Đánh giá chung – Kiến nghị

Một phần của tài liệu Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại công ty cổ phần sản xuất thương mại may sài gòn (Trang 80 - 85)

2.2.4 .Chuẩn bị nguồn hàng xuất khẩu

3.4. Đánh giá chung – Kiến nghị

Qua thời gian thực tập thực tế tại công ty tuy thời gian thực tập hạn chế nhưng em có thể thấy được q trình hoạt động của cơng ty Garmex Saigon JS tương đối hiệu quả với quy trình sản xuất. Cơng ty đã cung ứng cho các thị trường lớn như Mỹ, EU, và thị trường Châu Á hàng may mặc có số lượng lớn. Thị trường cũng cũng như các mặt hàng khá đa dạng như áo thun, jacket, quần dài, quần áo thể thao…

Quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại cơng ty tương đối hồn thiện, công ty đã ký kết và quan hệ làm ăn với nhiều đối tác lớn. Đội ngũ nhân viên tương đối nhiều kinh nghiệm trong nghiệp vụ ngoại thương, vận tải và bảo hiểm… Từ đó ln có đơn hàng thường xun làm hàng xuất khẩu. Uy tín của cơng ty cũng dần ngày càng được nâng cao và có vị trí trên thương trường.

Nhìn chung cơng ty đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cũng như chuẩn bị về mọi mặt cho q trình kinh doanh phát triển của cơng ty sau khi Việt Nam đã trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO.

3.4.2. Một số kiến nghị

* Đối với nhà nước

Thực hiện nhanh gọn các thủ tục liên quan tới quản lý XNK và thuế quan, thủ tục HQ. Cần có biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp về vốn thông qua hệ thống ngân hàng. Sử dụng hiệu quả vốn hỗ trợ xuất khẩu, giải quyết khó khăn về vốn lưu động và vốn đầu tư đổi mới trang thiết bị máy móc, áp dụng thành cơng các thành tựu khoa học kỹ thuật.

Cải thiện mơi trường đầu tư, thương mại, hồn thiện hành lang pháp lý, tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu, luật thương mại.

Tìm hiểu lộ trình hội nhập quốc tế, bảo hộ mậu dịch của Việt Nam để thực hiện đúng các quy định, chính sách này và để tận dụng những ưu đãi thếu quan mà các nước đã dành cho Việt Nam.

Nhà nước thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, diễn đàn giao lưu hợp tác kinh tế nhiều hơn với các nước, hỗ trợ doanh nghiệp dệt may trong nước tìm hiểu thị trường và nâng cao hiệu quả hoạt động các tổ chức xúc tiến thương mại, đẩy mạnh hợp tác ký kết với các nước ASEAN.

Tổ chức xắp xếp lại các doanh nghiệp dệt may trên phạm vi cả nước theo phương châm gắn vùng công nghiệp dệt may với các ngành công nghiệp khác.

Cần nghiện cứu, có kế hoạch hỗ trợ đầu tư vào ngành dệt và ngành sản xuất các phụ liệu cho ngành may. Chính phủ cho phép đẩy mạnh nhập khẩu cơng nghệ từ EU đặc biệt công nghệ dệt

* Đối với Hiệp hội Dệt may Việt Nam

Cần tăng cường hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Nỗ lực hỗ trợ như thường xuyên cập nhật tình hình các thị trường, xúc tiến thành lập trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu tại chỗ…

Tập trung trưng bày các loại nguyên phụ liệu mới nhất, trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu giúp cho doanh nghiệp nhanh chóng tìm ngun phụ liệu phù hợp cho sản xuất hàng xuất khẩu.

Tổ chức các diễn đàn về ngành dệt may, thời trang để giới thiệu các khuynh hướng thời trang do doanh nghiệp Việt Nam thiết kế.

* Đối với công ty Garmex Saigon JS

Trong bối cảnh cạnh tranh rất gay gắt như hiện nay, công ty may Garmaex Saigon JS muốn đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu tốt thì sự quan tâm giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi của nhà nước là hết sức cần thiết, song quan trọng hơn

cả là Công ty phải dựa vào nội lực của chính mình. Với những khó khăn cịn tồn tại hiện nay của cơng ty thì việc áp dụng các giải pháp nhằm hồn thiện, giải quyết các khó khăn cần phải được xem xét và triển khai thực hiện ngay. Cụ thể ở đây cơng ty cần:

- Đa dạng hóa các mặt hàng kinh doanh xuất khẩu, tăng cường phát triển mẫu mã sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu tiêu dùng ngành may mặc của người tiêu dùng. - Tích cực, tăng cường đầu tư máy móc trang thiết bị, đổi mới cơng nghệ nhất là công nghệ Dệt để chủ động đáp ứng nguyên phụ liệu cho hàng may mặc xuất khẩu. Nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Nhanh chóng xây dựng và phát triển thương hiệu của cơng ty trên chính sản phẩm mà mình sản xuất từ đó sẽ chiếm được thị phần quan trọng và có vị trí nhất định vững chắc trên thị trường trong cũng như ngoài nước. Đây là vấn đề lâu dài và cực kỳ cần thiết để công ty phát triển bền vững.

- Hoạt động xúc tiến thương mại. Cơng ty thường xun tham gia vào các chương trình như triển lãm, hội chợ thương mại quốc tế và trong nước nhằm quảng bá thương hiệu và sản phẩm của công ty và tìm đối tác làm ăn. Mở rộng thị phần của sản phẩm.

Kết Luận Chương III

Sau quá trình thực tập và tìm hiểu thực tế tại cơng ty, em nhận thấy cơng ty có những điểm mạnh và yếu trong q trình thực hiện hợp đồng. Cơng ty nên có những chính sách để nâng cao hơn nữa nhằm hồn thiện những điểm yếu của cơng ty để quá trình tổ chức và thực hiện hợp đồng xuất khẩu được hoàn thiện hơn nữa. Sau khi hồn thiện những điểm yếu mà cơng ty vướng mắc sẽ giúp công ty đạt được những thành công tiếp theo. Đưa danh tiếng, thương hiệu cũng như sản phẩm của công ty đứng vững và vươn xa ra nhiều thị trường trong và ngồi nước.

KẾT LUẬN

Trong tình hình đất nước vẫn cịn gặp nhiều khó khăn, việc sản xuất kinh doanh có hiệu quả ở từng doanh nghiệp là điều kiện đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của xã hội nói chung, và cho ln cả mỗi doanh nghiệp nói riêng. Ý thức được điều này, Cơng ty đã ln cố gắng tìm hiểu những phương thức kinh doanh tốt nhất để tạo sự tăng trưởng ổn định và liên tục, trước hết là đem về lợi nhuận cho công ty và sau đó là đóng góp cho xã hội.

Các hoạt động kinh doanh của công ty ln đa dạng hình thức, từ hoạt động gia cơng đến nay đã chuyển sang xuất khẩu trực tiếp, điều này tạo lợi thế cho công ty từng bước tiếp cận với các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trên thế giới dễ dàng hơn. Không những vậy mà mặt hàng kinh doanh của công ty cũng phong phú, đa dạng hơn ở nhiều thể loại khác nhau. Song cũng chính từ kinh doanh đa dạng như vậy cũng khiến công ty cần phải cố gắng rất nhiều trong việc đưa ra nhiều chiến lược phát triển riêng cho từng mặt hàng và từng thị trường riêng biệt. Do đó cơng ty phải nỗ lực nhiều lần hơn nữa so với các doanh nghiệp khác.

Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty luôn diễn ra song song với việc nghiên cứu, định hướng đi mới về sản phẩm xuất khẩu, thị trường tiêu thụ và phương thức thanh toán áp dụng để làm sao kim ngạch xuất khẩu của cơng ty được tăng đều qua mỗi năm. Đó là điều mà tồn thể Ban Giám Đốc, Cán bộ, cơng nhân viên tồn cơng ty đã và đang cố gắng thực hiện tốt hơn.

DANH MỤC THAM KHẢO

1. Giáo trình Kỹ Thuật Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu GS.TS VÕ THANH THU. NXB Lao động Xã hội 2006

2. Giáo trình Kỹ Thuật Kinh Doanh Thương Mại Quốc Tế

PGS.TS HÀ THỊ NGỌC OANH, NXB Thống kê.

3. Trang Web:

Hội Dệt may Việt Nam: http://www.vietnamtextile.org.vn Công ty Garmex Saigon JS: http://garmexsaigon-gmc.com Tổng cục thống kê: http://www.gso.gov.vn

Một phần của tài liệu Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại công ty cổ phần sản xuất thương mại may sài gòn (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)