đốn và điều trị bệnh lao.
+ Cơng cụ thu thập số liệu đối với mục tiêu (2):
- Bộ câu hỏi để nhận ra yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn lao nghề nghiệp được thiết kế để thu thập các thông tin sau: nhân khẩu học, thời gian làm việc tại Trung tâm/khoa/phịng hiện tại, có làm việc tại Trung tâm/khoa/phịng nguy cơ mắc lao cao không, tiền sử mắc bệnh lao, tiền sử gia đình bị lao, bệnh đồng mắc và tiền sử tiêm vắc xin BCG .
- Thuốc thử phản ứng Mantoux của bệnh viện Bạch Mai: PPD TUBERCULIN MAMALIAN được sản xuất bởi BB-NO Sofia của Bulgaria, hạn dùng đến tháng 3 năm 2019.
Hiện nay phản ứng Mantoux vẫn được chấp thuận bởi WHO cho phép chẩn đoán lao tiềm ẩn tại những nước thu nhập thấp-trung bình và có gánh nặng lao cao. Do vậy nghiên cứu đã tiến hành sử dụng phản ứng Mantoux để chẩn đoán lao tiềm ẩn 93.
+ Công cụ thu thập số liệu đối với mục tiêu (3):
- Bộ câu hỏi KAP được xây dựng trên cơ sở hợp tác nhóm nghiên cứu giữa các chuyên gia đầu nghành hô hấp của Việt Nam- Nhật Bản và được thiết kế để người tham gia nghiên cứu tự trả lời. Các nhà điều tra nghiên cứu xây dựng dựa trên “Hướng dẫn phát triển khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành” của WHO và theo tài liệu được xuất bản. Bộ câu hỏi được thiết kế gồm 53
câu có nhiều lựa chọn hoặc kết thúc đóng và người tham gia nghiên cứu sẽ chọn câu trả lời từ bộ câu trả lời thiết kế trước (Có/khơng; Đúng/sai hoặc Đồng ý/không đồng ý/ không quyết định được) 63. (phụ lục II)
Nội dung chính của bộ cơng cụ bao gồm:
A. Thông tin chung B. Kiến thức về lao
B1. Kiến thức chung về bệnh lao
B2. Kiến thức về lây nhiễm và dự phòng lây nhiễm lao B3. Suy nghĩ về kiểm soát lây nhiễm lao
C. Thực hành trong điều trị lao:
C1. Thực hành dự phòng khi gặp bệnh nhân C2. Thực hành khi giúp bệnh nhân lấy đờm
C3. Thực hành khi gặp bệnh nhân nghi lao hoạt động C4. Thực hành khi điều trị bệnh nhân lao
Bộ câu hỏi được dịch sang tiếng Việt sau đó chuyển sang tiếng Anh để được chuẩn hóa và đã có bài báo quốc tế đăng trên BMC Infectious Diseases 94.