Kiểm tra hàng hóa xuất khẩu

Một phần của tài liệu Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại công ty cổ phần sản xuất thương mại may sài gòn (Trang 27 - 29)

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNGXUẤT KHẨU

1.2. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hóa

1.2.4. Kiểm tra hàng hóa xuất khẩu

Trước khi giao hàng, người xuất khẩu có nghĩa vụ kiểm tra hàng về phẩm chất, số lượng, trọng lượng. Nếu hàng hóa xuất khẩu là động vật, thực vật, hàng thực phẩm thì cịn phải kiểm tra khả năng lây lan bệnh tật (kiểm dịch).

Hệ thống kiểm tra hàng hóa xuất khẩu thực hiện ở hai cấp: - Ở cơ sở

- Ở cửa khẩu

1.Kiểm nghiệm hàng hóa xuất khẩu

Bao gồm việc kiểm tra số lượng, phẩm chất hàng hóa xuất khẩu.

Ở cơ sở việc kiểm nghiệm do KCS kiểm nghiệm

Trong doanh nghiệp, bộ phận KCS kiểm tra số lượng, chất lượng hàng, bộ phận này cùng với thủ trưởng sẽ chịu trách nhiệm về việc kiểm tra này. Để dễ dàng quy trách nhiệm cho nhau lãnh đạo cần phân công một cách cụ thể đến bộ phận KCS để dễ quy trách nhiệm trong trường hợp sai phạm bằng cách ghi tên người kiểm tra lên bao bì hàng hóa.

Ở cửa khẩu do cơ quan giám định hàng hóa xuất khẩu có chức năng tiến hành

như: OMIC(Oversea Merchandise Inspection Company) hoặc SGS (Socierty General Supervision).

2. Kiểm dịch hàng xuất khẩu

Ở cơ sở: Do phòng bảo vệ thực vật hoặc trạm thú y, trung tâm chuẩn đoán kiểm dịch động vật tiến hành.

Ở cửa khẩu: Do phịng bảo vệ thực vật (hành hóa là thực vật) hoặc trạm thú y (hàng hóa là động vật) tiến hành.

Để được giám định, hàng hóa cần phải gửi tới cơ quan giám định: - Đơn xin giám định hàng hóa

- Hợp đồng xuất khẩu và L/C (nếu thanh tốn bằng L/C) Trong đơn có những nội dung chính như sau:

- Tên và địa chỉ của cơ quan xin giám đinh

- Tên hàng, số lượng, số kiện hàng hóa xuất khẩu - Tình trạng hàng hóa nơi đi

- Tên và địa chỉ người nhận, người gửi - Tên phương tiện vận tải

- Yêu cầu giám định - Giấy tờ đính kèm

- Số bản chứng thư xin cấp - Cam kết thanh tốn lệ phí

Cơ quan giám định sẽ căn cứ vào vận đơn và L/C để giám định hàng hóa. Sau khi kiểm tra thực tế về số lượng, bao bì, trọng lượng, ký mã hiệu,người giám định sẽ lấy mẫu kiểm tra chất lượng. Sau khi có kết quả, người xin giám định sẽ được cấp giấy chứng nhận tạm để làm thủ tục hải quan. Sau khi có B/L sẽ được cấp giấy chứng nhận chính thức.

Trong trường hợp hàng hóa chịu sự quy định bắt buộc của nhà nước phải tiến hành kiểm dịch vệ sinh, hun trùng…Thì doanh nghiệp sẽ mời cơ quan hữu quan chứng nhận kiểm dịch, hun trùng…hàng hóa xuất khẩu an tồn lao động liên quan đến

cho người sử dụng thì doanh nghiệp sẽ mời sở lao động thương binh xã hội hoặc bộ lao động thương binh xã hội kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an tồn lao động. Nếu hàng hóa địi hỏi phải khử trùng thì người xuất khẩu phải làm đơn gửi đến công ty khử trùng xin khử trùng. Sau khi hàng hóa được hun trùng, chủ hàng sẽ được cấp giấy chứng nhận hun trùng.

Một phần của tài liệu Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại công ty cổ phần sản xuất thương mại may sài gòn (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)